Mô hình tổ chức và nhân sự tại Bộ phận một cửa qua thực tiễn triển khai tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Quảng Ninh
14/08/2024 | 11:17 AM
|
Theo dự thảo Tài liệu hướng dẫn mô hình Bộ phận một cửa theo hướng kết hợp Cung cấp dịch vụ hành chính công của các đơn vị Hành chính trên cùng địa bàn và việc tổ chức thí điểm tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Quảng Ninh, Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ đã tổng kết về mô hình tổ chức và nhân sự tại Bộ phận một cửa qua thực tiễn triển khai tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Quảng Ninh.
Về mô hình, tổ chức Bộ phận một cửa
Việc tổ chức bộ phận một cửa tại địa phương được quy định thống nhất tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP và Nghị định số 107/2021/NĐ-CP. Đến nay, mô hình, tổ chức BPMC đã được áp dụng triển khai tại tất cả các bộ ngành, Ủy ban nhân dân các cấp.
Theo đó tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công là đơn vị hành chính đặc thù thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có con dấu để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Trong đó riêng TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh căn cứ vào tần suất tiếp nhận, tình hình, điều kiện thực tế quyết định số lượng Trung tâm phục vụ hành chính công của thành phố. Tại cấp huyện: Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Tại cấp xã: Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.
Quy định về trách nhiệm của Văn phòng bộ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông tiếp tục được quy định thống nhất tại Nghị định 92/2017/NĐ-CP, Nghị định số 108/2020/NĐ-CP; Thông tư 01/2022/TT-VPCP.
Nghị định 107/2021/NĐ-CP
Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bình Dương là các địa phương có mức độ phát triển kinh tế xã hội cao, dân số đông, mật độ dân số lớn, số lượng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn rất lớn. Đây cũng là những tỉnh, thành phố có số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, xã tương đối nhiều trong cả nước. Tại 04 địa phương triển khai thí điểm đều đã thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, tuy nhiên về mô hình tổ chức có nhiều điểm khác nhau, trong đó Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Bình Dương triển khai mô hình cơ chế một cửa theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP, Quảng Ninh thực hiện mô hình riêng theo Quyết định thí điểm của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:
- Mặc dù Nghị định số 61/2018/NĐ-CP cho phép Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tự quyết định số lượng Trung tâm phục vụ hành chính công của thành phố để phù hợp với tần suất tiếp nhận, tình hình, điều kiện thực tế có nhiều đặc thù của 2 địa phương, tuy nhiên hiện nay Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tổ chức các Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của các sở, ngành theo hình thức phân tán, chưa thiết lập Trung tâm phục vụ hành chính công của Thành phố, tại cấp huyện và xã phường tổ chức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP. Năm 2023, TP Thủ Đức thuộc TP Hồ Chí Minh thành lập Trung tâm hành chính công trực thuộc UBND thành phố Thủ Đức là mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh, đây là mô hình mới không được quy định trong Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh, cũng chưa được điều chỉnh tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC và Nghị định số 108/2020/NĐ-CP về cơ quan chuyên môn cấp huyện.
Bình Dương đã kiện toàn và điều chỉnh tổ chức Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh theo mô hình tập trung được quy định tại Nghị định số và vận hành ổn định. Ở cấp huyện, năm 2022, các Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được nâng cấp lên thành Trung tâm phục vụ hành chính công cấp huyện là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, đây là mô hình riêng của địa phương, không quy định trong Nghị định số 61/2018/NĐ-CP; tuy nhiên mô hình đơn vị sự nghiệp này không phù hợp với quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập (chỉ quy định đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện, không quy định đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan chuyên môn cấp huyện).
Quảng Ninh được Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai thí điểm tổ chức thành Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh từ 2015, mô hình này được tiếp tục kéo dài thí điểm và đã tổng kết tháng 3 năm 2024. Tại cấp huyện, 100% các đơn vị cấp huyện của Quảng Ninh thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công cấp huyện trực thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, đây là mô hình riêng của địa phương, không quy định trong Nghị định số 61/2018/NĐ-CP.
Theo quy định tại Nghị định số 107/2021/NĐ-CP, nếu bộ, địa phương không tổ chức mô hình BPMC theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP, bộ, địa phương cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng ý để thực hiện; đồng thời việc thực hiện cần bảo đảm các quy định khác của Chính phủ về tổ chức bộ máy, tổ chức cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện. Theo đó, các mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công tại TP Thủ Đức, mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công cấp huyện của Quảng Ninh, Bình Dương cần được rà soát lại, bảo đảm thực hiện đúng quy định.
Về việc tổ chức nhân sự tại Bộ phận một cửa
Nghị định số 61/2018/NĐ-CP quy định cụ thể về tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền lợi, thời hạn làm việc của công chức, viên chức làm việc tại BPMC; trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cử cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, nhân sự làm việc tại BPMC do cơ quan có thẩm quyền giải quyết cử đến và phải đảm bảo tiêu chuẩn: Đủ tiêu chuẩn chung về phẩm chất theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức, lực lượng vũ trang; Cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại BPMC cấp bộ (bao gồm tổng cục và tương đương, cục), cấp tỉnh, cấp huyện đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên; có thâm niên công tác tối thiểu 03 năm trong ngành, lĩnh vực được phân công và được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ; có phẩm chất, đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao trong thi hành nhiệm vụ được giao; có tác phong, thái độ giao tiếp, cư xử lịch sự, hòa nhã, cởi mở, thân thiện, chuẩn mực, đúng quy chế văn hóa công sở.
Nghị định 107/2021/NĐ-CP đã bổ sung q
Theo báo cáo tại 4 địa phương, việc bố trí nhân sự tại BPMC đã đảm bảo theo quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP: nhân sự tại BPMC đều bảo đảm về trình độ chuyên môn và được bồi dưỡng đào tạo để thực hiện việc hướng dẫn tiếp nhận và giải quyết TTHC.
-
chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức tại BPMC các cấp, các địa phương đều đã triển khai. Tại Hà Nội, cán bộ, công chức BPMC được hưởng các chế độ phụ cấp, trang phục, làm thêm giờ theo quy định; được tham gia các lớp tập huấn do Thành phố và Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức. Tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ cho cán bộ làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp 2.000.000 đồng/người/tháng và trang bị đồng phục hàng năm; cán bộ công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã được hưởng hỗ trợ 400.000 đồng/người/tháng và trang bị đồng phục hàng năm. Tại tỉnh Bình Dương, cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa các cấp được hưởng 2.000.000 đồng/người/tháng, mức hỗ trợ đồng phục là 5.000.000 đồng/người/ năm. Tuy nhiên, tại TP Hồ Chí Minh, các chính sách hỗ trợ cho công chức làm việc tại bộ phận một cửa các cấp trước đây (400.000 đồng/người/tháng) đã chấm dứt kể từ ngày Nghị quyết số 20/2022/NQ-HĐND có hiệu lực thi hành.
Phòng Kiểm soát TTHC
Tin liên quan
- Văn phòng Bộ Y tế tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến về các quy định liên quan đến thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế
- Tỉnh Đắc Lắc thông qua phương án phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính lĩnh vực y tế
- Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai công bố Danh mục 25 thủ tục hành chính lĩnh vực khám chữa bệnh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế
- Phiên họp thứ tám của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế và hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh trên môi trường điện tử và quản lý, vận hành Cổng Dịch vụ công quốc gia
- Kết quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến qua thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và quản lý, vận hành Cổng Dịch vụ công quốc gia thời gian qua
- Kết quả số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và quản lý, vận hành Cổng Dịch vụ công Quốc gia[1]