Việt Nam trở thành nước dẫn đầu Châu Á – Thái Bình Dương về số người điều trị PrEP năm 2023
27/08/2024 | 13:36 PM
Hội thảo sơ kết giữa kỳ Kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) giai đoạn 2021-2025
Ngày 27/8/2024, tại Ninh Bình, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo sơ kết giữa kỳ Kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) giai đoạn 2021-2025. Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, đại diện Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, các cơ sở điều trị PrEP của 35 tỉnh/thành phố và các tổ chức quốc tế.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết hiện nay, tình hình dịch HIV tại Việt Nam tiếp tục diễn biến phức tạp với số người nhiễm HIV đang có xu hướng trẻ hóa, người nhiễm HIV thuộc nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới đang có dấu hiệu gia tăng. Trong 03 năm trở lại đây, số người nhiễm HIV được phát hiện có xu hướng tăng lên, trong đó gần 60% là nam quan hệ tình dục đồng giới. Lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn tiếp tục là đường lây chính trong lây nhiễm HIV và tỷ lệ này có xu hướng gia tăng.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại hội thảo
Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) là một biện pháp can thiệp giảm lây nhiễm HIV một cách hữu hiệu với hiệu quả giảm nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục lên tới 97% và qua tiêm chích đến 74% nếu tuân thủ điều trị tốt. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi lây truyền HIV do quan hệ hình dục không an toàn là nguyên nhân chính tại Việt Nam.
Kể từ khi chương trình PrEP được thí điểm vào năm 2017, đến nay có 35 tỉnh/thành phố trên cả nước đang cung cấp dịch vụ này. Với sự hỗ trợ từ Quỹ cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ-PEPFAR (U.S. President's Emergency Plan for AIDS Relief) và Dự án Quỹ toàn cầu, Việt Nam đã điều trị PrEP cho 67.000 người nguy cơ cao, trong đó trên 80% là nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Với kết quả này, năm 2023, Việt Nam trở thành nước dẫn đầu Châu Á – Thái Bình Dương về số người điều trị PrEP. Các mô hình cung cấp dịch vụ PrEP được đa dạng, từ cố định tại cơ sở y tế đến lưu động tại các địa bàn, khu vực phù hợp với nhu cầu của quần thể đích. Đặc biệt, PrEP là một minh chứng cho sự tham gia của y tế tư nhân trong việc cung cấp các can thiệp dự phòng trước phơi nhiễm HIV, trong đó có các cơ sở y tế do chính những người cộng đồng MSM thực hiện.
Mặc dù đã đạt được các kết quả nhất định, nhưng Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc duy trì và mở rộng bền vững chương trình PrEP nhằm hướng đến kết thúc bệnh dịch AIDS vào năm 2030.
Phần lớn các dịch vụ cho PrEP, bao gồm thuốc ARV đang do Quỹ toàn cầu và PEPFAR tài trợ. Sự viện trợ này đang có xu hướng giảm mạnh. Trong khi quần thể MSM đang gia tăng mạnh và có xu hướng trẻ hóa. Mức độ bao phủ PrEP còn rất nhỏ và việc tuân thủ duy trì điều PrEP vẫn còn nhiều thách thức.
Nguồn tài chính bền vững cho việc cung cấp PrEP khi nguồn lực quốc tế cắt giảm mạnh và bảo hiểm y tế chưa chi trả cho PrEP đang là thách thức lớn, đòi hỏi có các chính sách tài chính đặc thù để triển khai.
Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị các đại biểu, các báo cáo viên chia sẻ những bài học kinh nghiệm đã đạt được, thảo luận về các vướng mắc cần được khắc phục, các chính sách, giải pháp cần được thực hiện để tiếp tục mở rộng và cung cấp PrEP bền vững góp phần kết thúc bệnh dịch AIDS vào năm 2030. Cùng với đó, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế tổng hợp tất cả các ý kiến của các đại biểu, hoàn thiện kế hoạch triển khai PrEP bền vững trong thời gian tới.
Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) là việc sử dụng thuốc ARV để dự phòng lây nhiễm HIV cho người chưa nhiễm HIV nhưng có hành vi nguy cơ nhiễm HIV cao. PrEP có hiệu quả giảm nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục lên tới 97% và qua tiêm chích đến 74% nếu tuân thủ điều trị tốt. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi quan hệ hình dục không an toàn hiện đang là đường lây truyền HIV chủ yếu tại Việt Nam. Việt Nam là một trong các quốc gia có hệ thống văn bản chính sách thống nhất trong triển khai PrEP, từ Luật Phòng, chống HIV/AIDS sửa đổi năm 2020, Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật đến các văn bản hướng dẫn quốc gia triển khai PrEP được Bộ Y tế ban hành.
Toàn cảnh hội thảo
Kể từ khi chương trình PrEP được thí điểm tại Việt Nam vào năm 2017, trở thành chương trình quốc gia vào năm 2019, đến nay có 35 tỉnh/thành phố trên cả nước đang cung cấp dịch vụ này. Các mô hình cung cấp dịch vụ PrEP được đa dang, gồm mô hình cố định tại cơ sở y tế, mô hình lưu động tại các địa bàn, khu vực phù hợp với nhu cầu của quần thể đích. Trong giai đoạn bị tác động bởi dịch COVID-19, Việt Nam đã triển khai nhiều sáng kiến để hỗ trợ khách hàng không bị gián đoạn dịch vụ điều trị PrEP. Đặc biệt, PrEP là một minh chứng cho sự tham gia của y tế tư nhân trong việc cung cấp các can thiệp dự phòng nhiễm HIV, bao gồm các cơ sở y tế do chính cộng đồng quần thể đích thực hiện
Vào cuối năm 2023, với sự hỗ trợ từ Quỹ cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR) và Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS, Việt Nam có trên 67.000 người có hành vi nguy cơ cao với trên 80% trong số họ thuộc nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới đã sử dụng dịch vụ PrEP. Với kết quả này, năm 2023, Việt Nam trở thành nước dẫn đầu Châu Á – Thái Bình Dương về số người điều trị PrEP (PrEP uptake), đồng thời PrEP được xác định là một can thiệp ưu tiên để hướng tới kết thúc AIDS vào 2030. Bài học thành công, kinh nghiệm, thực hành tốt về triển khai PrEP của Việt Nam đã được báo cáo, chia sẻ với các quốc gia khác trên các diễn đàn Quốc tế./.
Tin liên quan
- Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Cu Ba
- Tăng cường hợp tác về y tế nhân chuyến thăm chính thức của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tới Mông Cổ, Ireland và Pháp
- Tăng cường hợp tác chuyển đổi số trong ngành Y tế
- Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm, động viên bệnh nhân ghép tim - gan tại Bệnh viện Việt Đức
- Chính thức đưa vào hoạt động Bệnh viện Nhi Hà Nội
- Tăng cường hợp tác y tế giữa Việt Nam và Cộng hòa Belarus
- Công đoàn Y tế Việt Nam biểu dương 198 gia đình tiêu biểu và 149 cháu học sinh thành tích cao giai đoạn 2022-2024
Xuất bản thông tin
Tăng cường hợp tác chuyển đổi số trong ngành Y tế
Thứ Năm, ngày 10/10/2024 00:10Nhận lời mời của Viện Tony Blair và Hội Phẫu thuật Hoàng gia Anh, đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc...
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Cu Ba
Thứ Năm, ngày 10/10/2024 09:09Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Cu Ba tại Việt Nam Chiều ngày 10/10/2024, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã tiếp ngài Orlando Hernandez Guillen, Đại...
Tăng cường hợp tác về y tế nhân chuyến thăm chính thức của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tới Mông Cổ, Ireland và Pháp
Thứ Năm, ngày 10/10/2024 07:52Từ ngày 30/9 đến ngày 7/10/2024, Đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam dẫn đầu Đoàn đại biểu Cấp cao cùng một số Lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương thăm chính thức Mông...
Lâm Đồng thông tin chính thức về nguyên nhân sản phụ tử vong sau sinh
Thứ Năm, ngày 10/10/2024 02:02Sau khi đánh giá kỹ lưỡng mọi quy trình, Hội đồng chuyên môn BVĐK tỉnh Lâm Đồng kết luận, sản phụ K’H. (trú xã Tân Thanh, Lâm Hà, Lâm Đồng) tử vong do bị sốc sốt xuất huyết nặng, suy đa phủ tạng...
Thời tiết chuyển mùa, số trẻ em mắc bệnh hô hấp tại TPHCM tăng
Thứ Năm, ngày 10/10/2024 01:58Những tuần gần đây, số trẻ tại TPHCM mắc các bệnh lý hô hấp tăng cao. Dự đoán, số ca mắc sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tiếp theo. Theo hệ thống giám sát ca bệnh viêm hô hấp của...
Một huyện ở Hà Tĩnh ghi nhận 23 trường hợp mắc sởi
Thứ Năm, ngày 10/10/2024 01:54Theo CDC Hà Tĩnh, đến chiều 9/10, trên địa bàn huyện Hương Khê ghi nhận 23 trường hợp mắc sởi, trong đó bệnh nhân có kết quả dương tính với virus sởi đều ở xã Hương Trạch. Ngày 9/10,...
Những tác động tiêu cực của mạng xã hội đối với sức khỏe tâm thần
Thứ Năm, ngày 10/10/2024 01:51Nhân Ngày Sức khỏe tâm thần Thế giới (10/10), mới đây Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng (Trường đại học Y Hà Nội) phối hợp Sáng kiến Z &Alpha tổ chức hội thảo với chủ đề: "Mạng...
Bảo đảm tính thực thi của Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá
Thứ Năm, ngày 10/10/2024 01:45Năm 2024 đánh dấu chặng đường 20 năm Việt Nam phê chuẩn và thực thi Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) của Tổ chức Y tế Thế giới (có hiệu lực từ ngày 17/3/2005). Mục tiêu...