HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Giảm số lượng, tăng nguồn lực khi sắp xếp các bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Thứ Sáu, ngày 19/04/2024 09:12

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 09:28

Hội thảo tham vấn ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:58

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Chủ tịch các thị trường mới nổi Toàn cầu của Tập đoàn Pfizer

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:42

Đã có 40 doanh nghiệp và 239 sản phẩm thuốc nộp hồ sơ đăng ký tham dự Giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” lần 2

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:41

Đảm bảo người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 13:18

Tăng cường phối hợp, trao đổi để chủ động tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:53

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn họp giao ban với Cơ quan điều hành Quỹ Phòng, chống Tác hại của Thuốc lá

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:28

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự họp Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 4/2024

Thứ Hai, ngày 15/04/2024 09:08

Bộ Y tế công bố quyết định bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 10:26

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp lãnh đạo thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa Nhật Bản

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 10:20

Sửa đổi Luật Dược: Khắc phục những bát cập, hạn chế về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 07:04

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Thứ Năm, ngày 11/04/2024 07:07

Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 07:16

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức hội nghị Thông tin chuyên đề quý I năm 2024

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 05:24

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Giám đốc Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 01:44

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp đoàn Doanh nghiệp Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 01:15

Hội nghị phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP của Chính phủ về Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Thứ Ba, ngày 09/04/2024 15:22

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Đại sứ Cộng hòa Belarus tại Việt Nam

Thứ Hai, ngày 08/04/2024 11:20

Cột mốc quan trọng cho ngành ghép tạng Việt Nam

Thứ Hai, ngày 08/04/2024 10:17

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Cách phòng biến chứng viêm gan B

15/09/2019 | 21:41 PM

 | 

Hiện nay ở Việt Nam, số người nhiễm vi rút viêm gan B chiếm khoảng 20% dân số; Quảng Ninh cũng chung tình trạng này.

Mặc dù vậy, chưa nhiều người hiểu được biến chứng nguy hiểm của viêm gan B. Phóng viên đã trao đổi cùng bác sĩ Lương Xuân Kiên, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh để bạn đọc hiểu rõ biến chứng cũng như cách phòng bệnh.

- Xin bác sĩ cho biết, người bị viêm gan B có lây cho người khác không?

+ Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm do vi rút viêm gan B (HBV) tấn công gan. Vi rút viêm gan B rất dễ lây bởi nó có thể sống ở ngoài tự nhiên đến 1 tháng. Bệnh lây chủ yếu qua 3 đường:

Siêu âm gan tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh để kịp thời phát hiện biến chứng của viêm gan B tới gan. Ảnh: Thu Nguyệt

Lây qua đường máu: Như truyền máu, tiêm, xăm hình... nếu dụng cụ không được khử trùng đúng cách; sử dụng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng... với người bị viêm gan B; da hoặc niêm mạc bị xây xước mà tiếp xúc với máu của người bị nhiễm HBV...

 

Lây qua quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục với người bị viêm gan B mà không có biện pháp phòng tránh an toàn.

 

Lây truyền từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai nếu bị viêm gan B có thể truyền bệnh sang con. Tùy vào từng giai đoạn thai kỳ cụ thể mà tỷ lệ lây truyền sẽ khác nhau.

 

- Nhiễm vi rút viêm gan B có ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ không, làm sao để nhận biết sớm bị nhiễm vi rút này, thưa bác sĩ?

 

+ Viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy gan, xơ gan, ung thư gan. Tuy nhiên, khi mới bị nhiễm vi rút viêm gan B, trong thời gian ủ bệnh 1-6 tháng, người nhiễm không có bất kỳ triệu chứng gì. Thậm chí, khi nhiễm một thời gian, triệu chứng không rõ ràng nên người bệnh rất khó nhận biết. Tuy nhiên, giai đoạn viêm gan B cấp tính này, một số người có thể biểu hiện các triệu chứng như: Nổi ban, đau khớp, mệt mỏi, ăn kém, ăn không ngon, sốt nhẹ, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, buồn nôn, nôn và đau hạ sườn bên phải. Trường hợp nặng sẽ có triệu chứng lơ mơ, ngủ gà...

 

Khoảng 95% người bệnh bị nhiễm viêm gan B sẽ tự khỏi, số còn lại sau 6 tháng bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính. Lúc này, phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, một số người vẫn có các triệu chứng của viêm cấp như: Mệt mỏi, chán ăn, vàng da vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, đau tức vùng hạ sườn bên phải. Khi bệnh mạn tính lâu ngày dẫn đến biến chứng xơ gan, bệnh nhân có thể bị cổ chướng, vàng da, nôn ra máu do xuất huyết tiêu hóa cao do giãn tĩnh mạch thực quản, xuất hiện tuần hoàn bàng hệ cửa - chủ do tăng áp lực tĩnh mạch cửa (tĩnh mạch lớn nổi gồ thấy trên da và toả ra từ rốn hình đầu sứa), lòng bàn tay son...

Biến chứng của viêm gan B (theo vietnamnet.vn)

- Viêm gan B cần điều trị ra sao, thưa bác sĩ?

+ Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm: Như tình trạng tăng men gan (AST, ALT), nồng độ vi rút HBV DNA, chỉ số đông máu cơ bản PT, chức năng thận, siêu âm gan… để đưa ra phác đồ điều trị viêm gan B thích hợp. Việc điều trị nhằm mục đích ngăn chặn sự nhân lên của vi rút và làm cho men gan trở lại ở mức bình thường, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Điều trị thuốc kháng virus là một quá trình kéo dài liên tục. Những bệnh nhân đã bị xơ gan hoặc ung thư cần được dùng thuốc kháng vi rút cả đời, những bệnh nhân khác các bác sĩ sẽ dựa vào các kết quả xét nghiệm trong quá trình điều trị để quyết định thời gian điều trị. Trong quá trình điều trị, cứ 6 tháng - 1 năm, bệnh nhân được kiểm tra nồng độ vi rút viêm gan B, men gan và một số xét nghiệm khác để theo dõi kết quả điều trị.

Khi điều trị thuốc kháng vi rút viêm gan B, điều quan trọng nhất là bệnh nhân cần tuân thủ điều trị, uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng, và cần tuyệt đối bỏ rượu, bia. Với các trường hợp bà mẹ nhiễm viêm gan B khi mang thai, trong 3 tháng cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ virus viêm gan B của bà mẹ để có chỉ định dùng thuốc kháng virus nhằm giảm khả năng lây truyền cho con. Các trường hợp mẹ đã nhiễm HBV, sau sinh em bé cần được tiêm huyết thanh và vaccine viêm gan B sớm trong 24h.

Khi mắc bệnh, cần tăng cường đề kháng của cơ thể bằng cách nghỉ ngơi, ăn các loại thực phẩm có lợi cho gan, hạn chế uống rượu, bia. Cẩn trọng với các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng có thể gây hại cho gan (đặc biệt là thuốc Bắc thuốc Nam không rõ nguồn gốc).

Do chưa thể loại trừ triệt để được virus viêm gan B ra khỏi cơ thể nên việc phòng ngừa nhiễm virus là rất quan trọng. Bởi vậy, tiêm vắc xin phòng viêm gan B được coi là phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất. Cần tiêm vắc xin đầu tiên càng sớm càng tốt sau khi sinh (trong vòng 24 giờ đầu), tiếp theo là liều thứ 2, thứ 3 với khoảng thời gian cách nhau tối thiểu là 4 tuần, và tiêm vắc xin nhắc lại sau 1 năm, 5 năm.

 

Bên cạnh đó nên phòng bệnh bằng cách sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm. Nên đi khám sức khỏe định kỳ để chắc chắn không bị nhiễm bệnh. Tuyệt đối không dùng chung bơm kim tiêm. Không tiếp xúc trực tiếp với máu, các vết thương hở, chất dịch của người khác nếu không sử dụng dụng cụ bảo vệ. Không xăm hình, làm răng, châm cứu, xăm mắt, xăm môi... tại những cơ sở không uy tín, an toàn. Không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác như: Bàn chải đánh răng, dao cạo râu...

- Xin cám ơn bác sĩ!

Nguồn:  Sở Y tế Quảng Ninh


Thăm dò ý kiến