KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CẮT GIẢM, ĐƠN GIẢN HÓA QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023

20/07/2023 | 09:44 AM

 | 

Theo Báo cáo số 4909/BC-VPCP ngày 3/7/2023 của Văn phòng Chính phủ, tình hình, kết quả thực hiện Chương trình cắt giảm đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh (QĐKD) tại các Bộ, cơ quan, địa phương, trong 6 tháng đầu năm 2023 có nhiều chuyển biến tích cực.

Về cải cáchQĐKD, việc cập nhật, công khai QĐKD: Tính đến ngày 30/6/2023, các Bộ đã cập nhật là 17.807 QĐKD tại 2168 văn bản quy phạm pháp luật (viết tắt là VBQPPL) đang có hiệu lực thi hành, trong đó đã công khai 15.741 QĐKD, chưa công khai 2.066 QĐKD trên Cổng tham vấn và tra cứu QĐKD. Đồng thời, đã cập nhật 352 QĐKD dự kiến ban hành tại 73 dự thảo VBQPPL và 1.025 phương án cắt giảm, đơn giản hóa QĐKD để hiệp hội, doanh nghiệp theo dõi quá trình thực hiện sửa đổi VBQPPL, QĐKD; việc trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa QĐKD: Trong 6 tháng đần năm 2023, 02 Bộ Khoa học Công nghệ, Công an đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa 47 QĐKD tại 10 VBQPPL. Tính đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 13 Quyết định phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa 1.146 QĐKD tại 211 VBQPPL. Bộ pháp đang hoàn thiện hồ trình Thủ tướng Chính phủ; các Bộ: Công Thương, Quốc phòng, Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du lịch chưa trình Thủ tướng Chính phủ phương án cắt giảm, đơn giản hóa QĐKD thuộc phạm vi quản lý.

Về kết quả cắt giảm, đơn giản hóa QĐKD: Trong 6 tháng đầu 2023, các Bộ đã cắt giảm, đơn giản hóa 210 QĐKD tại 20 VBQPPL, nâng tổng số quy định đã được cắt giảm, đơn giản hóa từ năm 2021 đến nay lên 2.352 QĐKD tại 191 VBQPPL.

Tính đến thời điểm hiện tại, các Bộ, quan cần tiếp tục tập trung thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa 676 QĐKD theo Quyết định đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Về hoạt động thẩm định các VBQPPL QĐKD: Thông qua hoạt động thẩm định VBQPPL, Bộ Tư pháp Tổ chức pháp chế các bộ, ngành đã chú trọng loại bỏ nhiều quy định không cần thiết, không hợp lý, rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong quá trình thẩm định. Một số Bộ đã đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa QĐKD ngay trong quá trình thẩm định văn bản; thực hiện giảm số VBQPPL thông qua việc ban hành một văn bản bãi bỏ, sửa đổi, thay thế nhiều văn bản; việc tham vấn các hiệp hội, doanh nghiệp, đối tượng chịu tác động về phương án cắt giảm, đơn giản hóa QĐKD và QĐKD dự kiến ban hành trong dự án, dự thảo VBQPPL đã được quan tâm thực hiện trên Cổng tham vấn và tra cứu QĐKD. Trong 6 tháng đầu năm, các Bộ đã tham vấn 135 QĐKD dự kiến ban hành (gồm: 98 TTHC; 26 YCĐK; 8 CĐBC; 3 TCQC) trong 27 dự thảo VBQPPL;  nhiều vướng mắc, khó khăn, đề xuất, kiến nghị của các Hiệp hội doanh nghiệp đã được gửi trên Cổng tham vấntra cứu QĐKD. Một số Bộ12 đã tiếp nhận, xử lý kịp thời, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu của người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số Bộ chưa báo cáo cụ thể kết quả xử lý các vướng mắc, đề xuất tại Phụ lục 7.2 Báo cáo số 16/BC-VPCP ngày 02/01/2023 của Văn phòng Chính phủ theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 05/NQ-CP ngày 09/01/2023 của Chính phủ; việc rà soát, tính chi phí tuân thủ, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa QĐKD trên Cổng tham vấn và tra cứu QĐKD là nhiệm vụ cần thực hiện để xác định lợi ích của việc cắt giảm nhưng việc thực hiện còn hình thức, tổng số QĐKD đang rà soát là 1.956 quy định, số QĐKD chưa rà soát là 2.178 quy định.

Trong cải cách việc thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp. Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh chuyển đổi số trong thực hiện TTHC nhằm tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa TTHC; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đã thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm và công bố, công khai danh sách cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan, đơn vị để xảy ra chậm trễ, gây phiền hà, nhũng nhiễu, tiêu cực, nhất là làm phát sinh thêm thủ tục, hồ sơ, giấy tờ, yêu cầu điều kiện không đúng quy định trong quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC13. Theo kết quả đánh giá dựa trên dữ liệu theo thời gian thực của Bộ Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, tính đến tháng 26/6/2023, kết quả thực hiện cụ thể của các bộ, ngành, địa phương cụ thể là:

Về công khai, minh bạch trong thực hiện TTHC: Theo yêu cầu của Chính phủ 100% TTHC, hồ sơ TTHC phải được công khai, minh bạch thông tin để người dân, doanh nghiệp tiếp cận, thực hiệntheo dõi, giám sát, đánh giá. Mặc dù, 6 tháng đầu năm 2023 đã sự cải thiện rõ rệt so với năm 2022 nhưng kết quả thực hiện hầu hết các bộ, ngành, địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu này của Chính phủ, nhất các bộ, ngành đạt tỷ lệ rất thấp, ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức thực hiện TTHC tại địa phương. Từ đầu năm đến tháng 6/2023, các bộ, ngành chỉ đạt 1,4% TTHC công bố đúng hạn, 19% hồ sơ TTHC được đồng bộ, công khai quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC; tại các địa phương, tỷ lệ này tương ứng 60,2% TTHC công bố đúng hạn, 42,8% hồ sơ TTHC được đồng bộ, công khai quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC. Một số địa phương thực hiện tốt, gần đạt mục tiêu của Chính phủ như:Mau, Yên Bái, Hòa Bình, Bình Định, TP. Hải Phòng, Thái Nguyên,…

Về thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT): 4.422/6.423 TTHC đã cung cấp DVCTT (chiếm 68,8%), trong đó, bộ, ngành 55,7% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết đã cung cấp DVCTT (trong đó, DVCTT toàn trình 33,3%, DVCTT một phần 22,4% - chưa đáp ứng được yêu cầu của Chính phủ đến đầu năm 2023 tối thiểu 70% TTHC phải cung cấp DVCTT), với 82% hồ trực tuyến trong tổng số hồ sơ tiếp nhận, giải quyết (tăng 1,5 lần so với năm 2022); địa phương 68,9% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết đã cung cấp DVCTT (DVCTT toàn trình 59,9%, DVCTT một phần 9% - bản đáp ứng mục tiêu của Chính phủ), với 61,36% hồ trực tuyến trong tổng số hồ tiếp nhận, giải quyết (tăng 1,7 lần so với năm 2022), một số bộ, địa phương thực hiện tốt như: Bộ Công an, Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Tài chính (Thuế, Hải quan), Bảo hiểm hội Việt Nam, Quảng Ninh, Hải Phòng, RịaVũng Tàu, An Giang, Long An, Bắc Giang,… ;  việc thực hiện thanh toán trực tuyến cũng sự cải thiện rệt, từ đầu năm đến 26/6/2023, 2,5 triệu giao dịch thành công, tăng gấp 8 lần so với cùng kỳ năm 2022, trong đó một số bộ, ngành, địa phương đạt vượt chỉ tiêu Chính phủ đề ra (tối thiểu 30% trong tổng số hồ sơ có yêu cầu nghĩa vụ tài chính) như: Bộ Công an, Tổng Cục Thuế, Nam Định, Nam, Lào Cai, Bắc Giang, Bình Định, TP Đà Nẵng; Về số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC: Các bộ, ngành, địa phương đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số trong thực hiện TTHC theo hướng tập trung số hóa, tái sử dụng kết quả số hóa để người dân, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp thông tin, giấy tờ một lần trong thực hiện TTHC. Từ đầu năm đến 26/6/2023, việc cấp kết quả giải quyết TTHC điện tử các bộ, ngành 22,8 % (tăng 11% so với cùng kỳ năm 2022), các địa phương 32% (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2022); việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC đã được triển khaiBộ phận một cửa các cấp, đạt 6% trong tổng số hồ sơ; 63/63 địa phương đã hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa sở dữ liệu quốc gia về dân với Hệ thống thông tin giải quyết TTHC phục vụ giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công như: xác thực, định danh, bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy,… Một số bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt như: Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học Công nghệ, Bảo hiểm hội Việt Nam, Quảng Ninh, Hải Dương, Nam, Bắc Giang, Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Lâm Đồng, Tây Ninh, Khánh Hòa, Mau.

Về kết quả giải quyết TTHC: Chất lượng giải quyết TTHC đã có sự cải thiện so với năm 2022, tuy nhiên vẫn còn thấp so với mục tiêu đề ra của Chính phủ (tối thiểu 90% hồ sơ TTHC trở lên giải quyết đúng hoặc sớm hạn). Theo đó, từ đầu năm đến 26/6/2023, các địa phương có 83,5% hồ sơ TTHC giải quyết đúng hoặc sớm hạn; bộ, ngành kết quả này chỉ đạt 40,2%, trong đó có một số bộ, địa phương kết quả thực hiện rất thấp như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Vĩnh Long, Bạc Liêu, TP Đà Nẵng, Gia Lai, Đồng Nai.

 

Phòng KSTTHC, Văn phòng Bộ