Thông tin Cải cách hành chính tháng 11/2020

25/11/2020 | 15:38 PM

 | 

23. Ninh Bình: Cải cách hành chính tại các bệnh viện đạt nhiều kết quả tốt

Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, các Bệnh viện trong ngành y tế Ninh Bình đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi nhất cho người dân khi đến khám chữa bệnh. Hiện nay tại khoa khám bệnh của các bệnh viện đều ứng dụng công nghệ thông tin, các phầm mềm chuyên dụng để giải quyết thủ tục trong khám chữa bệnh, đảm bảo người bệnh được phục vụ, giảm thời gian chờ đợi.

Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Sơn, từ khi ứng dụng công nghệ thông tin, máy rút số tự động, phầm mềm thanh toán bảo hiểm y tế liên thông, người dân thấy hài lòng vì rút ngắn thời gian chờ đợi, thủ tục nhanh chóng, chính xác, đảm bảo tính công khai, minh bạch so với những năm trước đây 

Tại Khoa Khám bệnh – Trung tâm Y tế huyện Gia Viễn, cán bộ y tế, đặ biệt là nhân viên y tế thuộc tổ tiếp đón thực hiện đi làm sớm hơn so với giờ làm việc, có mặt từ 7 giờ sáng để tiếp đón, phát số, giải quyết các thủ tục đăng kí khám cho bệnh nhân, đảm bảo người bệnh đến là được phục vụ ngay không phải chờ đợi. Điều này đã giúp cho người bệnh khi đến khám chữa bệnh ở đây cảm thấy rất hài lòng vì không phải chờ đợi, thủ tục nhanh chóng hơn.

Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Ban Lãnh đạo Bệnh viên xác định cải cách hành chính một cách hiệu quả nhằm phục vụ bệnh nhân một cách tốt nhất là nhiệm vụ trọng tâm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã từng bước cải tiến quy trình xử lý các công đoạn khám chữa bệnh một cách khoa học. Ban giám đốc bệnh viện đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng, ban trong việc thực hiện nhiệm vụ đề ra, nhất là việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của đơn vị, triển khai áp dụng phần mềm quản lý công chức, viên chức của ngành. Bên cạnh đó, xây dựng và đổi mới công tác cán bộ cũng được chú trọng. Đây được xem là nhiệm vụ mang tính đột phá trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý cũng như việc khám chữa bệnh.

Các bệnh viện trong tỉnh Ninh Bình đã bố trí khu vực chờ khám và khu vực tiếp đón người bệnh đảm bảo rộng rãi, có đủ ghế ngồi, nước uống. Bố trí bảng chỉ dẫn, hướng dẫn quy trình khám bệnh, bảng giá viện phí công khai, bệnh viện thực hiện nghiêm túc việc niêm yết hòm thư góp ý, số điện thoại đường dây nóng, số điện thoại trực 24/24 giờ để tiếp nhận phản ánh và hỗ trợ cấp cứu khi cần thiết; tiếp nhận các ý kiến phản ánh và giải quyết thắc mắc của bệnh nhân và gia đình người bệnh, tránh gây tâm lý bức xúc cho người bệnh. Có thể thấy công tác cải cách hành chính được các bệnh viện đặc biệt chú trọng, nhất là tại khoa khám bệnh. Trung bình mỗi ngày, khoa khám bệnh của các bệnh viện tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân, trong đó có đến 90% người bệnh khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế. Với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh thì người bệnh là đối tượng được hưởng lợi đầu tiên. Tất cả mọi thông tin lịch sử khám bệnh của bệnh nhân được lưu trữ trong hệ thống công nghệ thông tin của bệnh viện. Với chỉ định xét nghiệm, kê đơn thuốc cũng được thực hiện bằng máy tính, điều này vừa tiết kiệm thời gian cho bác sĩ, vừa để bệnh nhân dễ đọc, dễ theo dõi. Đồng thời việc liên thông trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế giúp cung cấp các thông tin bệnh nhân, tra cứu thẻ bảo hiểm y tế, lịch sử khám chữa bệnh của người bệnh và quản lý thông tuyến trên phạm vi toàn quốc, giúp cho việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế hiệu quả, khách quan. Việc này cũng làm giảm thời gian chờ khám bệnh, thanh toán viện phí của người bệnh, người bệnh còn giám sát được quyền lợi được hưởng khi khám chữa bệnh tại bệnh viện. Song song đó, các cán bộ y tế của các bệnh viện luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc; thực hiện tốt đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh, qua đó hoàn thiện kỹ năng giao tiếp, ứng xử của cán bộ y tế để đảm bảo phục vụ tốt hơn cho người bệnh. Tại Bệnh viện Mắt tỉnh, so với nhưng năm trước thì hiện nay tác phong làm việc của nhân viên y tế đã thay đổi nhiều, việc thường trực những hướng dẫn viên ở khu vực làm hồ sơ đã giúp cho bà và người nhà tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Người đi khám bệnh có điều gì không hiểu hoặc thắc mắc thì đã có sẵn những người tư vấn ở đây để giải đáp.

Nhằm phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, các bệnh viện trong toàn tỉnh Ninh Bình sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng trong việc khám chữa bệnh, tạo mọi điều kiện để người bệnh và người nhà bệnh nhân được phục vụ chăm sóc tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. (995) (2)

Phòng KSTTHC – Văn phòng Bộ Y tế

    24.   Ngành y tế Đồng Tháp: 2 năm liền đứng thứ hạng cao trong bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh

Quyết tâm đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà tại các cơ sở khám, chữa bệnh, nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, hướng đến sự hài lòng của người bệnh... là những nhiệm vụ trọng tâm ngành y tế Lâm Đồng đã và đang thực hiện.

Theo Sở Y tế Đồng Tháp, Sở luôn tiếp thu ý kiến phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức về việc nâng cao chất lượng cải cách hành chính trong phạm vi, thẩm quyền quản lý của Sở để xác định giải pháp phục vụ, từ đó kịp thời tìm và tháo gỡ các “nút thắt” trong quá trình vận hành. Bên cạnh đó, Sở còn tăng cường, mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính và khám chữa bệnh; tập trung cải cách tổ chức cơ cấu bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đẩy mạnh phân cấp trong công tác điều hành, quản lý.

Nhờ những nỗ lực thực hiện cải cách thủ tục hành chính, chỉ số thành phần cải cách thủ tục hành chính của ngành y tế Đồng Tháp trong 2 năm gần đây đạt kết quả tốt như: năm 2018 đạt 93,10%, năm 2019 đạt 95,76% (tăng 2,66%). Chỉ số thành phần hiện đại hóa hành chính cũng được Sở Y tế cải thiện, trong năm 2019 đạt gần 80% (tăng hơn 6% so năm 2018)... Với những kết quả trên, Sở Y tế Đồng Tháp đã 2 năm liền đứng thứ hạng cao: năm 2018 đứng vị trí thứ hai, năm 2019 dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh.

Thời gian tới, Sở Y tế Đồng Tháp tiếp tục phát huy kết quả đạt được; tăng cường tuyên truyền việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính đến người dân, doanh nghiệp; tuyên truyền, phổ biến tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và cá nhân, tổ chức có liên quan khi có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính lựa chọn thực hiện thông qua dịch vụ công trực tuyến; dịch vụ hẹn giờ thực hiện thủ tục hành chính tại nhà; gửi hồ sơ và nhận kết quả qua dịch vụ BCCI; tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ, giải quyết thủ tục hành chính. (442) (1)

Phòng KSTTHC – Văn phòng Bộ Y tế

    25.   Ngành y tế Bắc Kạn tích cực cải cách hành chính

Thời gian qua, công tác cải cách hành chính đã được ngành Y tế Bắc Kạn đẩy mạnh thực hiện với nhiều giải pháp đồng bộ, thu được những chuyển biến tích cực, góp phần tăng cường hiệu lực quản lý, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe và tạo sự hài lòng cho người dân, doanh nghiệp.

Ngành Y tế Bắc Kạn xác định rõ vai trò quan trọng của công tác cải cách hành chính, là một trong 5 nhiệm vụ trọng tâm của ngành phải thực hiện hằng năm. Do đó, ngành chỉ đạo các đơn vị y tế ban hành kế hoạch, chương trình cải cách hành chính theo giai đoạn và hàng năm. Trong chỉ đạo triển khai, thực hiện cải cách hành chính, Sở Y tế luôn gắn công tác này với vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu và công tác thi đua, khen thưởng của mỗi cơ quan, đơn vị. Nhờ đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính trong ngành được thực hiện sát sao, thường xuyên, quyết liệt. Năm 2017, Chỉ số cải cách hành chính của Sở Y tế đạt 81,12 điểm, xếp loại tốt, xếp thứ 13/19 các sở, ngành. Năm 2018 đạt 81,02 điểm, xếp thứ 13/19 các sở, ngành. Năm 2019 đạt 84,63 điểm, xếp loại khá, đứng thứ 11/19 các sở, ngành.

Ngoài ra, Sở Y tế tiếp tục có nhiều văn bản chỉ đạo các đơn vị tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh ứng dụng các phần mềm như: Phần mềm Quản lý tiêm chủng, Quản lý bệnh viện, Quản lý y tế xã, phường... thực hiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại các đơn vị, cơ sở y tế, góp phần rút ngắn thời gian chờ đợi, tạo thuận lợi cho người dân. Thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế, Sở Y tế đã tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện việc nối mạng, kết nối liên thông dữ liệu các cơ sở bán lẻ thuốc tân dược, tiến tới việc quản lý kê đơn và bán thuốc theo đơn tại các cơ sở bán thuốc trên địa bàn toàn tỉnh. Với sự quyết liệt trong chỉ đạo, công tác cải cách hành chính của ngành Y tế đã có chuyển biến tích cực, từng bước hình thành một nền hành chính công khai, hiện đại, minh bạch. Các cơ quan, đơn vị y tế ngày càng tinh gọn, hiệu quả, chất lượng hoạt động được nâng lên rõ rệt.

 

Từ đầu năm đến nay, Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định công bố danh mục 03 thủ tục hành chính, trong đó có 01 thủ tục thay thế, 2 thủ tục hành chính ban hành mới thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế. Có 50 thủ tục hành chính trên 196 thủ tục hành chính của Sở Y tế được cung cấp trực tuyến mức độ 4 đạt tỷ lệ 25,5%; 146 thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 3 đạt tỷ lệ 74,4%. Tất cả quy trình thực hiện cũng như thời hạn giải quyết các hồ sơ thủ tục hành chính đều được niêm yết công khai trên Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế và Trung tâm Hành chính công tỉnh, giúp người dân dễ dàng tra cứu để làm thủ tục. Các thủ tục được tiếp nhận, xử lý theo nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ, đúng thời gian, đúng pháp luật. Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 4 là cách làm rất thiết thực để giảm tải được áp lực công việc cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ, giải quyết công việc thuận tiện, khoa học hơn. Qua đó, người dân được hưởng thụ dịch vụ thuận lợi, tiết kiệm chi phí cũng như thời gian thực hiện các thủ tục hành chính.

Song song với đó, việc tăng cường cải cách thủ tục hành chính, Sở Y tế cũng đẩy mạnh chỉ đạo các đơn vị khám, chữa bệnh trong toàn ngành thực hiện đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân đến khám, điều trị. Tất cả các cơ sở y tế trực thuộc đều thực hiện đơn giản hoá các thủ tục, quy trình khám, chữa bệnh, cung cấp các dịch vụ y tế. Niêm yết công khai, minh bạch thủ tục hành chính để mọi người dân đến cơ sở đều được biết và giám sát. Mặt khác, các đơn vị trong ngành còn tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành để giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và tiết kiệm thời gian cho người bệnh. Hiện nay, 100% đơn vị, cơ sở khám, chữa bệnh và trạm y tế tuyến xã đã thực hiện kết nối liên thông dữ liệu khám, chữa bệnh, chuyển dữ liệu thanh toán bảo hiểm y tế sang cổng tiếp nhận của bảo hiểm xã hội đúng quy định. Các đơn vị điều trị sử dụng hiệu quả phần mềm quản lý bệnh viện và các phần mềm quản lý khám chữa bệnh như HIS, RIS, PACS...

Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác cải cách hành chính, thì việc đưa vào thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính tập trung tại Trung tâm Hành chính công của ngành Y tế thời gian qua là một trong những thành tích nổi bật, khẳng định tính ưu việt của mô hình thực hiện thủ tục hành chính tập trung tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.

Nhờ cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực y tế, tỷ lệ hài lòng của người dân, doanh nghiệp khi đến với các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn tỉnh Bắc Kạn được nâng lên rõ rệt. Tin trưởng, thời gian tới ngành y tế Bắc Kạn sẽ đạt được nhiều kết quả tốt đẹp trong công tác cải cách hành chính. (1055) (2,5)

Phòng KSTTHC – Văn phòng Bộ Y tế

  

 26.   Nam Định:  Ngành Y tế nỗ lực cải cách hành chính

Đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà và rút ngắn thời gian chờ đợi của người bệnh và người yêu cầu thực hiện các thủ tục hành chính... là những nhiệm vụ trọng tâm mà Ngành y tế Nam Định đã và đang thực hiện. Đến nay, ngành Y tế Nam Định đã triển khai đồng bộ tất cả các nội dung của chương trình cải cách hành chính nhà nước bao gồm: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra về cải cách hành chính C, chuyển đổi Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001: 2008 sang áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001: 2015.

Về cải cách thủ tục hành chính, ngành Y tế Nam Định xác định đây là nội dung quan trọng, thường xuyên, cần phải được tổ chức thực hiện nghiêm túc theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, bảo đảm tính công bằng, công khai, minh bạch, hiệu quả nhằm xóa bỏ các thủ tục rườm rà cho tổ chức và công dân. Nưm 2019, Sở Y tế đã tiến hành rà soát, trình UBND tỉnh bãi bỏ 25 thủ tục hành chính, ban hành 14 thủ tục hành chính mới vào tháng 5/2019, bãi bỏ 17 thủ tục hành chính vào tháng 9/2019. Các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền được công khai giải quyết online và trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Y tế và các đơn vị. Các thủ tục hành chính được thực hiện cơ chế một cửa, liên thông. Sở Y tế cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4 trên hệ thống quản lý trang thiết bị của Bộ Y tế đối với 05 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực trang thiết bị và công trình y tế, công khai giải quyết 112 thủ tục hành chính khác tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm công khai giải quyết 04 thủ tục hành chính, Trung tâm Giám định Y khoa công khai giải quyết 23 thủ tục hành chính. Tính đến tháng 12/2019, Sở Y tế đã thực hiện được 130 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết.

Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính: Ngành Y tế Nam Định đã thành lập Trung tâm Y tế huyện, thành phố trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Y tế, Bệnh viện đa khoa, Trung tâm Dân số- Kế hoạch hóa gia đình cấp huyện; thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS. Bên cạnh đó, hoàn thiện Đề án vị trí việc làm cho cán bộ, viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.

Đối với công tác tài chính, Sở Y tế Nam Định đã thực hiện cải cách hành chính công theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, chỉ đạo các đơn vị được giao quyền hoàn thiện các chế độ, định mức phân bổ, định mức chi tiêu, tăng cường thực hiện tiết kiệm chống lãng phí, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý tài chính. Mặt khác, ban hành các văn bản hướng dẫn các đơn vị xây dựng, sửa đổi, bổ sung: quy chế chi tiêu nội bộ; quản lý, sử dụng tài sản công; công khai, minh bạch về tài chính; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; thiết lập quỹ để đầu tư mua sắm. Sở đã hướng dẫn các đơn vị lập dự toán, thực hiện dự toán, kiểm tra, quyết toán ngân sách; Triển khai phần mềm quản lý tài chính cho các đơn vị trong ngành.

Về hiện đại hóa hành chính, toàn ngành y tế Nam Định đã sử dụng hệ thống thư điện tử và phần mềm quản lý văn bản VNPTioffice, 100% cơ sở khám chữa bệnh sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế. Tiếp tục sử dụng công nghệ thông tin trong việc cải tiến quy trình khám chữa bệnh, kết nối dữ liệu khám chữa bệnh, cận lâm sàng, thanh toán viện phí giúp rút ngắn thời gian và giảm áp lực cho cán bộ y tế, tiếp tục duy trì các phần mềm báo cáo giám sát dịch bệnh, quản lý bệnh nhân điều trị methadone, 100% các đơn vị sử dụng phần mềm kế toán Mimosa.net, phần mềm quản lý tài sản công theo điện toán đám mây, sử dụng phần mềm quản lý bệnh viện Medisoft…

Năm 2020, Sở Y tế Nam Định đã xây dựng kế hoạch cải cách hành chính. Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quy định đổi mới cơ chế, tổ chức triển khai thực hiện các luật, nghị định về lĩnh vực Y tế cho phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương; tiếp tục kiểm tra công tác cải cách hành chính, chấm điểm chỉ số cải cách hành chính của các đơn vị trực thuộc; tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc các phòng chức năng của Sở và các đơn vị trực thuộc theo quy định; thực hiện quy trình đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp phòng, đơn vị trực thuộc trong diện quy hoạch của Ngành theo quy định; tiếp tục đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, chính trị, ngoại ngữ, quản lý nhà nước, tin học, nghiệp vụ quản lý hoạt động Y tế cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành; tiếp tục triển khai thực hiện các nghị định của Chính phủ về đổi mới tài chính công, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm; tiếp tục thực hiện chuyển đổi Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001: 2008 sang áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001: 2015; tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị nhằm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành hoạt động của ngành y tế Nam Định.

Với sự quyết liệt trong công tác chỉ đạo điều hành và nỗ lực trong triển khai thực hiện, tin tưởng thời gian tới, ngành Y tế Nam Định sẽ gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp trong cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. (1243) (2,5)

Phòng KSTTHC – Văn phòng Bộ Y tế

    27.   Sở Y tế Bắc Ninh: Tích cực thực hiện Công tác tuyên truyền cải cách hành năm 2020

Theo Báo cáo số 389/BC-SYT ngày 11/11/2020 của Sở Y tế Bắc Ninh, ngay từ đầu năm Sở Y tế  đã ban hành kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính năm 2020 và phân công trách nhiệm, chỉ đạo các đơn vị trong ngành tổ chức triển khai thực hiện như: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (Đài truyền thanh, Cổng thông tin điện tử của ngành, pano, áp phích, thông qua các cuộc họp, hội thi truyền thông giáo dục sức khỏe) và lồng ghép để tuyên truyền, phổ biến về chương trình tổng thể cải cách hành chính của Trung ương và của tỉnh; Thường xuyên đăng tải các tin, bài, xây dựng các chuyên mục về cải cách hành chính, cập nhật, bổ sung bộ thủ tục hành chính mới nhất lên trang thông tin điện tử để tổ chức và công dân tra cứu.

Cụ thể:  Trong năm 2020 đã có 100% các tin bài (cải cách hành chính, thông tin chuyên ngành, các dự án, hoạt động Chương trinhg mục tiêu Y tế- Dân số) được đăng tải, tuyên truyền trên Cổng Thông tin điện tử của ngành. 1006 tin, bài ảnh; 35 chuyên mục trên Báo Bắc Ninh; 44 phóng sự; 255 tin hoạt động; 4 Tạp chí truyền hình Tuyên truyền trên Đài phát thanh – Truyền hình tỉnh… Để đạt được kết quả trên là do cấp ủy, Ban Giám đốc Sở Y tế trong năm 2020 đã quan tâm chỉ đạo công tác cải cách hành chính nói chung và lĩnh vực tuyên truyền cải cách hành chính nói riêng.
Trong thời gian tới, Sở Y tế Bắc Ninh sẽ tiếp tục tuyên truyền các hoạt động cải cách hành chính trong mọi lĩnh vực hoạt động của ngành y tế Bắc Ninh; Tiếp tục triển khai, thực hiện in và cấp phát 2 số Bản tin y tế Bắc Ninh; phát sóng chuyên mục sức khỏe và đời sống trên Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh; chuyên mục sức khỏe cho mọi người trên Báo Bắc Ninh,... (350) (1)

Phòng KSTTHC – Văn phòng Bộ Y tế

    28.   Ngành Y tế Bắc Ninh: Nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, không để hồ sơ trả muộn, trễ hẹn

Đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà và rút ngắn thời gian chờ đợi của người bệnh và người yêu cầu thực hiện các thủ tục hành chính... là những nhiệm vụ trọng tâm mà Ngành y tế Bắc Ninh đã và đang thực hiện.

Năm 2020, ngành y tế Bắc Ninh tiếp tục thực hiện đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ thông tin, cải thiện quy trình đón tiếp bệnh nhân, rút ngắn đáng kể thời gian thực hiện các dịch vụ công về y tế, phục vụ tốt hơn cho người bệnh và đáp ứng được sự hài lòng của người bệnh.

Tính đến nay, ngành y tế Bắc Ninh đã thực hiện cập nhật, công khai 100% các thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính công và trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, của ngành; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. 100% thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực y tế được giải quyết tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh. Trong kì, ngành đã tiếp nhận 1.545     hồ sơ      của tổ chức, cá nhân đăng kí hoạt động trong các lĩnh vực quản lí của ngành; trong đó đã giải quyết xong cho 1.436 hồ sơ, 109 hồ sơ đang trong thời gian xử lí, không có hồ sơ trả muộn, trễ hẹn.

Bên cạnh đó, các đơn vị trong ngành y tế Bắc Ninh tiếp tục duy trì hòm thư góp ý của công dân để tiếp thu ý kiến đóng góp, phản ánh, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân; thực hiện niêm yết nội dung, địa chỉ phản ánh, kiến nghị về công tác thực hiện thủ tục hành chính theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BYT ngày 07/02/2014 của Bộ Tư pháp theo quy định; tăng cường kỉ cương, kỉ luật hành chính trong các cơ quan, đơn vị trong ngành.

Nhờ cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ thông tin, cải thiện quy trình đón tiếp bệnh nhân, rút ngắn đáng kể thời gian thực hiện các dịch vụ công về y tế nên tỷ lệ hài lòng của người dân khi đến với các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn tỉnh Bắc Ninh được nâng lên rõ rệt. Tin tưởng, thời gian tới ngành y tế Bắc Ninh sẽ có nhiều biện pháp mang tính đột phá trong cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính để phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. (454) (1)

Phòng KSTTHC – Văn phòng Bộ Y tế

    29.   Sở Y tế Cao Bằng: Nỗ lực thực hiện tốt, đồng bộ các nội dung cải cách hành chính

Theo Sở Y tế cao Bằng, năm 2020, Sở đã triển khai đồng bộ các nội dung cải cách hành chính. Đến hết tháng 9, Sở đã thực hiện 26/38 nội dung trọng tâm liên quan đến công tác cải cách hành chính, 12 nội dung đang thực hiện; tham mưu xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đúng quy định, đúng thẩm quyền, căn cứ pháp lý, phù hợp với quy định hiện hành theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống hóa văn bản, rà soát 21 văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh do đơn vị chủ trì soạn thảo. Triển khai đầy đủ văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, của tỉnh tại đơn vị.

Về cải cách thủ tục hành chính, Sở đã niêm yết công khai thủ tục hành chính công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế và Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh. Giải quyết thủ tục hành chính, tiếp nhận 564 hồ sơ, đã giải quyết 551 hồ sơ, trong đó 550 hồ sơ đúng hạn.

Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính: Sở đã sắp xếp xong 6 đơn vị y tế tại 6 huyện để thành lập Trung tâm y tế và Bệnh viện đa khoa 3 huyện (Hà Quảng, Quảng Hòa, Trùng Khánh). Sắp xếp lại 199 Trạm y tế, còn 161 Trạm y tế, giảm 38 Trạm y tế.

Về hiện đại hóa hành chính:  Ứng dụng phần mềm quản lý văn bản điều hành, kết nối liên thông 3 cấp từ Sở Y tế, đơn vị và khoa, phòng tại 100% đơn vị trực thuộc. Cấp 92 chữ ký số dùng trong cơ quan, lãnh đạo Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc. Tiếp nhận trên 19.000 công văn đến, gửi đi trên 3.800 công văn qua hệ thống phần mềm. 100% công chức sử dụng hộp thư điện tử công vụ. Mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 3 và 4. Tiếp nhận và giải quyết 519/519 hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính qua hệ thống thông tin một cửa điện tử.

Thường xuyên cung cấp, cập nhật thông tin trên Trang thông tin điện tử đăng tải các văn bản chỉ đạo của Trung ương, ngành, tỉnh, thông tin chế độ, chính sách…; đăng 640 tin tức, sự kiện thuộc lĩnh vực của ngành, 379 văn bản chỉ đạo điều hành. Áp dụng ISO trong hoạt động của cơ quan đã rút ngắn thời gian xử lý các văn bản, giải quyết thủ tục nhanh chóng, giảm tác động tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá nhân và nhân dân.

Với những kết quả trên, có thể nói Sở Y tế Cao Bằng đã nỗ lực thực hiện tốt, đồng bộ các nội dung cải cách hành chính; từng bước hiện đại hóa cải cách hành chính từ cơ quan đầu mối của Sở Y tế đến các đơn vị trực thuộc cấp xã hướng đến mục tiêu minh bạch, hiệu quả, hiện đại, nói không với tiêu cực, nhũng nhiễu, phiền hà trong thực thi công vụ. Thời gian tới, Sở Y tế tăng cường hơn nữa ứng dụng công nghệ thông tin vào ISO; nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành; đào tạo cán bộ đạt các tiêu chí chuẩn hóa, tiếp tục hoàn thiện các nhiệm vụ cải cách hành chính trong năm 2020 để tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính đạt kết quả tốt hơn. (622) (1,5)

Phòng KSTTHC – Văn phòng Bộ Y tế

    30.   Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh: 100% hồ sơ thủ tục hành chính được tiếp nhận và giải quyết trực tuyến

Theo thông tin của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, Sở đã triển khai 21 thủ tục trên Cổng dịch vụ công chung của Thành phố. Mặt khác, để hướng dẫn trực tiếp các loại hồ sơ phức tạp, cần cập nhật các quy định mới hoặc cần chuyển đổi văn bản giấy thành điện tử, Sở đã đưa vào hoạt động Phòng Hỗ trợ, hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 ngay trong khuôn viên Sở.

Từ tháng 1/2019, Sở đã xây dựng cổng dịch vụ công trực tuyến của ngành và chính thức hoạt động. Trước đây, tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến khá thấp, dưới 20%, thì hiện nay, Sở đã đưa tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được tiếp nhận và giải quyết trực tuyến tại cổng dịch vụ công trực tuyến ngành y tế lên 100%. Người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng máy tính, thiết bị di động có nối mạng internet đều có thể đăng ký tài khoản và nộp hồ sơ trực tuyến tại bất cứ đâu.

Ngoài ra, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã triển khai ứng dụng tra cứu kết quả giải quyết hồ sơ công tại Phòng tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ dịch vụ công của sở để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tra cứu. Ứng dụng này hỗ trợ người dân và doanh nghiệp dễ dàng tra cứu hồ sơ cho dù đang ở bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào. Khi có thông báo “trả kết quả”, người dân, doanh nghiệp đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ dịch vụ công để lấy hồ sơ, hoặc được bưu điện giao tận nhà nếu có đăng ký dịch vụ bưu chính công ích. Đối với bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ, ứng dụng này giúp giảm dần hiện trạng tiếp xúc trực tiếp với cán bộ để tránh nhũng nhiễu, giảm những khoản chi phí không chính thức. Qua đó, tăng sự gắn kết giữa Sở Y tế với người dân và doanh nghiệp, tăng niềm tin đối với việc giải quyết thủ tục hành chính công của sở, góp phần tăng chỉ số cải cách thủ tục hành chính của ngành y tế nói riêng và của thành phố nói chung.

100% hồ sơ thủ tục hành chính y tế ở Thành phố Hồ Chí Minh được tiếp nhận và giải quyết trực tuyến, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tra cứu dễ dàng hơn là một kết quả rất đáng ghi nhận, thể hiện quyết tâm và nỗ lực cao của ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh trong công tác cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính thời gian qua. (479) (1)

Phòng KSTTHC – Văn phòng Bộ Y tế

    31.   Lai Châu: Bệnh viện đa khoa tỉnh tích cực cải cách thủ tục hành chính  

Cải cách thủ tục hành chính luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đã và đang được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu nghiêm túc thực hiện. Ban Giám đốc Bệnh viện đã triển khai thực hiện cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh tại tất cả các khoa phòng của Bệnh viện.

Tại Khoa Khám bệnh, người bệnh hay người nhà bệnh nhân sẽ được nhân viên Tổ chăm sóc khách hàng tiếp đón, hướng dẫn lấy số khám bệnh tự động và quầy làm thủ tục theo thứ tự gọi tên công khai trên bảng điện tử. Sau khi nhập thông tin vào phần mềm quản lý của bệnh viện, nộp tiền tạm ứng, bệnh nhân được bộ phận tiếp đón của Khoa Khám bệnh hướng dẫn đến từng phòng khám bệnh... Việc cấp số tự động cũng giúp quá trình khám bệnh diễn ra khoa học, trật tự, công bằng, tạo tâm lý yên tâm, thoải mái cho người bệnh và người nhà bệnh nhân.

Với quan điểm “Lấy người bệnh làm trung tâm”, Bệnh viện Đa khoa tỉnh luôn quan tâm tới công tác cải cách thủ tục hành chính, rút gọn các bước trong quy trình khám bệnh, hướng đến sự hài lòng và an toàn của người bệnh. Nhằm tạo thuận lợi cho người bệnh đến khám, chữa bệnh, Sở Y tế Lai Châu đã chỉ đạo bệnh viện thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, tích cực như: Tổ chức lực lượng phù hợp, sắp xếp lại từ phòng khám bệnh, phòng thu phí, phòng phát thuốc, phòng xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh hoàn toàn một chiều; bố trí bác sĩ, điều dưỡng có trình độ cao, đội ngũ hướng dẫn viên nhiệt tình luôn sẵn sàng, hướng dẫn bệnh nhân và người nhà bệnh nhân một cách chu đáo và kịp thời. Ngoài ra, bệnh viện không ngừng cải tiến quy trình khám bệnh bảo đảm hợp lý, thuận tiện như tăng thêm phòng khám, điều chỉnh nhân lực hợp lý để đáp ứng nhu cầu khám bệnh trong giờ hành chính và những giờ cao điểm; bố trí khu chờ có đủ ghế ngồi, quạt mát... phục vụ chu đáo bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. So song với đó, cán bộ y, bác sĩ Khoa Khám bệnh bắt đầu làm việc sớm hơn 30 phút theo giờ quy định để tiếp đón và phục vụ bệnh nhân.

Nhằm giúp  người bệnh hiểu rõ hơn quyền lợi được hưởng thụ khi tham gia khám, chữa bệnh, bệnh viện thực hiện công khai giờ khám bệnh, quy trình khám bệnh, đối tượng ưu tiên, hòm thư góp ý, đường dây nóng, quyền lợi, nghĩa vụ của người bệnh và nhân viên y tế... bảng giá viện phí công khai, bệnh viện thực hiện nghiêm túc việc niêm yết hòm thư góp ý, số điện thoại đường dây nóng, số điện thoại trực 24/24 giờ để tiếp nhận các ý kiến phản ánh và giải đáp thắc mắc của bệnh nhân và gia đình người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh viện thực hiện hóa đơn điện tử và thanh toán viện phí bằng quẹt thẻ ATM. Việc này cũng làm giảm thời gian chờ khám bệnh, thanh toán viện phí thuận tiện hơn đối với người bệnh.

Nếu như trước đây khi bệnh viện chưa ứng dụng công nghệ thông tin, ít máy tính, nhân viên thiếu..., nhân viên đón tiếp rất vất vả trong việc hỏi thông tin, làm thủ tục, hướng dẫn bệnh nhân đến các phòng khám. Những lúc đông bệnh nhân thường dễ dẫn đến tình trạng lộn xộn, chen chúc, gây áp lực cho nhân viên y tế, sự khó chịu cho bệnh nhân. Nhưng nay, bệnh viện đã đầu tư thêm máy vi tính, ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện, tất cả các khoa, phòng đều kết nối mạng. Vì vậy người dân đến khám chỉ cần đăng ký tại Khoa Khám bệnh, tự động tên tuổi sẽ được chuyển lên các khoa, phòng. Nhờ đó, mỗi ngày bệnh viện tiếp đón, phục vụ hàng trăm lượt bệnh nhân, trong đó chủ yếu là bệnh nhân bảo hiểm y tế, công việc trôi chảy hơn, người dân nắm rõ được quy trình khám bệnh và cảm thấy thoải mái vì không phải chờ đợi lâu.

Cùng với đó, bệnh viện đã thực hiện tốt đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh, qua đó hoàn thiện kỹ năng giao tiếp, ứng xử đảm bảo phục vụ tốt hơn cho người bệnh. Trong thời gian tới, bệnh viện đang thực hiện 2 thủ tục hành chính là cấp giấy sức khỏe và cấp lại giấy chứng sinh.

Trên cơ sở những kết quả đạt được, thời gian tới bệnh viện sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tạo mọi điều kiện để người bệnh và người nhà bệnh nhân được phục vụ chăm sóc tốt hơn, hướng tới sự hài long của người bệnh. (875) (2)

Phòng KSTTHC – Văn phòng Bộ Y tế

    32.   Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành triển khai cải cách hành chính ngành Y tế giai đoạn 2011-2020

Ngày 08/11/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30c/NQ-CP về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020,  Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị quán triệt các nội dung cơ bản của Nghị quyết tới toàn thể lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, đồng thời sao gửi Nghị quyết đến tất cả các Vụ, Cục, Tổng cục và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tếThông qua việc tổ chức các hội nghị phổ biến, quán triệt Nghị quyết, nhận thức của  cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành Y tế về các nhiệm vụ cải cách hành chính được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là nhận thức của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong ngành y tế.

Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2447/QĐ-BYT phê duyệt Chương trình cải cách hành chính của Bộ Y tế giai đoạn 2011-2020, Quyết định số 2448/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2011-2015 và Quyết định số 5384/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch CCHC giai đoạn 2015-2020 của Bộ Y tế vào ngày 17/12/2015 để triển khai thực hiện.

Công tác cải cách hành chính, đã được Lãnh đạo Bộ xác định là nhiệm vụ trọng tâm mang tính đột phá trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước của Bộ Y tế, thúc đẩy việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành. Hàng năm, căn cứ vào các Kế hoạch cải cách hành chính của từng giai đoạn, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch  CCHC để triển khai thực hiện các nội dung và nhiệm vụ CCHC trọng tâm. Đồng thời, ban hành kế hoạch kiểm tra và tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện CCHC đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ. Các kế hoạch khác thuộc 06 nội dung CCHC theo tinh thần của Nghị quyết 30c/NQ-CP và theo các hướng dẫn của Bộ Nội vụ đều được ban hành để triển khai đồng đều trong tất cả các lĩnh vực CCHC như các kế hoạch về công tác pháp chế, kế hoạch thông tin truyền thông về CCHC, kế hoạch kiểm soát TTHC, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai ISO 9001:2008....

Ban cán sự Đảng Bộ Y tế đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về công tác cải cách hành chính (Nghị quyết số 11/TB-BCSĐ ngày 12/01/2105); xác định rõ vai trò trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong thực hiện CCHC, lấy kết quả đầu ra của công tác CCHC là thước đo việc hoàn thành nhiệm vụ của Thủ trưởng các đơn vị và là cơ sở để đề xuất khen thưởng, kỷ luật kịp thời. Bộ Y tế có Công văn số 1209/BYT-TCCB ngày 25/02/2015 để đôn đốc chỉ đạo thực hiện Nghị quyết của Ban cán sự Đảng Bộ Y tế.

Để đẩy mạnh công tác CCHC trong ngành y tế Lãnh đạo Bộ luôn quan tâm, chỉ đạo sát những hoạt động trong cải cách hành chính. Cụ thể ban hành nhiểu chỉ thị, văn bản chỉ đạo, họp trực tuyến và nhiều hình thức chỉ đạo khác đối với công tác CCHC của Bộ. Ngày 26/8/2014, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-BYT đẩy mạnh công tác CCHC trong lĩnh vực y tế, trong đó yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong ngành y tế nâng cao vai trò, trách nhiệm, tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện công tác CCHC tại các đơn vị. Tập trung vào một số nội dung, nhiệm vụ quan trọng như: cải cách, hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ công chức và hiện đại hóa nền hành chính.

Ngày 25/6/2018, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 611/CT-BYT về việc đẩy mạnh việc thực hiện nhiệm vụ CCHC trong các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, trong đó tập trung vào những lĩnh vực CCHC còn hạn chế làm ảnh hưởng đến kết quả PAR INDEX năm 2018 của Bộ Y tế và cụ thể hóa thành những nhiệm vụ trọng tâm trong những năm tiếp theo. Đó là việc hoàn thành các chỉ tiêu trong kế hoạch CCHC năm với 100% các hoạt động được triển khai và kết quả tốt; việc xây dựng văn bản QPPL cũng đặt ra tiêu chuẩn hoàn thành 100% những văn bản đã đăng ký hàng năm với chất lượng cao, khả thi và đông bộ với hệ thống; không nợ đọng hồ sơ TTHC và tổ chức niêm yết, công bố kịp thời; đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý hành chính và tại các đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ công cho người dân và tổ chức; thực hiện việc cải cách tài chính công với hoàn thiện hệ thống thể chế đối với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, tổ chức thí điểm tại một số bệnh viện tuyến Trung ương về cơ chế tự chủ toàn bộ tài chính , tổ chức bộ máy và nhân sự…

Ngày 05/9/2019 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 09/CT-BYT về việc nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ Y tế nhằm giải quyết tình trạng nợ đọng hồ sơ TTHC, kiểm soát tốt lộ trình đơn giản hóa TTHC do Bộ đã đề ra, rà soát và cắt giảm điều kiện kinh doanh trong các TTHC, trả lời kiến nghị của người dân tổ chức, tăng cường mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp 3,4…

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng ban hành nhiều các văn bản để thực hiện theo chuyên đề CCHC mà Chính phủ đã và đang triển khai như: Quyết định số 4373/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ công chức theo Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 và Chỉ thị số 07/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020,  nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cấp ủy, lãnh đạo các đơn vị về công vụ, công chức, tiến tới xây dựng nền công vụ “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành;  Quyết định số 4448/QĐ-BYT ngày 06/11/2013 ban hành Phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế công, đến nay 100% các bệnh viện trong toàn ngành, từ bệnh viện tuyến huyên đến tuyến trung ương đều thực hiện thường xuyên đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh. Qua đó, cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất cho người dân khi khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước.

 Bộ Y tế cũng đã xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá chấm điểm CCHC của các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế, hiện đã thực hiện triển khai áp dụng việc chấm điểm của các đơn vị từ năm 2016 cho đến nay. Việc này đã đem lại sự thay đổi rõ rệt về công tác CCHC của Bộ Y tế trong những năm gần đây, tạo sức mạnh trong việc thi đua giữa các đơn vị Vụ Cục và công tác CCHC đã dần đi vào nề nếp, nhận thức của lãnh đạo các đơn vị và chuyên viên ngày càng sâu sắc hơn đối với công tác CCHC của Bộ Y tế.

Để phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Bộ về CCHC, Bộ Y tế ban hành Quyết định thành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ thường trực CCHC của Bộ Y tế, ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của  Ban chỉ đạo và Tổ công tác Thường trực CCHC của Bộ. Đồng thời, Bộ Y tế đã ban hành danh sách các cán bộ, công chức là đầu mối thực hiện công tác CCHC tại các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng bộ, Thanh tra Bộ để thống nhất về tổ chức, triển khai thực hiện công tác CCHC tại các đơn vị thuộc bộ.

Việc tập huấn về công tác CCHC cho các cán bộ, công chức, viên chức làm công tác CCHC tại các cơ quan và đơn vị sự nghiệp thuộc và trực thuộc Bộ được quan tâm triển khai thực hiện hàng năm theo kế hoạch CCHC đã ban hành.  Giảng viên của các lớp tập huấn là các đồng chí Lãnh đạo và chuyên viên của Bộ Nội vụ theo các giáo trình bồi dưỡng của Bộ Nội vụ đã ban hành. Đồng thời, Bộ Y tế còn tổ chức nhiều những khóa tập huấn chuyên đề, chuyên sâu về các lĩnh vực như chế độ công vụ công chức, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện, khái niệm cung ứng dịch vụ công trong y tế, tự chủ tự chịu trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp công lập...

Hằng năm, sau khi đánh giá xác định Bộ chỉ số CCHC cấp bộ (PAR INDEX) do Bộ Nội vụ triển khai, Bộ Y tế đều tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả CCHC và công bố chỉ số CCHC mà Bộ đã đạt được theo các tiêu chí, tiêu chí thành phần của Bộ chỉ số. Qua đó, đánh giá những kết quả đạt được của công tác CCHC, nghiêm túc nhìn nhận những lĩnh vực còn tồn tại hạn chế, rút ra những bài học kinh nghiệm để xây dựng phương hướng, nhiệm vụ CCHC cho năm tiếp theo.

Thông qua giao ban Bộ mỗi tuần, bộ phận Thường trực CCHC trực tiếp báo cáo tiến độ của các hoạt động theo 06 nội dung về cải cách hành chính nhà nước trong kế hoạch hàng năm, qua đó Lãnh đạo bộ nắm được tiến độ các hoạt động đã đề ra, trực tiếp giải quyết những khó khăn vướng mắc khi triển khai và có biện pháp điều chỉnh kịp thời những vấn đề hạn chế.

Bộ Y tế cũng có nhiều các sáng kiến trong công tác CCHC có tác dụng mạnh mẽ trong việc nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý của ngành y tế như: Tổ chức ký cam kết với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đài truyền hình O2TV, Đài Tiếng nói Việt Nam, VNPT để triển khai nhiều chương trình truyền thông, vận động, nâng cao nhận thức của cán bộ y tế và của cộng đồng về công tác CCHC trong ngành y tế nói riêng và công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân nói chung. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhiều phần mềm được xây dựng và ứng dụng trong các hoạt động quản lý của Bộ: Phần mền quản lý Dược đến tất cả các đơn vị đã đăng ký bán thuốc trên toàn quốc; Phần mềm đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ khám chữa bệnh trong hơn 700 bệnh viện trên toàn quốc(1953) (4)

Phòng KSTTHC –Văn phòng Bộ Y tế

    33.   Kết quả thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020 của Bộ Y tế

Thực hiện yêu cầu của Ban Chỉ đạo 896 tại Quyết định số 8821/QĐ-BCDD ngày 14 tháng 10 năm 2020, Bộ Y tế đã tổ chức sơ kết kết quả thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020 của Bộ Y tế (Đề án 896).

Theo đó, các nội dung ưu tiên được Bộ Y tế triển khai đó là công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ Y tế. Cụ thể như: ngày 06/7/2017 Bộ Y tế đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 60/NQ-CP về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế; ngày 05/3/2018, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1606/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020 của Bộ Y tế. Hàng năm, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020 theo đúng kế hoạch và chỉ đạo của Ban chỉ đạo Đề án 896. Trong đó, phân công cụ thể nhiệm vụ cho các đơn vị, có thời hạn hoàn thành. Điển hình như: Quyết định số 3085/QĐ-BYT ngày 10/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư năm 2019; Quyết định số 2885/QĐ-BYT ngày 03/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư năm 2020.

Về kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo 896, Bộ Y tế đã hoàn thành hầu hết các nhiệm vụ. Bộ Y tế đã và đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn của các Bộ, ngành liên quan trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và đã có đề xuất ban đầu về nhu cầu kết nối. Tiếp nhận cơ sở dữ liệu hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam (ngày 15/5/2017) để sử dụng vào mục đích quản lý sức khỏe và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Dữ liệu nhận bàn giao gồm 92.809.519 bản ghi với các trường dữ liệu: họ tên, ngày sinh, giới tính, số chứng minh thư nhân dân, số định danh, nơi cấp giấy khai sinh, địa chỉ cư trú, số điện thoại, mã hộ gia đình, quan hệ với chủ hộ, đã tham gia hoặc chưa tham gia BHYT, mã thẻ BHYT, mã đối tượng tham gia BHYT.

Bộ Y tế giao Cục Công nghệ thông tin quản lý, cài đặt lên hệ thống Trung tâm Dữ liệu y tế, thực hiện kết xuất bàn giao dữ liệu cho các tỉnh có văn bản đề nghị cung cấp dữ liệu để xây dựng hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân. Đến ngày 6/4/2020 đã thực hiện kết xuất, bàn giao dữ liệu cho 21 tỉnh/thành phố có văn bản đề nghị, bao gồm: Quảng Ninh, Bắc Ninh, TP Đà Nẵng, Bắc Giang, Quảng Nam, Lâm Đồng, Bắc Kạn, Gia Lai, Thái Bình, Khánh Hòa, TP Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Lạng Sơn, Quảng Trị, Bình Định, Lâm Đồng, Lào Cai, Quảng Ngãi, Trà Vinh, Ninh Bình, Bạc Liêu, Phú Thọ.

Đồng thời với việc thực thi đơn giản hóa các phương án đã được thông qua tại Nghị quyết 60/NQ-CP của Chính phủ về Đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế, Bộ Y tế đã chú trọng lồng ghép việc đơn giản hóa các yêu cầu về cung cấp giấy tờ công dân trong quá trình ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật.

 Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về đẩy mạnh cải cách hành chính, triển khai dịch vụ công trực tuyến để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính các cơ quan nhà nước, Bộ Y tế đã quan tâm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và đầu tư xây dựng dịch vụ công trực tuyến từ rất sớm. Bộ trưởng Bộ Y tế đã cùng các đồng chí Thứ trưởng trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng và phát triển Cổng thông tin điện tử của Bộ, kết nối với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công trực tuyến đến người dân và doanh nghiệp. Ngày 13/11/2019, Bộ Y tế đã khai trương Cổng Dịch vụ công Bộ Y tế, là cổng trực tuyến duy nhất tập trung tất cả các dịch vụ công trực tuyến của Bộ Y tế, tạo điều kiện thuận lợi hơn để người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các dịch vụ công trực tuyến với Bộ Y tế, đồng thời tăng cường công tác quản lý với các đơn vị thực hiện dịch vụ công của Bộ Y tế. Đến ngày 30/6/2020, Bộ Y tế đã tổ chức Lễ công bố hoàn thành cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, kết nối vào Cổng dịch vụ công của Bộ Y tế do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì.

Đồng thời, Bộ Y tế đã tích hợp lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia đối với 66 thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực trang thiết bị y tế, y dược cổ truyền, an toàn thực phẩm, dược, y tế dự phòng, khám chữa bệnh…Hiện nay đã có 684 hồ sơ đồng bộ lên Cổng, số lượng thủ tục tăng nhiều so với trước, số lượng tính đến tháng 7/2020. Ngoài ra, Bộ Y tế đã lựa chọn thêm 116 TTHC mới được xây dựng thành DVC trực tuyến mức độ 4, đã được tích hợp với Cổng DVC Bộ Y tế (sẵn sàng tích hợp lên Cổng DVC Quốc gia), ưu tiên các TTHC có số hồ sơ cao để tích hợp lên Cổng DVC Quốc gia, dự kiến hoàn thành trong tháng 11/2020.

     Trên cơ sở tổng kết những kết quả đã đạt được và đánh giá những tồn tại hạn chế, Bộ Y tế đề nghị Ban chỉ đạo Đề án 896 sớm ban hành lộ trình vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để các Bộ, ngành chủ động xây dựng các kế hoạch hoạt động và triển khai thực thi phương án đơn giản hóa các thủ tục hành chính (1238) (2,5)                                                      Phòng KSTTHC –Văn phòng Bộ Y tế

 



Tin liên quan