Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đủ điều kiện chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B
03/06/2023 | 20:20 PM
Chiều 3/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì phiên họp thứ 20 của Ban Chỉ đạo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Ban Chỉ đạo quốc gia thống nhất đánh giá bệnh COVID-19 đã đủ điều kiện đáp ứng các tiêu chí của nhóm bệnh truyễn nhiễm nhóm B theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Cùng tham dự tại điểm cầu trụ sở Chính phủ có các đồng chí: Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an; Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; các thành viên của Ban Chỉ đạo; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.
Phiên họp được kết nối trực tuyến tới điểm cầu trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
7 khuyến nghị của WHO đối với Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ Y tế tại phiên họp, kể từ đầu dịch đến nay, cả nước đã ghi nhận trên 11,5 triệu ca mắc, hơn 10,6 triệu ca khỏi bệnh (92,1%). Số mắc trung bình hàng tháng năm 2021 là 144.000 ca, năm 2022 là 816.000 ca; tỉ lệ tử vong (chết/mắc) năm 2021 là 1,86%, năm 2022 là 0,1%.
Từ đầu năm 2023 đến ngày 29/5/2023, ghi nhận 85.493 ca mắc, trung bình hàng tháng ghi nhận 17.000 ca mắc (giảm 8,5 lần so với 2021, giảm 48 lần so với 2022); cả nước ghi nhận 20 ca tử vong do COVID-19, tỉ lệ tử vong (chết/mắc) giảm mạnh xuống còn 0,02%. Các ca tử vong ghi nhận trong thời gian này đều là những trường hợp có bệnh nền nặng đang điều trị từ trước, phần lớn có tiền sử chưa tiêm đủ mũi vaccine phòng COVID-19.
Từ ngày 23-29/5/2023, số ca nặng giảm 27,4% so với tuần trước, hiện còn 1.898 ca đang theo dõi và điều trị, trong đó có 35 ca bệnh nặng đang được quản lý, điều trị tại bệnh viện các tuyến. Hiện nay tỉ lệ người bệnh COVID-19 nhập viện thấp hơn một số bệnh truyền nhiễm nhóm B và tỉ lệ nặng cũng giảm bằng hoặc thấp hơn một số bệnh truyền nhiễm nhóm B, như sốt xuất huyết, tay chân miệng.
Đến nay, tổng số liều vaccine đã tiêm là hơn 266 triệu. Tỉ lệ tiêm đủ mũi cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên đạt xấp xỉ 100%; tỉ lệ tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên đạt 82,0%; tỉ lệ tiêm mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao đạt 89,3%; tỉ lệ tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi đạt 69,4%; tỉ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đạt 92,5% và 76,6%.
Theo WHO, tính đến ngày 29/5/2023, thế giới đã ghi nhận trên 689 triệu ca mắc, hơn 6,8 triệu ca tử vong. trên thế giới mỗi tuần vẫn ghi nhận hàng triệu ca nhiễm hoặc tái nhiễm, hàng trăm nghìn ca nhiễm phải nhập viện, hàng nghìn người tử vong, ngoài ra ước tính cứ 10 ca nhiễm thì có 1 ca dẫn đến tình trạng hậu COVID-19, vẫn còn nhiều câu hỏi về khả năng xuất hiện các biến thể mới của SARS-CoV-2 có thể gây ra những đợt dịch bùng phát mới.
Ngày 5/5/2023, WHO công bố dịch COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế công cộng gây quan ngại toàn cầu, nhưng đại dịch vẫn chưa kết thúc. WHO khuyến nghị các quốc gia chuyển đổi từ việc đáp ứng khẩn cấp sang quản lý bền vững, lồng ghép với các mối đe dọa khác và mang tính dài hạn.
Về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện thủ tục pháp lý liên quan tới việc công bố hết dịch - Ảnh:VGP/Nhật Bắc
Ngày 6/5/2023, Bộ Y tế đã chủ trì cuộc họp với Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam và các đơn vị liên quan. Tại cuộc họp, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam đã đưa ra 7 khuyến nghị đối với Việt Nam:
1. Không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, tiếp tục duy trì năng lực quốc gia, các thành tựu đã đạt được và chuẩn bị cho những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai, tránh việc có thể bị quá tải hệ thống y tế.
2. Đưa tiêm chủng vaccine COVID-19 vào tiêm chủng quốc gia (tiêm chủng suốt đời), tăng cường việc tiêm các mũi tăng cường, nhất là cho nhóm nguy cơ cao.
3. Tập trung giám sát trọng tâm, trọng điểm để phát hiện sớm các biến thể mới; nâng cao năng lực điều trị để giảm số ca tử vong, giám sát chặt chẽ thay đổi trong mức độ lây truyền, mức độ nặng của ca bệnh.
4. Chuẩn bị sẵn sàng vaccine, các phương tiện chẩn đoán, điều trị, đảm bảo các chuỗi cung ứng về lâu dài và luôn sẵn có.
5. Tiếp tục truyền thông, huy động sự tham gia của cộng đồng.
6. Tiếp tục rà soát, cập nhật kế hoạch đáp ứng quốc gia, sẵn sàng, linh hoạt, nếu cần thiết có thể tái thiết lập các biện pháp y tế công cộng và xã hội, dựa trên tình hình dịch và đánh giá nguy cơ;
7. Tiếp tục các nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vaccine và tìm hiểu các tình trạng liên quan hậu COVID-19, cần giám sát chặt chẽ trong bối cảnh ca nhiễm tăng lên, sẵn sàng nâng cao năng lực chăm sóc đặc biệt để đảm bảo khi số ca tăng lên, hệ thống y tế không bị quá tải.
Thắng lợi của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
Sau khi nghe báo cáo, ý kiến các đại biểu, kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Ban Chỉ đạo quốc gia thống nhất đánh giá bệnh COVID-19 đã đủ điều kiện đáp ứng các tiêu chí của nhóm bệnh truyễn nhiễm nhóm B theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Việc công bố hết dịch theo quy định của pháp luật; thẩm quyền quyết định chuyển bệnh COVID-19 từ nhóm A sang nhóm B thuộc Bộ Y tế.
Nhìn lại 3 năm phòng, chống dịch, Thủ tướng nhấn mạnh, đại dịch COVID-19 gây bất ngờ cho tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam phòng, chống dịch truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A ở quy mô toàn quốc, với rất nhiều khó khăn, thách thức lớn, chưa có tiền lệ và kéo dài suốt từ đầu năm 2020 tới nay.
Tuy nhiên, chúng ta đã thành công trong việc phòng, chống đại dịch COVID-19, đi sau nhưng về trước trong công tác này. Điều này có được nhờ sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự đồng hành, giám sát của Quốc hội, sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, phù hợp tình hình của Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, sự hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế.
"Thắng lợi này là thắng lợi của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam", Thủ tướng nhấn mạnh.
Với cách tiếp cận toàn dân, toàn cầu, chúng ta vừa phòng, chống dịch vừa sơ kết, đúc rút kinh nghiệm; kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa biện pháp hành chính và biện pháp khoa học; tổng kết 3 trụ cột phòng, chống dịch (cách ly, xét nghiệm, điều trị) và công thức phòng, chống dịch "5K+vaccine+thuốc+công nghệ+ý thức của người dân và các biện pháp khác"; thực hiện chiến lược vaccine (gồm Quỹ vaccine, ngoại giao vaccine và tổ chức chiến dịch tiêm chủng vaccine miễn phí lớn nhất trong lịch sử cho người dân).
Nhờ kiểm soát được dịch bệnh, chúng ta đã mở cửa nền kinh tế trong nước vào ngày 11/10/2021, mở cửa với quốc tế từ ngày 15/3/2022 và sau đó tổ chức thành công SEA Games, việc này là phù hợp tình hình, giúp tình hình kinh tế-xã hội phục hồi mạnh trong năm 2022.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng chịu rất nhiều khó khăn, mất mát, hy sinh, đặc biệt là hơn 43.000 người đã chết, trong đó có nhiều người trên tuyến đầu đã hy sinh. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gửi lời chia sẻ, chia buồn sâu sắc tới các gia đình có người chết do đại dịch, đặc biệt là những người tham gia phòng, chống dịch.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đồng thời, Thủ tướng cảm ơn sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng hành của Quốc hội, sự phối hợp của các bộ, ngành, toàn thể nhân dân, các lực lượng tuyến đầu, người Việt Nam ở nước ngoài, cộng đồng quốc tế đã hỗ trợ Việt Nam vượt qua đại dịch, giúp Ban Chỉ đạo quốc gia hoàn thành nhiệm vụ.
Thủ tướng nêu rõ các bài học kinh nghiệm quan trọng, quý báu: Luôn đặt tính mạng, sức khỏe người dân lên trên hết, trước hết; chủ động phòng, chống dịch từ sớm, từ xa, từ cơ sở, sẵn sàng mọi mặt và có phương án, kịch bản ứng phó với mọi tình huống; luôn quan tâm bảo đảm an sinh xã hội, đời sống người dân trong dịch bệnh (đến nay, đã giải ngân 104.000 tỷ đồng hỗ trợ hàng chục triệu người lao động và sử dụng lao động); điều hành với các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, phù hợp, sát thực tiễn; bảo đảm sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các bộ ngành, địa phương theo tinh thần trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt.
Đại dịch cũng một lần nữa khẳng định tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc là tài sản vô giá của dân tộc ta, không phân biệt già trẻ, gái trai, tôn giáo, trong nước, ngoài nước.
Nghiên cứu việc tiêm vaccine COVID-19 trong chương trình tiêm chủng mở rộng
Về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện thủ tục pháp lý liên quan tới việc công bố hết dịch; tiếp tục nghiên cứu 7 khuyến cáo của WHO, không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, xây dựng kế hoạch phòng, chống COVID-19 phù hợp tình hình mới, nhất là tăng cường y tế cơ sở, y tế dự phòng và huy động, sử dụng nguồn lực; tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, khắc phục hậu quả dịch bệnh, ổn định đời sống nhân dân, nhất là những người chịu hậu quả, tác động của đại dịch, đặc biệt là hàng nghìn trẻ em mồ côi; tôn vinh, khen thưởng những người có công, những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, giải quyết kịp thời chế độ, chính sách với những người tham gia phòng, chống dịch và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý nghiêm những hành vi sai phạm, trục lợi.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ Y tế tiến hành tổng kết công tác phòng, chống dịch trong tháng 6, từ đó rút ra các bài học chống dịch cho những năm tới nếu có đại dịch để không bị động, bất ngờ; hướng dẫn các bộ ngành, địa phương; rà soát, chủ động thực hiện hoặc đề xuất các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bãi bỏ các quy định liên quan; hoàn thiện Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch COVID-19 giai đoạn 2023-2025; chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để ứng phó với các đại dịch có thể xảy ra và dịch COVID-19 có thể quay lại; tiếp tục triển khai tiêm vaccine phòng, chống COVID-19 phù hợp tình hình, nghiên cứu việc tiêm vaccine COVID-19 hằng năm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế và quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện việc rà soát tình hình dịch bệnh, công bố dịch, công bố hết dịch trên địa bàn theo thẩm quyền.
Các bộ ngành, địa phương tiếp tục hoàn thành xử lý các vấn đề, các công việc tồn đọng liên quan công tác phòng, chống dịch thời gian qua. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, nâng cao cảnh giác, làm rõ vấn đề khác nhau giữa dịch nhóm A và nhóm B để có biện pháp phù hợp.
Sau 20 kỳ họp, Ban Chỉ đạo quốc gia đã hoàn thành nhiệm vụ và thời gian tới Ban Chỉ đạo sẽ được kiện toàn phù hợp tình hình./.
Theo: Chinhphu.vn
Tin liên quan
- Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão với 4 mục tiêu lớn
- Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp tục đổi mới, năng động, sáng tạo, có khát vọng, tầm nhìn chiến lược
- Công tác kê đơn thuốc điều trị ngoại trú các bệnh mạn tính
- Quan hệ hữu nghị Việt Nam- Lào ngày càng vững mạnh trong lĩnh vực an sinh xã hội
- Cán bộ y tế cơ sở - Chiến sĩ tuyến đầu, gắn bó với dân, tận tâm phụng sự
- Lực lượng quân y góp phần bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Yên Bái chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, thiên tai
Xuất bản thông tin
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão với 4 mục tiêu lớn
Chủ Nhật, ngày 15/09/2024 11:42Sáng 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân,...
Các địa phương tập trung khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão
Chủ Nhật, ngày 15/09/2024 11:39Những ngày vừa qua, cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây ra những thiệt hại lớn về người và tài sản. Để khẩn trương khắc phục hậu quả, các địa phương đang huy động lực lượng dọn dẹp...
Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử
Chủ Nhật, ngày 15/09/2024 11:32Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số...
Quảng Nam tăng cường kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết Trung thu
Chủ Nhật, ngày 15/09/2024 04:17Từ ngày 9-16/9, Đoàn kiểm tra Liên ngành tỉnh Quảng Nam về an toàn vệ sinh thực phẩm tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm,...
Bác sĩ tuyến huyện ở Quảng Ninh lần đầu phẫu thuật ca bệnh sọ não
Chủ Nhật, ngày 15/09/2024 04:26Kíp mổ tiến hành mở hộp sọ, lấy máu tụ, cầm máu cho bệnh nhân. Ca mổ kéo dài 1h đồng hồ, diễn ra suôn sẻ, sau phẫu thuật các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân dần ổn định. Thông tin...
Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ
Chủ Nhật, ngày 15/09/2024 04:23Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.
Kịp thời cấp cứu và hỗ trợ người bệnh vùng bão, lũ
Chủ Nhật, ngày 15/09/2024 04:21Ngay sau khi tiếp nhận nạn nhân từ các tỉnh bị lũ lụt, sạt lở đất chuyển về, nhiều bệnh viện tuyến trên đã xuyên đêm tổ chức mổ cấp cứu, nỗ lực cao nhất để cứu chữa cho người bệnh. ...
Thanh Hóa xử lý môi trường sau mưa lũ
Chủ Nhật, ngày 15/09/2024 04:20Sáng 14/9, lũ trên sông Bưởi tại Kim Tân, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) đạt 11,7m, dưới báo động 3 là 30cm, rồi xuống thấp dần. Nước rút đến đâu, các hộ gia đình bị ngập nước làm vệ...
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thăm khám, hội chẩn cho người bệnh ở Lào Cai
Chủ Nhật, ngày 15/09/2024 04:15Các chuyên gia Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã đến Lào Cai hôm nay, trực tiếp thăm khám, hội chẩn cho người bệnh, giúp bệnh nhân vượt qua giai đoạn nguy hiểm. Phó Giáo sư, Tiến...
Khám, tư vấn sức khoẻ miễn phí, tặng quà 300 người dân hoàn cảnh khó khăn ở Bình Định
Chủ Nhật, ngày 15/09/2024 03:22Hôm nay - 14/9, tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khoẻ Trung ương, Đoàn Thanh niên Cơ quan Bộ Y tế đã tổ chức chương trình khám...
Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp tục đổi mới, năng động, sáng tạo, có khát vọng, tầm nhìn chiến lược
Thứ Bẩy, ngày 14/09/2024 09:19Lễ kỉ niệm 55 năm thành lập Bệnh viện Nội tiết Trung ương Sáng ngày 14/9/2024, tại Cơ sở Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội, Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã tổ chức Lễ kỷ...
WHO hỗ trợ một triệu viên khử trùng nước cho vùng bị bão, lũ
Thứ Bẩy, ngày 14/09/2024 05:04Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã vận chuyển cứu trợ khẩn cấp và bàn giao cho Bộ Y tế một triệu viên khử trùng nước để bảo vệ sức khỏe của hàng trăm nghìn người dân trên khắp...
Bệnh truyền nhiễm nào dễ bùng phát mùa bão, lũ
Thứ Bẩy, ngày 14/09/2024 05:00Hỏi: Bác sĩ có thể cảnh báo những bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra trong mùa bão, lũ ? Người dân sau lũ lụt dễ mắc nhiều bệnh truyền...
Năm người bị ngộ độc sau khi ăn nấm rừng
Thứ Bẩy, ngày 14/09/2024 04:55Sau khi ăn món nấm xào, 5 người dân ở Hà Tĩnh có dấu hiệu bị nôn, sau đó đau bụng và đi ngoài liên tục, 4 người phải nhập viện. Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh cho biết, vừa tiếp nhận, cấp...
Nhiều bệnh viện tổ chức hoạt động thiết thực hướng về người dân vùng ảnh hưởng bão lũ
Thứ Bẩy, ngày 14/09/2024 04:47Không chỉ tích cực cứu chữa những người bệnh bị thương do mưa bão, ngập lụt, các bệnh viện thuộc Bộ Y tế đã có nhiều hoạt động thiết thực để hỗ trợ người dân ở những địa phương bị thiệt hại sau...
Yêu cầu cung cấp đủ hoá chất còn hạn sử dụng để xử lý nước tại nơi bị ngập lụt
Thứ Bẩy, ngày 14/09/2024 04:44Để đảm bảo phòng, chống và ứng phó hiệu quả dịch bệnh, vệ sinh môi trường trong và sau mưa lũ, ngập lụt, Bộ Y tế đề nghị các địa phương cung cấp đủ hoá chất diệt khuẩn còn hạn sử dụng để xử lý...
Khuyến cáo: Đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ
Thứ Bẩy, ngày 14/09/2024 04:16Bão, lũ là hiện tượng thiên tai hàng năm vẫn xảy ra, gây thiệt hại về người và của tại những nơi bão lũ đi qua; cơn bão số 3 vừa qua đã gây thiệt hại rất lớn, hoàn lưu bão gây lũ quét, sạt lở...
Công tác kê đơn thuốc điều trị ngoại trú các bệnh mạn tính
Thứ Bẩy, ngày 14/09/2024 04:09Toàn cảnh cuộc họp Chiều ngày 13/9/2024, tại trụ sở Bộ Y tế đã diễn ra cuộc họp về công tác kê đơn thuốc điều trị ngoại trú các bệnh mạn tính. Cuộc họp diễn ra...
Quan hệ hữu nghị Việt Nam- Lào ngày càng vững mạnh trong lĩnh vực an sinh xã hội
Thứ Bẩy, ngày 14/09/2024 00:45Để có cơ sở cho việc sửa đổi Luật Bảo hiểm của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Bộ Y tế Lào đã đề xuất cử đoàn đại biểu liên ngành do đồng chí Snong Thongsna, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn sang...