Ảnh hưởng sức khỏe do yếu tố vật lý
27/07/2022 | 10:52 AM
|
I. Quá nhiệt và quá lạnh
Nhiệt độ
- Khi bị phơi nhiễm trong môi trường nhiệt độ cao quá lâu thì có thể gây ra các triệu chứng y học như: say nóng, kiết sức do nóng, chuột rúi, ngã quỵ do nhiệt, mệt mỏi do nhiệt, đổ mồ hôi.
- Hiện tượng nguy hiểm nhất do bị phơi nhiễm ở nhiệt độ cao là say nóng, khiến mồ hôi bị chảy ra nhiều, gây ra hiện tượng mất nhiều nước và muối khoáng. Có nhiều trường hợp bị mất ý thức đột ngột, nhưng gây ra các triệu chứng tiền báo như: chóng mặt, co giật… kiến mồ hôi không thể thoát ra ngoài, da khô nóng, thân nhiệt tăng lên 41oC. Khi này cần biện pháp xử lý ngay, vì đây là dạng tổn thương sức khỏe do nhiệt độ cao có tỉ lệ tử vong cao, nên biện pháp giảm thân nhiệt ngay là quan trọng nhất.
- Người lao động luyện kim, làm ở các nhà máy sản xuất sắt thép, làm ở lò cao, sản xuất thủy tinh, ngành xây dựng có nguy cơ phơi nhiễm cao.
Quá lạnh
- Phạm vi tổn thương do quá lạnh có thể chia ra thành: tổn thương toàn thân hoặc tổn thương bộ phận. Hình thức làm việc và mức tiêu thụ năng lượng, độ tuổi của người lao động và tình trạng sức khỏe trong điều kiện làm việc: nhiệt độ không khí, nhiệt độ của nước, độ ẩm, tốc độ gió, thời gian phơi nhiễm, thiết bị sưởi… là yếu tố nguy hiểm ảnh hưởng tới các tổn thương trên.
- Tổn thương sức khỏe có thể xảy ra khi làm việc quá lạnh gồm: tê cóng, bợt da chân, hạ thân nhiệt.
II. Khí áp bất thường
- Các nhân tố thao tác trong điều kiện khí áp bất thường có thể phân loại thành: thay đổi khí áp đột ngột và khí áp thấp của người lao động làm các công việc ở khí áp cao như: lặn, giếng chì, vùng cao nguyên, nhân viên hàng không.
- Ảnh hưởng tới cơ thể do khí áp cao có thể kể đến các tổn thương lên hệ thống như: các tổn thương do áp suất như: tai, xoang, răng, phổi và các tổn thương mang tính chất hóa học do tác động gây mê của Nito và trúng độc oxy, và cũng có thể gây ra các tổn thương về sức khỏe như: bệnh sợ độ cao, chứng thiếu oxy, tổn thương áp suất thấp như: khí áp thấp hoặc viêm tai khí áp
- thương sức khỏe do sự thay đổi khí áp đột ngột ảnh hưởng tới hệ thống tuần hoàn hô hấp, hệ thần kinh, triệu chứng về cơ xương, triệu chứng về da
- Độ tuổi, quá lạnh, say rượu, chứng béo phì, nồng độ CO2… tác động như nhân tố phát sinh
III. Bức xạ không ion hóa
Tia có hại
- Tại Mỹ 0,5% trong tổng số người bị hại được bồi thường do nghề nghiệp là người làm việc hàn cắt, trong số này thì số người bị tổn thương mắt chiếm 67%, còn 37% là người bị mắt bị cháy nắng do các tia có hại.
- Điều đặc biệt đáng lưu ý là 63% số người bị hại do tia gây hại phát sinh trong quá trình hàn lại là những tổn thương do người xung quanh gây lên.
- Tất cả các thì nghiệm trên động vật và trên cơ thể người đều đưa ra dẫn chứng rằng trường hợp bị phơi nhiễm cấp tính hay mãn tính tia tử ngoại đều gây tổn hại cho giác mạc và màng kết.
+ Trường hợp phơi nhiễm tia tử ngoại câp tính có thể gây ra chứng mắt cháy nắng (Photokeratitis, viêm giác mạc), và viêm màng kết. Khi bị phơi nhiễm mãn tính với tia tử ngoại thì sẽ liên quan tới các bệnh như: mộng mắt (Pterygium), mộng mỡ (Pinguecula) và viêm giác mạc dạng hạt nhỏ do khí hậu (Climatic droplet keratopathy), ngoài ra còn có liên quan đến bệnh đục thủy tinh thể và u ác tính ở mắt.
- Liên quan đến ung thư da do phơi nhiễm tia tử ngoại như: u hắc sắc tố ác tính, ung thư biểu mô tế bào vảy (sau đây gọi là SCC), ung thư biểu mô tế bào đáy (sau đây gọi là BCC).
Điện từ trường
- Ảnh hưởng tới cơ thể của điện từ trường
+ Tác động gia nhiệt do lăng lượng sóng điện từ được hấp thụ
+ Tác động gây kích ứng lên dòng điện cảm ứng do điện từ trường
+ Tác động không dẫn nhiệt (Athermal effect) do kết quả tích tụ trong thời gian dài của sóng điện từ yếu
+ Giật điện hoặc bị bỏng do phóng tia lửa điện hoặc tiếp xúc với vật thể đang có dòng điện chạy qua do điện trường.
- Tác động gia nhiệt và tác động kích ứng có ảnh hưởng khác nhau tùy theo tần số. Tần số ≤ 100kHz chủ yếu sẽ gây ra vấn đề lên chức năng hệ thần kinh do dòng điện cảm ứng, tần số trong dải phần lớn sẽ gây ra hiện tượng gia nhiệt cục bộ quá mức hoặc căng thẳng chạy dọc toàn thân do năng lượng sóng điện từ bị hấp thụ bên trong cơ thể, tần số trong dải 100kHz ~ 10MHz thì tồn tại song song cả tác động gia nhiệt và tác động kích ứng, sóng điện từ trong dải tần số 10 ~ 300GHz thì không thể đâm xuyên sau vào bên trong cơ thể nên có khả năng gây tác động gia nhiệt khi bị hấp thụ ở gần hoặc lên bề mặt cơ thể.
Bảng 5-4: Các tác động sinh học của điện từ trường
Phân loại | Nguyên nhân | Thời gian | Đánh giá | |
Ảnh hưởng trực tiếp | Ảnh hưởng nhiệt | Gia nhiệt cơ quan bị ảnh hưởng Căng thẳng nhiệt | Thời gian ngắn (6 phút) | SAR Tăng thân |
Ảnh hưởng kích ứng | Gây hưng phấn cơ và hệ thần kinh do tác động dòng | Thời gian ngắn (1 giây) | Mật độ dòng điện cảm ứng | |
Ảnh hưởng phi nhiệt | Không rõ ràng | Thời gian dài (nhiều tháng) | Cường độ điện từ trường | |
Ảnh hưởng gián tiếp | Sốc điện, bỏng | Thời gian dài (nhiều tháng) | Dòng điện tiếp xúc |
IV. Bức xạ ion hóa
- Phản ứng của cơ quan trong cơ thể để bảo vệ khỏi bức xạ là mức độ cảm thụ bức xạ của cơ quan này càng cao khi mức độ phân chia tế bào trở lên mạnh mẽ, tình trạng và chức năng cơ quan chưa được phân hóa
- Triệu chứng lâm sàng và mức độ nặng nhẹ của bệnh thì tùy thuộc vào liều lượng, vị trí chiếu, thời gian chiếu, cơ quan sinh sản, cơ quan sinh huyết và dạ dày có tính hấp thụ cao đối với bức xạ ion hóa.
- Trường hợp toàn thân bị phơi nhiễm bức xạ lượng tia lớn, thì sau khi bị phơi nhiễm và thời gian ủ bệnh ngắn, sẽ xuất hiện triệu chứng, trường hợp này còn gọi là các bệnh bức xạ cấp tính.
- Trường hợp lượng tia tương đối ít thì triệu chứng xuất hiện sau giai đoạn ủ bệnh dài (từ mấy năm cho đến hàng chục năm). Những thay đổi không thể quan sát được ở giai đoạn đầu theo thời gian sẽ được cơ thể sống ghi nhận, và gây ra các tổn thương chậm – đây chính là một đặc trưng quan trọng của tác động bức xạ đối với cơ thể sống.
- Phản ứng của cơ thể đối với phơi nhiễm bức xạ khác nhau tùy theo lượng tia. Cơ quan ảnh hưởng quyết định mức độ cấp tính trong phạm vi lượng tia thấp nhất trong các cơ quan của cơ thể thì kết quả có thể kiểm tra dễ dàng bằng hệ lâm ba và cơ quan tạo máu là sự biến đổi về máu.
+ Phơi nhiễm 0.25-0.5Gy: không có triệu chứng lâm sàng, nhiễm sắc thể bất thường (cực kỳ mẫn cảm)
+ Phơi nhiễm 0.5Gy: giảm tạm thời số lượng bạch cầu lympho
+ Phơi nhiễm 1.5Gy: gần một nửa số người có hiện tượng say bức xạ (nghén, nôn, mệt toàn thân)
V. Độ ồn
Chứng điếc do ồn là gì?
Tiếng ồn là âm thanh mà chúng ta không mong muốn về mặt tâm lý, tạo ra nhiễu bước sóng không khí và truyền tới tai người. Khi mức độ ồn quá lớn sẽ gây ra tổn thương cho cơ thể (chứng điếc do ồn)
- Mất khả năng thính giác tạm thời
Hiện tượng này xuất hiện sau 2 tiếng bị phơi nhiễm bởi âm thanh mạnh. Đây là hiện tượng mệt mỏi của hệ thần kinh thính giác nên nếu đi ra khỏi môi trường ồn này thì phần lớn sẽ hồi phục thính giác trong vòng một ngày (16 giờ)
- Điếc vĩnh viễn
Nếu bị phơi nhiễm tiếng ồn trong thời gian dài thì sẽ bị mất thính giác vĩnh viễn, hay còn gọi là chứng điếc. Do đây là trạng thái các sợi dây thần kinh cảm nhận âm thanh bị tổn thương, gây tổn thương thính giác nên chứng điếc vĩnh viễn rất khó điều trị hoặc phục hồi.
Tổn thương thính giác này xảy ra nhiều hơn khi cường độ âm ồn càng cao, thời gian phơi nhiễm càng dài và tần số càng cao.
-Tổn thương chức năng cơ thể
+ Nếu bị phơi nhiễm tiếng ồn đột ngột thì hoạt động của dạ dày bị hạn chế, giảm dịch dạ dày và gây ra tổn thương cho hệ tiêu hóa.
+ Huyết áp, mạch, hô hấp tăng và gây căng cơ toàn thân
- Giảm năng suất lao động
+ Phải cố gắng so với khi làm cùng công việc trong điều kiện im lặng nên tiêu tốn năng lượng cơ thể và tăng căng thẳng.
Mức độ tiếng ồn
Tiếng ồn tăng trên 85dB thì mức độ nguy hiểm càng tăng.
Nếu tăng từ 90dB thì bắt buộc phải sử dụng dụng cụ bảo hộ thính lực
VI. Độ rung cơ thể
Rung cục bộ
- Đối với người lao động bị phơi nhiễm độ rung phát ra khi sử dụng các máy móc, dụng cụ cầm tay có động cơ thì các hiện tượng bất thường lên hệ thần kinh ngoại biên, hệ tuần hoàn, hệ cơ xương được gọi là các triệu chứng rung cục bộ. Hiện tượng Raynaud có thể coi là tiêu biểu cho các triệu chứng rung cục bộ - tên gọi chung các ảnh hưởng của tổn thương lên sức khỏe do các máy móc, dụng cụ động cơ.
- Triệu chứng chính là huyết quản của bàn tay và ngón tay bị co lại, lượng máu chảy giảm khiến bàn tay và ngón tay trắng bệnh, và cảm giác như bị kim châm và đau nặng, ngoài ra, các triệu chứng khác của rung cục bộ còn xuất hiện ở khớp cổ tay, khớp khủy tay, vai, chân… gây ra hiện tượng lạnh, co cứng, mất khả năng, giảm cảm giác, run, biến dạng móng tay, hạn chế vận động…, và gây ra triệu chứng toàn thân như: đau đầu, rối loạn dạ dày, mất ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, lo lắng, nếu bị rối loạn huyết quản nhiều lần sẽ có thể gây các bệnh về thần kinh
- chứng do tiếng ồn như: rối loạn tuần hoàn ngoại vi, rối loạn thần kinh, rối loạn vận động, rối loạn khớp xương, rối loạn phản ứng thần kinh tự chủ… Các triệu chứng này sẽ phản ứng nhiều hơn trong các điều kiện như: phơi nhiễm lạnh ngoài trời, lao động chân tay sử dụng công cụ, tiếng ồn do công cụ, khí thải, trọng lượng, mức độ khó thao tác, biến chứng, tuổi cao.
Rung toàn thân
- Thông thường khi cơ thể bị phơi nhiễm rung toàn thân thì để thích nghi tim sẽ hoạt động nhiều hơn, lượng oxy tiêu thụ tăng lên và thân nhiệt tăng và làm xuất hiện triệu chứng đau đầu hoặc rối loạn thần kinh
- Độ rung 6Hz khiến cho eo, ngực, lưng cảm giác đau mạnh, ở 13Hz thì đầu sẽ bị rung nhiều nhất, mặt có cảm giác rung, mí mắt bị chao đảo, còn ở 4 ~14Hz thì cảm giác đau bụng, 9~20Hz thì muốn đi đại tiện, ra mồ hôi và bị sốt.
- Ảnh hưởng sức khỏe có liên quan mật thiết với rung toàn thân là đau lưng dưới – bệnh cơ xương của xương sống lưng và phơi nhiễm rung toàn thân mang yếu tố nghề nghiệp
- Trước thời gian phát bệnh cơ xương – xương sống lưng do rung toàn thân
+ Sự thay đổi về giải phẩu học liên quan đến độ rung gây ra hiện tượng giảm lưu lượng máu trong các mạch máu nhỏ và cung cấp chất dinh dưỡng tới xương sống lưng. Nó cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng trao đổi chất bất thường ở cơ quan trong cơ thể.
+ Độ rung tiếp tục gây áp lực lên cấu trúc của xương sống lưng và thận, vì vậy sẽ gây mệt mỏi cho xương sống lưng và tổn thương lặp lại.
Nguồn: Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động
Tin liên quan
- Hải Phòng: Cấp cứu kịp thời một bệnh nhi ngộ độc khí CO do sử dụng máy phát điện chạy bằng xăng
- Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2024
- Ngộ độc nhôm do dùng phèn chua liên tục chữa hôi nách nhiều năm
- Làm nghề nào dễ mắc bệnh bụi phổi?
- Quảng Bình tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống bệnh nghề nghiệp bụi phổi silic nghề nghiệp
- Danh sách 35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2023
- Bổ sung COVID-19 vào danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH