Tuần lễ làm mẹ an toàn năm 2024 vận động phụ nữ khám thai, sinh đẻ tại cơ sở y tế

29/09/2024 | 09:51 AM

 | 

 

Tuần lễ Làm mẹ an toàn năm 2024 được tổ chức từ ngày 1/10 đến ngày 7/10/2024 với chủ đề: "Khám thai, sinh đẻ tại cơ sở y tế để an toàn cho mẹ, mạnh khỏe cho con".

Nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe mẹ và bé

Làm mẹ an toàn là một trong các nội dung quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em. Mục tiêu của Làm mẹ an toàn là nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh nhằm giảm tỉ lệ tai biến sản khoa, giảm tử vong mẹ và tử vong sơ sinh. Các nội dung giáo dục về làm mẹ an toàn đã được Tổ chức Y tế thế giới và nhiều nước quan tâm, trở thành nội dung quan trọng của Chiến lược chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em trên toàn cầu.

Tuần lễ làm mẹ an toàn năm 2024 vận động phụ nữ khám thai, sinh đẻ tại cơ sở y tế- Ảnh 2.

Khám thai, sinh đẻ tại cơ sở y tế là an toàn nhất cho mẹ và bé.

Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, đồng thời vận động các cầp chính quyền đoàn thể từ trung ương đến địa phương quan tâm, chi đạo thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em, Bộ Y tế hướng dẫn các địa phương và các Đơn vị liên quan triển khai Tuần lễ Làm mẹ an toàn năm 2024.

Tuần lễ Làm mẹ an toàn năm 2024 được tổ chức từ ngày 1/10 đến ngày 7/10/2024 với chủ đề: "Khám thai, sinh đẻ tại cơ sở y tế để an toàn cho mẹ, mạnh khỏe cho con".

Bộ Y đề nghị Sở Y tế các tinh, thành phố xây dựng kể hoạch, chi đạo tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động của Tuần lễ Làm mẹ an toàn năm 2024 phù hợp với tỉnh hình, đặc điểm của từng địa phương. Kết thúc Tuần lễ Làm mẹ an toàn, đề nghị Sở Y tế các tinh/ thành phố trực thuộc trung ương, các Đơn vị liên quan tiến hành tổng kết và gửi báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Y tế (qua Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em).

Mục tiêu của Tuần lễ Làm mẹ an toàn năm nay là tăng cường khả năng tiếp cận của đồng bào dân tộc thiểu số đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em góp phần giảm sự khác biệt về các chỉ tiêu sức khỏe, dinh dưỡng, tử vong mẹ, tử vong trẻ em giữa các vùng miền, hướng tới đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030.

Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về Làm mẹ an toàn, tập trung vào nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong cộng đồng về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở các vùng khó khăn.

Thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách, người cung cấp dịch vụ và sự quan tâm của cộng đồng nhằm tăng cường sự tham gia của họ vào các hoạt động truyền thông và cung cấp dịch vụ về Làm mẹ an toàn.

Tăng cường các hoạt động cung cấp dịch vụ về Làm mẹ an toàn (chăm sóc trước, trong và sau sinh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh), đặc biệt là cho những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong "Tuần lễ Làm mẹ an toàn": Mỗi trạm y tế xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tổ chức được ít nhất một hoạt động truyền thông về Làm mẹ an toàn; Cung cấp thông tin về Làm mẹ an toàn cho: 100% phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh có mặt tại địa phương; Ít nhất 30% số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của xã; Ít nhất 30% số gia đình, đặc biệt là người chồng của phụ nữ mang thai và sau sinh đang làm ăn, sinh sống tại xã.

Các hoạt động chủ yếu trong tuần lễ Làm mẹ an toàn

Ngành Y tế các cấp ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc triển khai các hoạt động trong Tuần lễ Làm mẹ an toàn phù hợp với điều kiện, chức năng, nhiệm vụ cụ thể và nguồn lực sẵn có của từng địa phương, đơn vị.

Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, Sinh hoạt Câu lạc bộ, Sinh hoạt chuyên đề. Tùy từng điều kiện cụ thể, các đơn vị, địa phương tổ chức các hội nghị, hội thảo, ưu tín các hội nghị, hội thảo ở cấp cơ sở với số người tham gia và hình thức tổ chức phù hợp. Cụ thể như sau:

Các hội nghị, hội thảo tập trung phổ biến về các nội dung: Các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định liên quan đến chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em; Tình hình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em: Các số liệu về tử vong mẹ, tử vong trẻ em vẫn còn cao ở địa phương. Tình trạng đẻ tại nhà, đẻ không được cán bộ y tế hỗ trợ vẫn đặc biệt vùng đồng bào thiểu số. Từ đó làm rõ ý nghĩa và sự cần thiết phải thực hiện Tuần lễ Làm mẹ an toàn. Chia sẻ kinh nghiệm, các mô hình có hiệu quả về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, đặc biệt là bà mẹ và trẻ sau sinh;

Bộ Y tế khuyến khích các địa phương tổ chức Lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn, ưu tiên tổ chức Lễ phát động trên địa bàn cấp cơ sở.

Các dịch vụ liên quan đến Làm mẹ an toàn chủ yếu tập trung vào 3 gói dịch vụ chăm sóc trước sinh Hỗ trợ chăm sóc trong sinh Hỗ trợ chăm sóc sau sinh. Hiện các dịch vụ vẫn được cung cấp thường quy theo chức năng, nhiệm vụ mà chuyên môn của các đơn vị, nhưng trong Tuần lễ Làm mẹ an toàn cần được tăng cường hơn, tiếp cận được nhiều bệnh nhân hơn với hiệu suất và hiệu quả cao hơn.

Yêu cầu đối với các dịch vụ trong Tuần lễ Làm mẹ an toàn (tại các cơ sở): Tập trung giới thiệu, quảng bá rộng rãi hơn về lợi ích của, việc tiếp cận sớm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em như khám thai định kỳ, quản lý thai nghén và giới thiệu chi tiết các cơ sở cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em sẵn có tại địa phương, đơn vị, bao gồm cả các dịch vụ chuyển tiếp, chuyển tuyến... để tăng số lượng bệnh nhân tiếp cận các dịch vụ này...

Nguồn: suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến