HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với UBND TP Hà Nội về công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Thứ Tư, ngày 16/07/2025 01:07

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, tặng quà thương binh, bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh

Thứ Ba, ngày 15/07/2025 14:34

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác y tế song phương Việt Nam và Hòa Kỳ

Thứ Ba, ngày 15/07/2025 04:04

Bộ trưởng Đào Hồng Lan và đoàn công tác Bộ Y tế dâng hương tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Thứ Hai, ngày 14/07/2025 01:12

Lễ mít tinh kỷ niệm ngày dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi"

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 11:26

GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, chủ trì họp về việc hướng dẫn các đoàn đại biểu báo cáo tình hình sức khỏe các đại biểu và Kế hoạch đảm bảo công tác y tế phục vụ Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 11:17

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức làm việc tại Hưng Yên

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 00:52

Họp Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện 6 tháng đầu năm 2025: Bộ trưởng Đào Hồng Lan: “Số đơn vị máu đạt gần 50% kế hoạch năm là sự nỗ lực rất lớn của toàn hệ thống”

Thứ Năm, ngày 10/07/2025 07:50

Bộ Y tế tập huấn phổ biến các quy định liên quan đến phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Thứ Tư, ngày 09/07/2025 15:29

Nghị quyết về đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân 'phải mang tính hành động'

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 14:11

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số ngành Y tế

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 09:19

Bộ Y tế làm việc tại Hưng Yên về Chương trình mục tiêu quốc gia chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026 – 2035

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 09:16

Bộ Y tế và Hội Quân Dân y Việt Nam tiếp tục tăng cường phối hợp chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Thứ Hai, ngày 07/07/2025 15:02

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương tiếp và làm việc với đoàn công tác của cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA Tokyo

Thứ Hai, ngày 07/07/2025 09:37

Cảnh báo tình trạng kháng hóa chất của muỗi truyền bệnh sốt rét

Chủ Nhật, ngày 06/07/2025 01:31

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề tại Bắc Ninh

Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 14:25

'Phải tổ chức thực hiện, làm sao y dược cổ truyền thực sự phát triển đúng tầm'

Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 02:12

Tiếp tục nỗ lực để sớm đạt mức độ 3, tiến tới mức độ 4 hệ thống sản xuất quốc gia Việt Nam về thuốc, vắc xin

Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 01:35

Họp Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương

Thứ Sáu, ngày 04/07/2025 10:03

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp và làm việc với UNICEF

Thứ Sáu, ngày 04/07/2025 09:55

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Cảnh báo bệnh tim – thận – chuyển hóa ngày càng gia tăng

16/07/2025 | 10:10 AM

 | 

Các bệnh nền như đái tháo đường, tăng huyết áp và bệnh lý tim mạch là yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh thận mạn. Tuy nhiên, việc chẩn đoán sớm vẫn còn nhiều hạn chế. Gần 51% bệnh nhân đái tháo đường típ 2 bị bỏ sót chẩn đoán bệnh thận.

Chuỗi hội thảo khoa học với chủ đề "Tiên phong bảo vệ tối ưu Tim mạch – Thận – Chuyển hóa: Mỗi quyết định kịp thời – Nhiều cuộc đời được bảo vệ" tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vừa diễn ra đã quy tụ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tim mạch, thận, nội tiết và thu hút hơn 1.000 bác sĩ, dược sĩ tham dự.

Thông tin tại chuỗi hội thảo cho thấy, tại Việt Nam, đái tháo đường đang dần trở thành vấn đề y tế cộng đồng nghiêm trọng, với khoảng 30% người trưởng thành trong độ tuổi 35–59 mắc bệnh. Dự báo đến năm 2030, căn bệnh này sẽ nằm trong nhóm 7 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật. Tổng chi phí điều trị bệnh nhân đái tháo đường tại Việt Nam hiện vượt hơn 10,000 tỷ đồng, trong đó 70% là để giải quyết các biến chứng.

Cảnh báo bệnh tim – thận – chuyển hóa ngày càng gia tăng- Ảnh 1.

GS.TS.BS Nguyễn Lân Việt, Phó Chủ tịch thường trực Hội Tim mạch Việt Nam phát biểu.

Bên cạnh đó, bệnh tim mạch tiếp tục là nguyên nhân tử vong số một, trong khi bệnh thận và đái tháo đường cũng góp mặt trong nhóm bốn nguyên nhân hàng đầu làm tăng gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam. 

Mối liên hệ giữa tim - thận - chuyển hóa không chỉ là vấn đề tương quan bệnh lý, mà còn tác động rõ rệt đến tuổi thọ. Một người mắc đái tháo đường có thể mất trung bình 6 năm sống khỏe mạnh, và con số này có thể lên tới 11 năm nếu kèm thêm bệnh thận mạn và các biến cố tim mạch như đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.

Năm 2019, cả nước ghi nhận khoảng 10 triệu ca bệnh thận, với hơn 21.000 ca tử vong. Chi phí lọc máu đã lên đến 4,000 tỷ đồng và với 5,500 máy chạy thận hiện nay chỉ đáp ứng 30% nhu cầu của bệnh nhân bệnh thận mạn. Đến năm 2021, bệnh thận mạn đã trở thành nguyên nhân tử vong đứng thứ bảy, và theo dự báo, đến năm 2040 có thể vươn lên vị trí thứ năm nếu không có giải pháp can thiệp hiệu quả.

Các bệnh nền như đái tháo đường, tăng huyết áp và bệnh lý tim mạch là yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh thận mạn. Tuy nhiên, việc chẩn đoán sớm vẫn còn nhiều hạn chế. Gần 51% bệnh nhân đái tháo đường típ 2 bị bỏ sót chẩn đoán bệnh thận. Tỷ lệ này lên đến 68% ở các nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có kèm suy tim hoặc bệnh lý tim mạch do xơ vữa. Những con số này cho thấy sự cần thiết của việc tầm soát sớm và điều trị chủ động bệnh thận mạn trong cộng đồng có nguy cơ cao.

TS.DS. Nguyễn Quốc Bình, đến từ Bệnh viện Chợ Rẫy, nhận định các bệnh lý tim mạch - thận - chuyển hóa đang là gánh nặng lớn đối với hệ thống y tế, cả ở Việt Nam và trên toàn cầu. 

Với hiệu quả đã được chứng minh và hiện diện trong các hướng dẫn điều trị uy tín toàn cầu và trong nước, Empagliflozin là một liệu pháp toàn diện, đơn giản, giúp bảo vệ tim, thận và chuyển hóa - phù hợp với phổ rộng bệnh nhân, từ đái tháo đường típ 2 đến suy tim và bệnh thận mạn, giúp mang lại hiệu quả lâu dài về mặt sức khỏe và đồng thời giúp giảm gánh nặng kinh tế lên hệ thống y tế.

GS.TS.BS Nguyễn Lân Việt, Phó Chủ tịch thường trực Hội Tim mạch Việt Nam nhấn mạnh nghiên cứu bản lề EMPA-REG OUTCOME là cú hích làm thay đổi hàng loạt khuyến cáo trong điều trị các bệnh lý tim mạch, thận, chuyển hóa. 

Cảnh báo bệnh tim – thận – chuyển hóa ngày càng gia tăng- Ảnh 2.

Các đại biểu, chuyên gia đầu ngành chia sẻ tại chuỗi hội thảo.

Tại Việt Nam, từ năm 2018 đến nay, theo ước tính, có hơn 461.000 bệnh nhân đã được điều trị bằng Empagliflozin, giải pháp này đã giúp cứu sống hơn 21.600 người mỗi năm, ngăn ngừa hơn 17.000 ca tử vong do tim mạch, 67.000 biến cố thận và hơn 2,6 triệu ca nhập viện, từ đó tiết kiệm cho hệ thống y tế khoảng 588 tỷ đồng chi phí lọc máu...

Nguồn: suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến