Phối hợp triển khai Đề án “Nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về sơ cấp cứu đến năm 2030”

17/09/2024 | 18:34 PM

 | 

 

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn chủ trì cuộc họp của Bộ Y tế với Trung ương Hội Chữ thập đỏ để đánh giá, góp ý dự thảo và phối hợp triển  khai Đề án “Nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về sơ cấp cứu đến năm 2030”

Chiều ngày 17/9/2024, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Bộ Y tế đã họp với Trung ương Hội Chữ thập đỏ để đánh giá, góp ý dự thảo và phối hợp triển khai Đề án “Nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về sơ cấp cứu đến năm 2030”. Cùng tham dự có đại diện một số Vụ, Cục và Văn phòng Bộ Y tế và một số đơn vị liên quan.

Bs Lê Gia Tiến - Trưởng Ban Chăm sóc sức khoẻ Trung ương hội Chữ thập đỏ trình bày dự thảo Đề án “Nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về sơ cấp cứu đến năm 2030”

Tại cuộc họp, đại diện Trung ương Hội Chữ thập đỏ đã trình bày dự thảo Đề án “Nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về sơ cấp cứu đến năm 2030” trong đó nêu rõ tai nạn, thương tích có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi và chắc chắn không một quốc gia nào trên thế giới có đủ nhân viên y tế tại chỗ để xử lý kịp thời. Khi tai nạn xảy ra, việc sơ cấp cứu ban đầu là vô cùng quan trọng, vì có thể cứu được mạng người nếu nạn nhân ngừng thở, ngừng tim, hoặc vết thương chảy máu quá nhiều, bất tỉnh, hôn mê, say nắng, gãy xương lớn, gãy xương cột sống… hoặc giúp nạn nhân giảm bớt lo sợ, giảm chấn thương tâm lý, giảm mất máu, giảm đau đớn và giảm những biến chứng sau này do được sơ cấp cứu kịp thời và đúng cách.

Việc triển khai Đề án “Nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về sơ cấp cứu đến năm 2030” trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa to lớn, khắc phục căn bản những khó khăn, hạn chế trong quá trình sơ cấp cứu, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân về kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu tại cộng đồng.

Việc thực hiện Đề án xuất phát từ yêu cầu bảo vệ tính mạng và sức khỏe của người dân cũng như sự an toàn của cộng đồng. Theo báo cáo của Bộ Y tế, năm 2023 tại 61 tỉnh, thành phố có 1.106.643 trường hợp tai nạn thương tích ghi nhận tại các cơ sở y tế với tỷ suất là 1.144,8/100.000 người, trong đó có 9.815 trường hợp tử vong chiếm tỷ lệ 0,89%. Tỷ suất tử vong do tai nạn, thương tích ghi nhận tại các cơ sở y tế là 10,15/100.000 người. Nếu ai cũng được học và thực hành kỹ năng sơ cấp cứu thì sẽ giảm thiểu được số ca tử vong do tai nạn.

Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là một trong năm nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu làm gia tăng các hiện tượng thiên tai, thảm họa. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến nguy cơ tử vong và thương tích đối với người dân. Các hoạt động sơ cấp cứu của ngành Y tế sau khi xảy ra tai nạn gặp nhiều khó khăn do thiếu nhân lực được huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản, thiếu trang thiết bị tối thiểu phục vụ hoạt động sơ cấp cứu đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Hệ thống Hội Chữa thập đỏ Việt Nam trong giai đoạn 2021 – 2023 trung bình mỗi năm sơ cấp cứu khoảng 50.000 nạn nhân, giúp họ an toàn trước khi chuyển đến cơ sở y tế, chiếm khoảng 0,5% tổng số nạn nhân tai nạn thương tích trên cả nước.

Từ thực tế này, có thể thấy việc nâng cao năng lực của người dân về hoạt động sơ cấp cứu và triển khai hoạt động sơ cấp cứu dựa vào cộng đồng là vô cùng cần thiết, góp phần bảo vệ tính mạng của người dân khi bị tai nạn, thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn. Đề án được xây dựng với ba mục tiêu căn bản tập trung vào việc nâng cao nhận thức của người dân về hoạt động sơ cấp cứu; đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên chữ thập đỏ đạt chuẩn, đủ khả năng tổ chức các khóa tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu cho người dân và cộng đồng;  phát triển hệ thống các trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ theo chuẩn của Bộ Y tế và thành lập các đội tình nguyên viên sơ cấp ứng cứu kịp thời khi có tai nạn, thương tích xảy ra. Đề án dự kiến sẽ triển khai tại 15 tỉnh với 60 điểm sơ cấp cứu và tổng kinh phí dự kiến là 60 tỷ đồng.

 

 

 

 

Các đại biểu tham dự đã đóng góp nhiều ý kiến về dự thảo Đề án “Nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về sơ cấp cứu đến năm 2030”

 

Các đại biểu tham dự đã đóng góp ý nhiều ý kiến của dự thảo đề án liên quan đến các vấn đề về căn cứ pháp lý, đối tượng được đào tạo và đối tượng được thụ hưởng của đề án. Cùng với đó là sự đứt gãy trong việc kết nối giữa hệ thống cấp cứu ngoại viện, cơ sở sơ cấp cứu với Trung tâm cấp cứu 115. Theo các đại biểu, cần có căn cứ và tiêu chí đánh giá cụ thể để xây dựng hệ thống sơ cấp cứu và số lượng các điểm sơ cấp cứu theo phạm vi của đề án.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu kết luận

Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết Bộ Y tế ủng hộ về mặt chủ trương đối với Đề án “Nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về sơ cấp cứu đến năm 2030” và đề nghị Trung ương Hội Chữ thập đỏ tiếp thu các ý kiến trong cuộc họp hôm nay để hoàn thiện dự thảo đề án. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh soạn thảo văn bản góp ý gửi sang Trung ương Hội Chữ thập đỏ và phối hợp với Hội triển khai thực hiện đề án về mặt chuyên môn.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh được giao thực hiện Đề án về cấp cứu ngoại viện sớm hoàn thành để tiến hành các bước tiếp theo và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong đó lưu ý vấn đề đào tạo nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển mạng lưới. Lồng ghép Đề án cấp cứu ngoại viện với Luật An toàn giao thông để thực hiện được hai nhiệm vụ cùng lúc, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

Giao Vụ Pháp chế và Cục Quản lý Khám, chữa bệnh rà soát lại các chức danh nghề nghiệp được quy định trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi năm 2023, theo đó hai đơn vị tổng hợp lại và giao đầu mối các đơn vị liên quan tới các chức danh mới như tâm lý học lâm sàng, dinh dưỡng lâm sàng… để có đánh giá lại đúng với yêu cầu thực tiễn và Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi năm 2023 và Nghị định 96/2023/NĐ/CP quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh./.

 


Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Ký kết ghi nhớ giữa Bộ Y tế nước CHXHCN Việt Nam và Cục Giám sát Dược phẩm Quốc gia nước CHND Trung Hoa

Thứ Ba, ngày 12/11/2024 11:11

Ngăn các mối nguy mất an toàn thực phẩm đe dọa sức khỏe người dân

Thứ Sáu, ngày 08/11/2024 09:04

Hải Dương: giải bài toán thiếu bác sĩ như thế nào?

Thứ Sáu, ngày 08/11/2024 09:04

Phẫu thuật thành công cho thai phụ Campuchia có khối u xơ 8 kg, thai nhi 2,4 kg

Thứ Sáu, ngày 08/11/2024 09:02

Dự phòng trẻ sinh non tháng

Thứ Sáu, ngày 08/11/2024 09:00

Không được để xảy ra thiếu thuốc phục vụ người dân Đồng Nai

Thứ Sáu, ngày 08/11/2024 08:58

Phục hồi thẩm mỹ cho người bệnh bị khuyết hổng xương do u nang xương hàm

Thứ Sáu, ngày 08/11/2024 08:56

Chẩn đoán và điều trị kịp thời trường hợp xoắn tinh hoàn ở trẻ

Thứ Sáu, ngày 08/11/2024 08:54

Bé sơ sinh chào đời trong bọc ối tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí

Thứ Sáu, ngày 08/11/2024 08:53

Điều trị cho bé trai suy tuyến thượng thận vì tự ý dùng thuốc Đông y tăng cân

Thứ Sáu, ngày 08/11/2024 08:51

Bắc Giang: Ca phẫu thuật cho bé 4 tuổi bị răng mọc lạc chỗ hiếm gặp

Thứ Sáu, ngày 08/11/2024 08:48

Cứu sống người phụ nữ 81 tuổi khỏi khối u bướu giáp khổng lồ sau 30 năm

Thứ Sáu, ngày 08/11/2024 08:44

Người đàn ông được phát hiện mắc uốn ván dù cơ thể không có vết thương

Thứ Sáu, ngày 08/11/2024 08:43

Hà Nội triển khai tiêm miễn phí vắc xin uốn ván- bạch hầu cho trẻ 7 tuổi

Thứ Sáu, ngày 08/11/2024 08:42

Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

Thứ Năm, ngày 31/10/2024 04:26

Hiệu quả của vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu tại Việt Nam

Thứ Hai, ngày 10/11/2024 22:39

Đảng ủy Bộ Y tế triển khai, quán triệt công tác tổ chức đại hội các cấp thuộc Đảng bộ Bộ Y tế

Thứ Hai, ngày 11/11/2024 12:38

Ghép chi thành công 'cứu' cánh tay bị ròng rọc cuốn đứt lìa

Thứ Ba, ngày 12/11/2024 01:40

Cứu sống bệnh nhân bị đâm 3 vết thương lớn vùng ngực

Thứ Ba, ngày 12/11/2024 01:38

Thăm dò ý kiến