Tiếp tục triển khai các hoạt động quản lý, phòng, chống lao, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và kháng kháng sinh
04/09/2024 | 14:51 PM
Ngày 04/9/2024, tại Hà Nội đã diễn ra sự kiện khởi động dự án “Đối tác Sydney Châu Á Thái Bình Dương về đổi mới y tế và hệ sinh thái bền vững” (SAPPHIRE) do Viện Đại học Sydney Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức. PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế dự và phát biểu tại sự kiện.
Tham dự sự kiện có bà Renée Deschamps, Phó Đại sứ Úc tại Việt Nam; TS.Angela Pratt, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam; TS.Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc (FAO) tại Việt Nam; GS. Greg Fox, Đồng Chủ nhiệm dự án Đối tác Sydney Châu Á Thái Bình Dương về đổi mới y tế và hệ sinh thái bền vững - SAPPHIRE; GS. Navneet Dhand, Giám đốc Hiệp hội dịch tễ học thú y Châu Á Thái Bình Dương – APCOVE và các đơn vị liên quan.
PGS.TS.Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết: tại Việt Nam, chiến lược quốc gia phòng, chống lao với tầm nhìn đến năm 2030 tiếp tục giảm số tử vong do bệnh lao, giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 20/100.000 dân và hướng tới mục tiêu người dân Việt Nam được sống trong môi trường không còn bệnh lao. Tuy nhiên, tình hình bệnh lao hiện nay vẫn còn nhiều mối lo ngại: có tới 40% số người mắc lao không được phát hiện; năm 2018, Việt Nam đứng thứ 11 trong 30 quốc gia có gánh nặng cao về bệnh lao và do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Việt Nam đứng thứ 7 trong 10 nước có tỷ lệ giảm phát hiện lao cao trên thế giới.
Bên cạnh đó, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và các bệnh lý đường hô hấp mãn tính khác rất phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam với các nguyên nhân chính như do hút thuốc lá, thường xuyên hít phải khói thuốc lá, môi trường sống ô nhiễm. Các bệnh lý đường hô hấp mạn tính này đang trở thành gánh nặng về y tế trên toàn cầu.
Các đại biểu tham dự sự kiện.
Cùng với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, kháng kháng sinh là một trong 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam nằm trong số các nước có tỷ lệ kháng thuốc cao do lạm dụng, sử dụng không hợp lý thuốc kháng vi sinh vật, đặc biệt là thuốc kháng sinh; bán thuốc kháng sinh không kê đơn và kê đơn thuốc kháng sinh không hợp lý đang diễn ra phổ biến.
Thời gian vừa qua, ngành Y tế đã nhận được sự quan tâm đặc biệt và chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong nhiều lĩnh vực, nhất là với các chương trình ưu tiên, trọng tâm của ngành.
Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2014, đến nay qua 10 năm triển khai thực hiện đã đạt được một số kết quả tích cực như đã phát hiện và thu dung điều trị cho hơn 1,3 triệu bệnh nhân lao và điều trị cho hơn 1,2 triệu bệnh nhân với tỷ lệ khỏi bệnh cao trong giai đoạn 2011- 2022. Số lượng bệnh nhân lao kháng thuốc được phát hiện, thu dung điều trị cũng tăng dần qua từng năm. Bộ Y tế cũng thường xuyên tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh lao; năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 25/CĐ-TTg về tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một trong các bệnh không lây nhiễm ưu tiên đã được đưa vào trong chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2015-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2015 với mục tiêu chung là khống chế tốc độ gia tăng, tiến tới làm giảm tỷ lệ người mắc bệnh tại cộng đồng, hạn chế tàn tật và tử vong sớm do mắc các bệnh không lây nhiễm.
Về vấn đề kháng kháng sinh, Bộ Y tế đã xác định phòng, chống kháng kháng sinh là một trong những mục tiêu ưu tiên của ngành Y tế và từ năm 2013, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng thuốc giai đoạn 2013-2020. Năm 2023, Bộ Y tế đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu chung là làm chậm sự tiến triển kháng thuốc và ngăn chặn, kiểm soát sự lây lan của các vi sinh vật kháng thuốc, bệnh truyền nhiễm.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh “Lao, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, kháng kháng sinh là các vấn đề y tế toàn cầu và yêu cầu các hành động đáp ứng liên ngành, đa quốc gia để có thể đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs). Bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của ngành Y tế, chúng tôi đánh giá cao và mong muốn sự phối hợp chặt chẽ với các ngành và các tổ chức quốc tế để chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hợp tác và cam kết chung tay để kiểm soát các vấn đề y tế công cộng, các yếu tố nguy cơ, góp phần trong việc bảo vệ, nâng cao sức khoẻ người dân và ổn định để phát triển kinh tế, xã hội của đất nước”.
Thay mặt Lãnh đạo Bộ Y tế, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương gửi lời cảm ơn WHO, FAO, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc, Đại học Sydney, Viện Đại học Sydney Việt Nam và các đối tác, tổ chức quốc tế đã hỗ trợ, ủng hộ, tạo điều kiện để Việt Nam tham gia dự án SAPPHIRE và triển khai các hoạt động quản lý, phòng, chống lao, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và kháng kháng sinh góp phần thực hiện mục tiêu của các chiến lược quốc gia.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đề nghị các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ và thống nhất với các đối tác, tổ chức quốc tế để đề xuất giải pháp, hoạt động phù hợp và tổ chức triển khai hiệu quả, chất lượng, đúng tiến độ, đảm bảo đúng quy định để góp phần đạt được các mục tiêu đề ra của dự án.
TS. Angela Pratt, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam phát biểu.
Theo TS. Angela Pratt, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam: Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc của Chính phủ là một cột mốc quan trọng trong nỗ lực của Việt Nam trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Vì vậy, cần hành động, phối hợp chung tay mạnh mẽ hơn từ các cá nhân, tất cả các lĩnh vực của xã hội, bao gồm sức khoẻ con người, sức khỏe động vật, thực vật và môi trường để hỗ trợ việc thực hiện hiệu quả các chiến lược trên.
Toàn cảnh sự kiện.
Tại hội nghị, đại diện WHO, FAO, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc, Đại học Sydney, Viện Đại học Sydney Việt Nam, các đối tác và tổ chức quốc tế bày tỏ tiếp tục cùng Việt Nam trong hoạt động quản lý, phòng, chống lao, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và kháng kháng sinh.
Sự kiện diễn ra từ ngày 04/9/2024 đến 05/9/2024.
Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm tại sự kiện khởi động dự án “Đối tác Sydney Châu Á Thái Bình Dương về đổi mới y tế và hệ sinh thái bền vững”
Dự án SAPPHIRE là dự án giữa Đại học Sydney và các tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực y tế công cộng, học thuật và chính sách trên khắp khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Chương trình tổng thể bao gồm các dự án được triển khai tại Việt Nam, Campuchia...Dự án tập trung vào kiểm soát bệnh lao, sức khỏe hành tinh, quản lý bệnh mãn tính và kháng kháng sinh. Vào tháng 09 năm 2024, các hợp phần của dự án nghiên cứu tại Việt Nam và Campuchia sẽ được chính thức khởi động, đưa các đối tác hàng đầu của hai quốc gia cùng nhau bắt đầu giai đoạn tiếp theo và xây dựng, phát triển kế hoạch nghiên cứu trong ba năm tới (2024-2027).Sự kiện khởi động dự án SAPPHIRE với mục đích trao đổi, lập kế hoạch cho dự án SAPPHIRE và dự án APCOVE (Hiệp hội Dịch tễ học thú y Châu Á Thái Bình Dương); Xây dựng kế hoạch triển khai các cấu phần dự án (Lao, kháng kháng sinh, bệnh mãn tính, công bằng giới, khuyết tật và hòa nhập xã hội); Tăng cường mối quan hệ giữa các đối tác trong mạng lưới SAPPHIRE; Xây dựng kế hoạch cho các đề xuất tài trợ trong tương lai dựa trên chương trình SAPPHIRE và các dự án khác do các nhà khoa học của Đại học Sydney triển khai tại Việt Nam. |
Tin liên quan
- Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 – 2025
- Thủ tướng: Mỗi công dân Việt Nam sẽ đều có sổ sức khoẻ điện tử
- Đoàn công tác Trung ương kiểm tra công tác chăm sóc sức khoẻ trẻ em tại Nghệ An
- Công nghệ sinh học và chuyển đổi số phục vụ phát triển ngành y tế
- Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp đại diện Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam
- Hội nghị công tác truyền thông y tế năm 2024: đánh dấu bước tiến với lễ công bố ra mắt mạng lưới truyền thông của ngành y tế
- Tôn vinh vẻ đẹp tri thức, tài năng, y đức, phong cách phục vụ người bệnh của cán bộ y tế cơ sở
Xuất bản thông tin
Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 – 2025
Thứ Năm, ngày 03/10/2024 09:14Sáng ngày 03/10/2024, tại nhà hát Trưng Vương, Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025, đồng chí Đỗ Xuân Tuyên - Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng...
Văn phòng Bộ Y tế mời báo giá điều hòa không khí
Thứ Năm, ngày 03/10/2024 09:02Văn phòng Bộ Y tế mời báo giá điều hòa không khí cụ thể như sau.
Phẫu thuật thành công trường hợp u quái khổng lồ ở dạ dày trẻ sơ sinh cực kỳ hiếm gặp
Thứ Sáu, ngày 13/09/2024 07:54Vừa qua bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận và điều trị một bé trai 1 tháng tuổi vì ọc ói rất nhiều, nhất là 3 ngày trước nhập viện. Qua khai thác bệnh sử bé có tiền căn lúc sinh là 37...
Thêm một em bé được thông tim can thiệp bào thai chào đời khoẻ mạnh
Thứ Năm, ngày 03/10/2024 02:24Chiều ngày 2/10, Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM) đã thông tin về trường hợp em bé thứ 4 được thông tim can thiệp bào thai chào đời khoẻ mạnh. Được biết, sản phụ được can thiệp bào thai lần này là...
Làm gì để tăng tiếp cận và chi trả thuốc điều trị ung thư cho người bệnh BHYT?
Thứ Năm, ngày 03/10/2024 02:19Tại Việt Nam, ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai, sau bệnh tim mạch. Gánh nặng bệnh tật do ung thư gây ra tại Việt Nam chiếm 10% tổng gánh nặng bệnh tật do tất cả các bệnh khác. ...
Tiền Giang ghi nhận ca sốt xuất huyết tử vong đầu tiên trong năm 2024
Thứ Năm, ngày 03/10/2024 02:17Ngày 2/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang (CDC Tiền Giang) cho biết, ngành chuyên môn đã ghi nhận ca sốt xuất huyết đầu tiên tử vong trong năm 2024 tại huyện Châu...
Đơn giản hóa thủ tục hành chính về y tế
Thứ Năm, ngày 03/10/2024 02:06Bộ Y tế đã triển khai thí điểm tích hợp giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế và giấy hẹn tái khám trên các ứng dụng VNeID. Kết quả bước đầu khá tích cực, góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính là...
Tăng cường hợp tác trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư
Thứ Tư, ngày 02/10/2024 01:48Ngày 2/10/2024, Bệnh viện K và Công ty TNHH Merck Healthcare Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai đơn vị trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư. ...
Cảnh báo bệnh xoắn khuẩn vàng da gây suy thận nặng tại vùng ngập lụt
Thứ Năm, ngày 03/10/2024 02:01Sau đợt mưa lũ lịch sử do bão Yagi gây ra tại các tỉnh phía Bắc, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có tiếp nhận nhiều ca mắc bệnh xoắn khuẩn vàng da gây suy thận nguy hiểm. Bệnh...
Thủ tướng: Mỗi công dân Việt Nam sẽ đều có sổ sức khoẻ điện tử
Thứ Năm, ngày 03/10/2024 01:53Thủ tướng chỉ rõ mục tiêu mỗi công dân Việt Nam, kể cả những người chưa có thẻ BHYT đều sở hữu một sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID, tiến tới có bệnh án điện tử. Đến đầu năm...
90% người mắc ung thư phổi, 75% mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do liên quan đến sử dụng thuốc lá
Thứ Tư, ngày 02/10/2024 06:55Theo WHO, thuốc lá điếu, thuốc lá điện tử, nung nóng đều là những sản phẩm gây hại đối với sức khoẻ; 90% bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi, 75% bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do liên...
Ứng dụng kỹ thuật tiên tiến tái tạo phần da hoại tử do rắn độc cắn
Thứ Tư, ngày 02/10/2024 07:35Đối với bệnh nhân bị rắn độc cắn, ngoài việc cần nhanh chóng đảm bảo dấu hiệu sinh tồn, tái tạo da cũng rất cần thiết và quan trọng. Giáo sư Trần Thiết Sơn, Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ - Bệnh...
Điều trị tích cực cứu chữa người đàn ông bị suy kiệt trầm trọng
Thứ Tư, ngày 02/10/2024 07:55Mới đây, khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), đã tiếp nhận bệnh nhân N.V.S (nam, 41 tuổi, trú tại Bắc Giang) vào viện trong tình trạng suy kiệt trầm trọng.
Thế giới ghi nhận thành tựu của vi phẫu Việt Nam
Thứ Tư, ngày 02/10/2024 07:38Theo TS.BS Tống Hải, Chủ nhiệm Khoa Vi phẫu và Tái tạo, Trung tâm Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Tái tạo, Bệnh viện Bỏng Quốc gia, vi phẫu là một lĩnh vực chuyên sâu và cần thiết trong y tế. Đáng...
Tái tạo vú cho bệnh nhân ung thư sau phẫu thuật: An toàn và nhân văn
Thứ Tư, ngày 02/10/2024 07:36Một bệnh nhân trẻ tuổi 31 tuổi, chẩn đoán ung thư vú giai đoạn sớm, được phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú có bảo tồn da, cắt bỏ toàn bộ quầng núm vú. Sau đó, cô phải xin nghỉ việc vì không thoát được mặc...
Cứu sống bệnh nhi 11 tuổi nguy kịch do tai nạn giao thông
Thứ Tư, ngày 02/10/2024 07:57Sau hơn 8 tiếng cấp cứu và can thiệp, phẫu thuật khẩn cấp, bật báo động đỏ toàn viện, các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc đã thành công cứu sống bệnh nhi qua cơn nguy kịch trước khi...
Hà Nội tăng cường xử lý kịp thời, hiệu quả khu vực có ca bệnh, ổ dịch sốt xuất huyết
Thứ Tư, ngày 02/10/2024 07:57Ngày 30/9, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, cho hay trong tuần qua (từ ngày 20/9 đến 27/9), toàn thành phố ghi nhận 279 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó không ghi nhận...
Phẫu thuật thành công loại bỏ khối u nặng hơn 2 kg cho người phụ nữ ở Thái Nguyên
Thứ Tư, ngày 02/10/2024 07:54Các bác sĩ khoa Ngoại Theo yêu cầu – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội vừa phẫu thuật thành công, cắt bỏ khối u có kích thước lên đến 20 cm choán gần hết lồng ngực cho bệnh nhân N.T.L (64 tuổi, ở...
Ứng dụng phương pháp FNA, người phụ nữ được phát hiện mắc ung thư tuyến giáp di căn
Thứ Tư, ngày 02/10/2024 07:49Phát hiện khối bất thường vùng cổ, đau nhẹ ngực trái, người phụ nữ được bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Medlatec chẩn đoán mắc ung thư biểu mô tuyến giáp thể nang giai đoạn IVB, hướng tới...
Điều trị áp xe gan bằng dẫn lưu áp xe dưới hướng dẫn siêu âm
Thứ Tư, ngày 02/10/2024 07:49Phương pháp dẫn lưu áp xe gan dưới hướng dẫn siêu âm vừa được các bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ triển khai thành công để điều trị cho ca bệnh bị áp xe gan. ...