Bộ trưởng Bộ Y tế: Minh bạch hoá và chủ động trong truyền thông về phòng, chống dịch COVID-19
24/12/2021 | 00:44 AM



Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, trong đợt dịch COVID-19 thứ 4, ngành y tế phát huy những kinh nghiệm quý báu trong công tác truyền thông phòng chống dịch, đó là minh bạch hóa và chủ động thông tin. Có 6 bài học kinh nghiệm về truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 trong đợt dịch này được đưa ra...
Tận dụng ưu thế của mạng xã hội xây dựng ngân hàng thông tin về phòng chống dịch
Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo, sáng 23/12 GS. TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ, diễn biến phức tạp, khó lường của đợt dịch thứ 4 với biến chủng Delta đã buộc chúng ta phải có những phản ứng mau lẹ, nhanh chóng tìm ra và triển khai những đấu pháp mới để phù hợp với tình hình thực tế với mục tiêu cao nhất là bảo đảm sinh mệnh của người dân.
"Năm 2021 là năm nhiều khó khăn, thử thách, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Ngay từ đầu năm, nhất là sự xuất hiện của biến chủng Delta với tốc độ lây lan nhanh, gây ra đợt dịch lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam.
Với những nỗ lực to lớn, nhất là lực lượng tuyến đầu, sự chung tay của người dân, đợt dịch lần thứ tư đã dần được kiểm soát, cả nước chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19"- Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo: Một trong những đổi mới nổi bật của truyền thông y tế trong đợt dịch thứ 4 là việc tận dụng ưu thế của mạng xã hội xây dựng ngân hàng thông tin Ảnh: Như Ý
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng cho biết, ngành y tế đã đổi mới mạnh mẽ công tác truyền thông để đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân trong bối cảnh chống dịch thay đổi: các bản tin hàng ngày của Ban chỉ đạo, Bộ Y tế, và các bản tin đột xuất đòi hỏi phải liên tục cập nhật, đổi mới về hình thức, nội dung thông tin; các thông điệp, khuyến cáo phòng chống dịch COVID-19 phải đáp ứng kịp thời với những thay đổi về diễn biến dịch, cập nhật kiến thức về biến thể Delta và chuyển đổi chính sách, đường lối chống dịch"- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói và đưa ra dẫn chứng:
Một trong những đổi mới nổi bật của truyền thông y tế trong đợt dịch thứ 4 là việc tận dụng ưu thế của mạng xã hội xây dựng ngân hàng thông tin từ đầu tháng 5 đến hết tháng 10/2021. Do dịch bệnh bùng phát tại nhiều địa phương, các cơ quan báo chí rất khó khăn tiếp cận tâm dịch, các khu điều trị bệnh nhân nặng, khu cách ly tập trung…
Vì vậy, Bộ Y tế đã thành lập những tổ truyền thông trong thành phần của các Bộ phận Thường trực/Tổ công tác của Bộ Y tế hỗ trợ các địa phương chống dịch ngay tại tâm dịch để xây dựng các nội dung truyền thông chính xác, kịp thời, tạo nên ngân hàng thông tin (bao gồm các bài viết, ảnh, video…) cung cấp cho các cơ quan báo chí, truyền thông.
"Gần 2.000 tác phẩm báo chí, phản ánh các nỗ lực của Bộ Y tế, chính quyền và nhân dân các địa phương, các lực lượng y tế trong triển khai chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia. Trung bình mỗi tác phẩm được hơn 10 cơ quan báo chí sử dụng đăng tải/phát sóng"- Bộ trưởng thông tin.
Bộ Y tế cũng thiết lập kho dữ liệu truyền thông Y tế cho đội ngũ làm truyền thông y tế tại các địa phương, bao gồm các hướng dẫn truyền thông và các sản phẩm truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 và tiêm chủng vaccine COVID-19 được sản xuất sẵn bằng nhiều hình thức khác nhau như infographic, video…trên nhiều nền tảng như Viber, Facebook, Zalo…
"Các sản phẩm truyền thông cung cấp các thông điệp, khuyến cáo phòng, chống dịch đơn giản, dễ nhìn, dễ nghe, dễ hiểu và được truy cập, sử dụng miễn phí. Đến đầu tháng 12/2021, kho dữ liệu đã có hơn 1.800 sản phẩm truyền thông"- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin.
Minh bạch hóa và chủ động thông tin về phòng chống dịch
Người đứng đầu ngành Y tế nêu rõ, một trong những hoạt động quan trọng của ngành y tế trong năm 2021 là công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 với việc triển khai Chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 năm 2021-2022 , bắt đầu từ tháng 7/2021.
Việc tiêm chủng loại vaccine mới, được phát triển chưa lâu đòi hỏi ngành y tế phải tiếp cận một cách cẩn trọng, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người dân.
Do vậy truyền thông về tiêm chủng bám sát các xu hướng tâm lý người dân, khuyến cáo người dân chủ động, ủng hộ, tích cực tham gia tiêm chủng vaccine an toàn; cập nhật liên tục thông tin về các vaccine được tiêm chủng tại Việt Nam, hướng dẫn theo dõi sức khỏe và phản ứng sau tiêm chủng; xử lý các khủng hoảng truyền thông và thông tin sai lệch về tiêm chủng vaccine COVID-19.
"Đặc biệt, trong quá trình thực hiện chiến dịch tiêm chủng, hệ thống tuyên giáo đã giữ vai trò quan trọng trong việc thông tin đúng và đủ để nhân dân an tâm phối hợp với chính quyền và ngành Y tế thực hiện tốt mục tiêu bao phủ vaccine cho người dân Việt Nam trong năm 2021"- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Trong đợt dịch thứ 4, ngành Y tế phát huy những kinh nghiệm quý báu trong công tác truyền thông phòng chống dịch COVID-19 năm 2020 đó là minh bạch hóa và chủ động thông tin, phát huy sự vào cuộc của hệ thống chính trị, các cấp ủy đảng, sự thâm nhập và lan tỏa của hệ thống tuyên giáo để truyền thông tới người dân các nội dung phòng, chống dịch thông qua các đoàn thể chính trị-xã hội, các tổ COVID cộng đồng, góp phần vào những thành công chung cuả công tác phòng chống dịch.
Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ, một trong những hoạt động quan trọng của ngành y tế trong năm 2021 là công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 với việc triển khai Chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 năm 2021-2022 từ tháng 7/2021.
"Song song với đó những sự nỗ lực, cố gắng, cống hiến hết mình của nhân viên y tế và các lực lượng tuyến đầu trên mọi miền Tổ quốc; sự chi viện, hỗ trợ của các đơn vị y tế trên toàn quốc đã được thông tin đầy đủ đến người dân và cộng đồng, góp phần cổ vũ, động viên lực lượng này hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao"- Bộ trưởng khẳng định.
6 bài học kinh nghiệm truyền thông phòng chống dịch COVID-19
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, trong công tác truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 của đợt dịch thứ 4, một số bài học kinh nghiệm đã được rút ra, đó là:
Một là, phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo đài trung ương và địa phương tạo dòng chảy thông tin chính thống, minh bạch về phòng chống dịch;
Hai là, việc đổi mới cách thức và nội dung thông tin, chuyển đổi kịp thời, linh hoạt định hướng công tác truyền thông, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, góp phần nâng cao hiệu quả công tác truyền thông phòng, chống dịch của Bộ Y tế.
Ba là, việc xây dựng ngân hàng thông tin cung cấp thông tin đồng thời cho báo chí, đội ngũ truyền thông y tế cơ sở và công chúng rộng rãi theo phương pháp đa nền tảng phát huy được vai trò của các lực lượng và chủ thể truyền thông, giúp nhanh chóng tiếp cận với thông tin chính thống của Ban Chỉ đạo và Bộ Y tế về phòng, chống dịch.
Bốn là, trong các đợt dịch bùng phát mạnh mẽ, việc cử tổ truyền thông tham gia vào Bộ phận thường trực, các tổ công tác của Bộ Y tế đã kịp thời cung cấp các thông tin từ tâm dịch và đạt hiệu quả rất cao trong việc ghi lại các tư liệu quý giá về công tác chống dịch, các nỗ lực của ngành y tế và các lực lượng chống dịch, sự phối hợp của các địa phương, sự chủ động ủng hộ tham gia của nhân dân, kịp thời cung cấp cho các cơ quan báo chí thực hiện truyền thông.
Năm là, truyền thông về các nỗ lực của cán bộ y tế và các lực lượng tuyến đầu đã kịp thời động viên, khích lệ các lực lượng tuyến đầu cống hiến hết mình cho công cuộc chống dịch.
Sáu là, việc triển khai hiệu quả truyền thông về tiêm chủng an toàn vaccine COVID-19 tạo sự an tâm và hưởng ứng của người dân, góp phần thuận lợi cho chiến dịch tiêm chủng bao phủ vaccine cho nhân dân.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Tin liên quan
- Đổi mới chương trình đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội
- Đoàn công tác Bộ Y tế Việt Nam do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên thăm và làm việc với Tập đoàn Pfizer Inc, Hoa Kỳ
- Hội nghị phổ biến Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá
- Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 kỷ niệm 60 năm ngày thành lập
- Đoàn công tác Bộ Y tế do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên dẫn đầu tham dự hội nghị Sinh học quốc tế 2023
- Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đủ điều kiện chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B
- Ngày hội Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khoẻ cộng đồng ở biên giới Lạng Sơn
Xuất bản thông tin
Đoàn công tác Bộ Y tế Việt Nam do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên thăm và làm việc với Tập đoàn Pfizer Inc, Hoa Kỳ
Thứ Bẩy, ngày 10/06/2023 00:41Ngày 08/6/2023, trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị Sinh học Quốc tế tổ chức từ ngày 05/6/2023 đến ngày 08/6/2023 tại Hoa Kỳ, đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y...
Đổi mới chương trình đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội
Thứ Bẩy, ngày 10/06/2023 02:18Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế tiếp tục đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy để công tác đào tạo, giảng dạy đạt chất lượng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu...
Hội nghị phổ biến Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá
Thứ Sáu, ngày 09/06/2023 03:53Ngày 08/6/2023, tại Hà Nội, Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá – Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị phổ biến Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030. GS.TS. Trần...
Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 kỷ niệm 60 năm ngày thành lập
Thứ Tư, ngày 07/06/2023 03:46Ngày 07/6/2023, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập (07/6/1963-07/6/2023). GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế dự và phát biểu tại lễ kỷ niệm.
Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ nguồn máu cho khu vực miền Tây
Thứ Năm, ngày 08/06/2023 01:37Từ tháng 4 đến tháng 5/2023, Trung tâm Truyền máu Bệnh viện Chợ Rẫy đã hỗ trợ cho Cần Thơ 4000 đơn vị máu thành phẩm trước tình trạng thiếu máu ở các bệnh viện miền Tây – Đồng bằng sông Cửu Long....
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 8/6 của Bộ Y tế
Thứ Năm, ngày 08/06/2023 01:35Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.616.702 ca nhiễm, đứng thứ 13/231 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam...
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 7/6 của Bộ Y tế
Thứ Tư, ngày 07/06/2023 02:08Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.616.702 ca nhiễm, đứng thứ 13/231quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng...
TPHCM chỉ đạo khẩn vì ca bệnh tay chân miệng nặng tăng nhanh
Thứ Tư, ngày 07/06/2023 09:08Ngày 6/6, ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM vừa ký văn bản khẩn gửi các sở, ngành, quận, huyện và thành phố Thủ Đức về tăng cường phòng chống bệnh tay chân miệng Theo đó, UBND...
Bệnh viện K phẫu thuật thành công loại bỏ khối ung thư vùng mặt, đường kính hơn 20cm
Thứ Tư, ngày 07/06/2023 08:54“Đó là một trường hợp đặc biệt, để lại cho chúng tôi nhiều câu hỏi vì khối u quá lớn đeo đẳng bệnh nhân mấy năm qua nhưng không tới thăm khám, điều trị. Thấu hiểu rằng, mỗi người bệnh đều có một...
Đoàn công tác Bộ Y tế do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên dẫn đầu tham dự hội nghị Sinh học quốc tế 2023
Thứ Ba, ngày 06/06/2023 14:34Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Y tế, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Y tế Việt Nam tham dự Hội nghị Sinh học quốc tế năm 2023 (BioConvention 2023) tại...
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 6/6 của Bộ Y tếBản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 6/6 của Bộ Y tế
Thứ Ba, ngày 06/06/2023 14:31Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.616.127 ca nhiễm, đứng thứ 13/231 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam...