Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong Hội đồng lương
26/08/2016 | 05:44 AM
Quang cảnh phiên họp Hội đồng lương Quốc gia năm 2016 tại Hải Phòng
- Để có cơ sở tham gia thương lượng và phản biện với các bên trong Hội đồng, hàng năm Tổng Liên đoàn giao cho Viện Công nhân và Công đoàn phối hợp với Ban Chính sách - Pháp luật (năm 2013, 2014) và Ban Quan hệ lao động (năm 2015) để thực hiện các cuộc khảo sát thực tế tại các địa phương thuộc các vùng lương và loại hình doanh nghiệp. Cụ thể:
Từ năm 2013 – 2015, Tổng Liên đoàn tổ chức khảo sát thực tế về tiền lương, thu nhập, bữa ăn ca, chi phí tiêu dùng và mức sống tối thiểu của người lao động, cùng với các căn cứ về chỉ số trượt giá CPI, mức tăng trưởng kinh tế, đời sống của người lao động và khả năng chi trả của doanh nghiệp từ đó đề xuất mức lương tối thiểu vùng cho các năm phù hợp. Kết quả thương lượng năm 2014, mức lương tối thiểu tăng trung bình 15,2% so với năm 2013; năm 2015, mức lương tối thiểu tăng trung bình 14,2% so với năm 2014 và năm 2016 mức lương tối thiểu tăng trung bình 12,4% so với năm 2015, đă góp phần cải thiện đời sống và chính sách an sinh xă hội đối với người lao động. Không chỉ tham gia đề xuất và thương lượng về mức lương tối thiểu vùng hàng năm mà các thành viên Hội đồng đă tham mưu cho Tổng Liên đoàn ban hành các văn bản hướng dẫn các cấp công đoàn phối hợp triển khai thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng khi có Nghị định của Chính phủ. Đồng thời đánh giá tác động đến đời sống việc làm của người lao động, t́nh h́nh sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm cơ sở tính toán và đề xuất mức lương tối thiểu cho năm tiếp theo sát với thực tế.
Một số giải pháp của tổ chức công đoàn trong Hội đồng tiền lương quốc gia
Thứ nhất, tổ chức Công đoàn cần tham gia có hiệu quả các văn bản pháp luật liên quan đến chế độ tiền lương tối thiểu và hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia như: Luật Tiền lương tối thiểu, sửa đổi Bộ luật Lao động khi Việt Nam thực hiện cam kết Hiệp định chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP); góp ý bổ sung, sửa đổi quy chế hoạt động của Hội đồng... Đây là những cơ sở pháp lư quan trọng bảo đảm quyền của công đoàn trong việc tham gia xây dựng chính sách tiền lương tối thiểu vùng có lợi cho người lao động. Trong đó, chú trọng cử cán bộ theo dõi và tiến hành rà soát các văn bản pháp luật có liên quan đến tiền lương tối thiểu, cụ thể hóa các nội dung của Điều 91, trong Bộ luật Lao động, nắm được bản chất, các yếu tố tác động đến tiền lương tối thiểu.
Thứ hai, Công đoàn cần tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò các thành viên Hội đồng thuộc Tổng Liên đoàn, lựa chọn và giới thiệu các thành viên tham gia Hội đồng đảm bảo cơ cấu, có chất lượng tốt, chuẩn bị nhân sự để kịp thời bổ sung, thay thế khi các thành viên nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác. Đồng thời xây dựng quy chế và quy định nguyên tắc hoạt động nội bộ thành viên Hội đồng dưới sự chỉ đạo của Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, để phân công tiếp cận đảm nhiệm công việc hợp lý. Kiện toàn đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn và trách nhiệm từ các ban chuyên đề như Ban Quan hệ lao động, Ban Chính sách, Kinh tế, Xă hội và Thi đua Khen thưởng, Viện Công nhân và Công đoàn, trong việc tham mưu cho các thành viên Hội đồng và Đoàn Chủ tịch đưa ra các phương án đề xuất mức lương tối thiểu vùng phù hợp.
Thứ ba, hàng năm tổ chức Công đoàn cần tiến hành tổ chức khảo sát thực tế, tổng hợp t́nh h́nh thực hiện điều chỉnh tiền lương tối thiểu trong các doanh nghiệp, đánh giá tác động đến việc làm đời sống của người lao động. Trong quy chế Hội đồng Tiền lương quốc gia đă ghi rõ, hàng năm người đứng đầu các bên (trong đó có Công đoàn) phải tổ chức khảo sát độc lập, xây dựng báo cáo và các phương án đề xuất với Hội đồng. Trong báo cáo cần chú trọng đánh giá thực trạng tiền lương, thu nhập, chi phí mức sống tối thiểu của NLĐ; tình h́ình thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng của Chính phủ; những tác động tích cực, tiêu cực hay khó khăn gặp phải trong quá tŕnh thực hiện. Từ đó, căn cứ vào các chỉ tiêu kinh tế - xă hội, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đề xuất phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu phù hợp. Các phương án dự kiến của Tổng Liên đoàn cần được trao đổi, thảo luận, cân nhắc, tự phản biện, đồng thời xin ý kiến chỉ đạo của Thường trực Đoàn Chủ tịch để thống nhất trước khi đưa ra và phải bảo vệ quan điểm của mình đến cùng trước các cuộc họp Hội đồng Tiền lương quốc gia.
Thứ tư, ngay sau khi Chính phủ ban hành mức tiền lương tối thiểu vùng quy định cho các doanh nghiệp thhuộc Tổng Liên đoàn cần có văn bản hướng dẫn kịp thời để tuyên truyền, phổ biến và phối hợp tổ chức thực hiện. Hướng dẫn các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương xây dựng báo cáo tổng hợp về thực hiện và đánh giá tác động phân theo loại hình doanh nghiệp. Đây là cơ sở quan trọng để Tổng Liên đoàn từng bước xây dựng mạng lưới cũng cấp thông tin báo cáo về t́nh h́nh thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu. Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Bởi v́ì khi chính sách lương tối thiểu được ban hành nếu không được tổ chức thực hiện thì sẽ trở nên vô nghĩa, mọi cố gắng của các thành viên Hội đồng đều không mang lại lợi ích cho người lao động. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách tiền lương tối thiểu nhằm phòng ngừa, phát hiện và kiến nghị xử lý vi phạm của người sử dụng lao động trong việc trả lương cho người lao động liên quan đến mức lương tối thiểu vùng như xây dựng, chuyển đổi, thực hiện thang bảng lương theo quy định.
Thứ năm, tổ chức Công đoàn cần tiếp tục đổi mới, nâng cao nhận thức cho cán bộ công đoàn, các cấp về tầm quan trọng của chính sách tiền lương tối thiểu vùng đối với người lao động. Khi người lao động được hưởng mức lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu tối thiểu không những hạn chế được sự trả lương thấp dưới mức tối thiểu, còn đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động. Cán bộ công đoàn các cấp cần xác định rõ đây là một trong những nhiệm vụ của mình, để đưa vào chương trình công tác, xây dựng kế hoạch, bố trí cán bộ, tổ chức tham gia thực hiện có hiệu quả.
Vì vậy, ngoài việc lựa chọn cán bộ có chuyên môn, nắm vững chính sách về tiền lương, lương tối thiểu đảm nhận nhiệm vụ này thì các cấp công đoàn cần phải xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ theo dõi công tác tiền lương trong đó có tiền lương tối thiểu. Các lớp đào tạo, bồi dưỡng cần được tổ chức theo từng nhóm đối tượng cụ thể:
Các thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia, bộ phận kỹ thuật, Tổng Liên đoàn cần tạo điều kiện để họ được tham gia hội thảo, học tập các kinh nghiệm của công đoàn và tổ chức quốc tế về xây dựng văn bản pháp luật, phương pháp xác định mức sống tối thiểu, kỹ năng thương lượng về tiền lương tối thiểu trong quan hệ 3 bên cấp quốc gia.
Cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở đảm nhận công tác này cần tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu như: Quy định về tiền lương, tiền lương tối thiểu trong chương VI của Bộ luật Lao động; Nghị định 49/2013/NĐ – CP về hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương của Bộ luật Lao động; phương pháp kiểm tra, giám sát, báo cáo đánh giá việc thực hiện chính sách tiền lương tối thiểu. Đặc biệt, đối với các công đoàn ngành – nơi có nhiều doanh nghiệp đang trong quá tŕnh chuyển đổi thang, bảng lương từ doanh nghiệp nhà nước sang hệ thống thang, bảng lương theo cơ chế thị trường.
Đối với công đoàn cơ sở, cần tập trung nâng cao năng lực cho cán bộ tham gia xây dựng thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, thưởng, phân phối phúc lợi tại doanh nghiệp. Tăng cường bồi dưỡng, rèn luyện cho cán bộ kỹ năng tổ chức đối thoại, thương lượng tập thể, nghiệp vụ giám sát liên quan đến chính sách tiền lương tối thiểu tại doanh nghiệp, cũng như khả năng tập hợp, phản ánh và giải quyết kịp thời các vướng mắc, mâu thuẫn trong quá trình thực hiện./.
(Nguồn TLĐ)
Tin liên quan
- Chung kết “Đặc nhiệm Blouse trắng 2018”
- Bộ Y tế phát động “Tháng hành động về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới” và tuyên truyền công tác an toàn thực phẩm
- Các cấp công đoàn ngành y tế tiếp tục thực hiện: “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh”
- 374 con em ngành y tế nhận học Học bổng Nguyễn Đức Cảnh Khuyến học - khuyến tài
- Căn bệnh hành chính hóa” hoạt động công đoàn
- Kỷ niệm 128 năm Ngày sinh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 – 20/8/2016): Trao giải thưởng Tôn Đức Thắng lần thứ 16 cho các đoàn viên công đoàn tiêu biểu