Điểm tin y tế tháng 10.2019

04/10/2019 | 15:01 PM

 | 

1.    Bộ trưởng Y tế kêu gọi người dân phòng chống dịch sốt xuất huyết

Ngày 17.9, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã cùng đoàn kiểm tra đến các ổ dịch sốt xuất huyết ở Đà Nẵng và kêu gọi người dân tích cực phòng chống dịch.

Sở Y tế TP.Đà Nẵng cho biết, tính từ đầu năm đến nay, toàn thành phố đã có 4.257 ca sốt xuất huyết (SXH), tăng 2,37 lần (tăng 1.795 ca) so với cùng kỳ năm 2018. Với tỉ lệ ca mắc SXH không ngừng tăng cao, Đà Nẵng hiện là địa phương có tỉ lệ ca mắc SXH đứng thứ 3 trong 11 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung.

Hiện tại, ngành y tế Đà Nẵng đã ghi nhận và giám sát xử lý 435 ổ dịch, tăng 2,86 lần so với cùng kỳ 2018. Các quận ghi nhận số ca mắc cao là Thanh Khê, Hải Châu, Liên Chiểu, Sơn Trà đều trên 500 ca, tăng từ 1,65-3,36 lần.

Bác sĩ Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng, cho biết trước tình hình dịch SXH ở Đà Nẵng diễn biến phức tạp, địa phương đã tích cực ra quân tổng lực diệt lăng quăng, bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi tại 222 khu vực có nguy cơ bùng phát dịch SXH.

Bệnh cạnh đó, ngành y tế cũng phối hợp với ngành giáo dục hoàn thành xử lý hóa chất diệt muỗi, chống bệnh SXH tại 439 cơ sở giáo dục trước khi bắt đầu năm học mới, các chợ, khu vực công cộng...

“Dù tỉ lệ mắc bệnh đã rất cao nhưng việc phòng chống SXH chưa được hiệu quả triệt để, người dân địa phương vẫn chưa chú trọng công tác phòng chống SXH là diệt bọ gậy. Đặc biệt, một số bộ phận người dân chưa có sự hợp tác tốt với ngành y tế trong việc phun hóa chất diệt muỗi, bọ gậy, lăng quăng”, ông Thạnh nói.

“Diệt muỗi, vệ sinh thông thoáng để người thân không mắc SXH”

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã cùng lãnh đạo ngành y tế TP.Đà Nẵng trực tiếp đến các ổ dịch trên địa bàn quận Sơn Trà (Đà Nẵng) kiểm tra thực tế các khu dân cư, chỉ đạo hoạt động phun thuốc, hóa chất diệt côn trùng.

“Ở miền Trung, hiện Đà Nẵng có số ca mắc SXH khá cao và nguy cơ rất là lớn vì thời tiết giao mùa. Vì vậy, ngành y tế thành phố bên cạnh chiến lược khống chế bệnh cần phải có nhiều giải pháp vận động người dân ngăn chặn SXH một cách cụ thể nhất, đó là không có muỗi, không có lăng quăng, bọ gậy sẽ không có SXH. Chứ cứ nói sợ SXH mà không chủ động vệ sinh quanh nhà, trong nhà để ngăn muỗi thì làm sao ngăn muỗi được”, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói.

Cũng theo Bộ trưởng Y tế, người dân phải có kiến thức về sức khỏe để khi phát hiện người thân có dấu hiệu SXH, đối mặt với bệnh thì phải đến ngay cơ sở y tế theo dõi, không nhất thiết phải đến các bệnh viện lớn để tránh quá tải, tránh lây chéo các bệnh không cần thiết hiện nay như tay chân miệng, viêm màng não…

“Nên xét nghiệm, phát hiện sớm để điều trị. Bởi vì phát hiện càng trễ thì tỉ lệ tử vong càng cao. Nhưng tốt nhất là làm sạch môi trường để không có muỗi, hạn chế lây lan dịch bệnh, không để dịch tấn công người thân của mình. Diệt muỗi, vệ sinh thông thoáng để người thân không mắc SXH”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh. (468)

  1.  Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại Đà Nẵng

Đà Nẵng là địa phương đứng thứ 3 trong 11 tỉnh miền Trung về số ca mắc sốt xuất huyết (SXH). Tính đến ngày 12/9, Thành phố ghi nhận gần 4.257 trường hợp mắc SXH, tăng gần 2.000 ca so với cùng kỳ năm 2018.

Ngày 17/9, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, kiểm tra công tác phòng, chống SXH tại Đà Nẵng

Đà Nẵng là địa phương đứng thứ 3 trong 11 tỉnh miền Trung về số ca mắc SXH. Báo cáo của Sở Y tế cho biết, tính đến ngày 12/9, Thành phố ghi nhận gần 4.257 trường hợp mắc SXH, tăng gần 2.000 ca so với cùng kỳ năm 2018. Các quận ghi nhận số ca mắc cao hơn 500 ca là Thanh Khê, Hải Châu, Liên Chiểu, Sơn Trà.

Theo BS. Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, nguyên nhân khiến bệnh SXH diễn biến phức tạp và gia tăng là do bắt đầu vào mùa mưa, khí hậu ẩm tạo điều kiện cho muỗi truyền bệnh sinh sôi và phát triển. Bên cạnh đó, một số bộ phận người dân chưa có sự hợp tác tốt với ngành y tế trong việc phun hóa chất diệt bọ gậy.

Đà Nẵng đã xử lý triệt để 4.257 ca bệnh, 435 ổ bệnh theo đúng quy trình. Điều tra, phân tích, kịp thời ra quân diệt lăng quăng, bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi tại 222 khu vực có nguy cơ bùng phát SXH cao. Đồng thời, Thành phố đã phun hóa chất diệt muỗi tại 439 cơ sở giáo dục, bến xe trung tâm và một số chợ, khu vực công cộng có nguy cơ bùng phát SXH cao.

UBND TP. Đà Nẵng đã phát động chiến dịch diệt loăng quăng, bọ gậy, lồng ghép với các phong trào Ngày chủ nhật xanh-sạch-đẹp; thành lập đội ngũ cộng tác viên dân số y tế với 1.809 người, trực tiếp đến nhà tuyên truyền các biện pháp chống bệnh SXH, kiểm tra và vận động người dân diệt loăng quăng, bọ gậy. Mỗi xã, phường đã thành lập 3-5 đội xung kích phòng chống SXH…

Bộ trưởng Bộ Y Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, hiện đang là mùa mưa nên nguy cơ bệnh SXH bùng phát thành dịch là rất lớn. Do đó, ngành y tế Đà Nẵng cần phải tuyên truyền cho người dân biết muốn không có SXH thì trước tiên phải diệt loăng quăng, bọ gậy.

Các ngành chức năng tích cực phối hợp triển khai hiệu quả các kế hoạch xử lý ổ bệnh và phun hóa chất diệt muỗi chủ động tại khu vực có nguy cơ bùng phát dịch cao như trường học, bệnh viện, chợ… Nếu cần thiết, phải có chế tài xử phạt nghiêm những cá nhân, tập thể không thực hiện đúng theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm để mang tính răn đe.

“Muốn phòng bệnh thì phải không có loăng quăng, dẹp hết các ổ chứa nước không cần nước, lật úp tất cả những dụng cụ chứa nước mưa, nước đọng. Đối với những dụng cụ chứa nước lớn thì phải thả cá, hoặc đậy kín. Thứ ba là phải phun thuốc đại trà để diệt muỗi trưởng thành. Khi người dân phát hiện mắc bệnh thì phải đến cơ sở y tế gần nhất theo dõi, không nên đến các bệnh viện lớn nguy cơ lây chéo cao”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói. (622)

3.      Bộ trưởng Y tế: Diệt loăng quoăng, bọ gậy mới không có sốt xuất huyết

Ngành Y tế TP Đà Nẵng cần phải tuyên truyền để người dân biết muốn không có sốt xuất huyết, trước tiên phải diệt loăng quăng, bọ gậy.

Sáng 17/9, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc, kiểm tra công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại thành phố Đà Nẵng.

Đà Nẵng là địa phương đứng thứ 3 trong 11 tỉnh miền Trung về số ca mắc sốt xuất huyết. Theo báo cáo của Sở Y tế thành phố Đà Nẵng, tính đến ngày 12/9, thành phố ghi nhận gần 4.200 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng gần 2.000 ca so với cùng kỳ năm 2018. Các quận ghi nhận số ca mắc cao hơn 500 ca là: Thanh Khê, Hải Châu, Liên Chiểu, Sơn Trà.

Ông Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng cho biết, hiện người dân chưa chú trọng công tác phòng chống sốt xuất huyết, đặc biệt là công tác diệt bọ. “Việc phòng chống sốt xuất huyết chưa được hiệu quả triệt để. Một số bộ phận người dân chưa có sự hợp tác tốt với ngành Y tế trong việc phun hóa chất diệt bọ gậy”- ông Tôn Thất Thạnh cho biết.

Trước đó, đoàn công tác của Bộ Y tế đã đi thực tế kiểm tra công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết tại phường An Hải Đông, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Tại buổi làm việc với UBND thành phố Đà Nẵng, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao nỗ lực phòng, chống bệnh sốt xuất huyết của địa phương trong thời gian qua. Trong đó UBND thành phố Đà Nẵng đã chi hơn 5,6 tỷ đồng hỗ trợ tích cực cho công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.

Ngành Y tế cũng đã xử lý các ổ dịch nhỏ, phun thuốc diệt muỗi đại trà, tuyên truyền, tư vấn cho người dân, tích cực điều trị giảm thiểu tối đa số ca tử vong. Tuy nhiên, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết tại Đà Nẵng vẫn thuộc “tốp” cao của cả nước.

Bộ trưởng Bộ Y Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, hiện đang là mùa mưa nên nguy cơ bệnh sốt xuất huyết bùng phát thành dịch là rất lớn. Do đó, ngành Y tế thành phố Đà Nẵng cần phải tuyên truyền cho người dân biết muốn không có sốt xuất huyết thì trước tiên phải diệt loăng quăng, bọ gậy. Bên cạnh đó, xử phạt nghiêm những cá nhân, tập thể không thực hiện đúng theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm để mang tính răn đe.

“Muốn phòng không có bệnh thì phải không có loăng quăng. Muốn không có loăng quăng thì phải dẹp tất cả các ổ chứa nước không cần thiết. Đối với những dụng cụ lớn chứa nước, không thể lật úp được thì phải thả cá hoặc đậy kín. Bên cạnh đó, cần phải phun thuốc trong gia đình và phun thuốc đại trà để diệt muỗi trưởng thành”- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết./. (522)

  1.  Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra ‘tâm dịch’ sốt xuất huyết tại Đà Nẵng

Đà Nẵng là địa phương đứng thứ 3 trong 11 tỉnh, thành phố miền Trung có số ca sốt xuất huyết cao với 4.257 trường hợp mắc bệnh.

Ngày 17/9, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu có buổi làm việc về công tác phòng chống sốt xuất huyết (SXH) tại Đà Nẵng.  

Theo báo cáo của bà Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, Đà Nẵng là địa phương đứng thứ 3 trong 11 tỉnh, thành phố miền Trung về số ca mắc SXH. Tính đến 12/9, toàn thành phố ghi nhận 4.257 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 2,37 lần so với cùng kỳ năm 2018. Một số quận có số ca mắc cao là Thanh Khê, Hải Châu, Liên Chiểu, Sơn Trà.

Sở Y tế Đà Nẵng đã xử lý triệt để 4.257 ca bệnh, 435 ổ dịch, diệt loăng quăng, bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi tại 222 khu vực có nguy cơ bùng phát dịch SXH cao.

Theo bác sĩ Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng, nguyên nhân khiến bệnh SXH diễn biến phức tạp và gia tăng là do bắt đầu vào mùa mưa, khí hậu ẩm tạo điều kiện cho muỗi truyền bệnh sinh sôi và phát triển. Bên cạnh đó, một số bộ phận người dân chưa có sự hợp tác tốt với ngành y tế trong việc phun hóa chất diệt bọ gậy.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, hiện đang là mùa mưa nên nguy cơ bệnh SXH bùng phát thành dịch là rất lớn.

Bộ trưởng yêu cầu ngành Y tế Đà Nẵng cần phải tuyên truyền cho người dân biết muốn không có SXH thì trước tiên phải diệt loăng quăng, bọ gậy. Nếu cần thiết, phải có chế tài xử phạt nghiêm những cá nhân, tập thể không thực hiện đúng theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm để mang tính răn đe.

Bộ trưởng cho hay số ca tử vong/số ca mắc SXH tại Việt Nam thấp hơn so với một số nước trong khu vực nhưng không được phép chủ quan.

“Muốn phòng bệnh thì phải không có loăng quăng, dẹp hết các ổ chứa nước không cần nước, lật úp tất cả những dụng cụ chứa nước mưa, nước đọng. Đối với những dụng cụ chứa nước lớn thì phải thả cá, hoặc đậy kín. Phải phun thuốc đại trà để diệt muỗi trưởng thành. Khi người dân phát hiện mắc bệnh thì phải đến cơ sở y tế gần nhất theo dõi, không nên đến các bệnh viện lớn nguy cơ lây chéo cao”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói. (483)

5.     Bộ trưởng Y tế tự tay tìm diệt ổ loăng quăng

Kiểm tra dịch sốt xuất huyện ở quận Sơn Trà ngày 17/9, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tự lật úp vật dụng có nước chứa loăng quăng, bọ gậy.

Đoàn công tác của Bộ Y tế đã trực tiếp đến một ổ dịch tại nhà dân ở kiệt 925 đường Ngô Quyền (phường An Hải Đông). Trong lúc nhân viên của Trung tâm Y tế dự Sơn Trà phun hóa chất, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cầm đèn pin soi kiểm tra các vật dụng chứa nước.

Phát hiện một chiếc xô do người dân bỏ ngoài vườn có loăng quăng, bọ gậy, Bộ trưởng Tiến lập úp xuống để nước chảy hết ra ngoài. Bà cũng kiểm tra lu chứa nước sinh hoạt của người dân và đề nghị nên thả thêm cá bảy màu để diệt lăng quăng.

"Cứ đồ vật nào ngửa ra chứa được nước mưa là lật úp hết. Còn không thể đổ nước ra được như cái bể hay lu to thì phải thả cá bảy màu diệt lăng quăng", bà Tiến khuyên người dân. Bà đề nghị các cộng tác viên phòng chống bệnh sốt xuất huyết nên tuyên truyền cho người dân, chứ không thể làm thay việc đổ nước đi được.

Bộ trưởng chỉ đạo Trung tâm y tế dự phòng cần có phương án đi thả cá bảy màu tại những nhà dân thường xuyên chứa nước mưa sinh hoạt. Lý do, "người dân không thể kiểm tra và đổ hết nước mưa đọng lại trong các vật dụng gia đình và nhân viên y tế không thể đi tát nước hàng ngày cho dân được".

Ba giải pháp chống dịch sốt xuất huyết được Bộ trưởng Y tế đưa ra là thường xuyên phun thuốc, thả cá và đậy kín những vật dụng chứa nước. Phun thuốc chỉ diệt được muỗi trưởng thành. Hai tuần sau là các bể chứa nước lại có loăng quăng, nở ra con muỗi.Đà Nẵng đang là địa phương có tỷ lệ người dân mắc bệnh sốt xuất huyết cao, với 4.257 ca, tăng 2,37 lần so với cùng kỳ năm 2018. Đây là địa phương có tỷ lệ mắc sốt xuất huyết đứng thứ 3 trong số 11 tỉnh, thành khu vực miền Trung.

 
 

Bộ trưởng Y tế lưu ý, thành phố đã vào mùa mưa nên diễn biến của dịch sẽ phức tạp. Do đó, người dân cần nâng cao ý thức phòng để không bị mắc bệnh bằng việc lật úp những vật dụng chứa nước không cần thiết để đảm bảo nơi sinh sống không có lăng quăng.

Nhắc đến trường hợp tử vong do biến chứng sốt xuất huyết, bà Tiến đề nghị người dân khi phát hiện bệnh cần sớm đưa đến cơ sở y tế. Cũng có trường hợp virus gây bệnh có độc lực cao, hoặc do cơ địa của người mắc bệnh dẫn đến tử vong.

Làm việc với UBND TP Đà Nẵng và một số địa phương ở miền Trung về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết diễn ra cùng ngày, Bộ trưởng Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường việc tuyên truyền cho người dân; tập trung phun hoá chất tại ba địa điểm chính là bệnh viện, trường học và khu đông dân cư.

Các bệnh viện địa phương cũng được yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị đối với bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Các bệnh nhân chỉ nhập viện khi có các triệu chứng nặng cấp độ 3 trở lên, còn các bệnh nhân nhẹ cấp 1,2 thì nên điều trị ngoại trú, nhằm bảo đảm không quá tải bệnh viện. (633)

  1.   Cùng xây dựng văn hóa an toàn cho người bệnh

Chăm sóc sức khỏe trước tiên là không gây tổn hại cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh viện lại chính là môi trường nguy cơ cao xảy ra các sự cố y khoa. Các sự cố này có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào từ bất kỳ dịch vụ khám chữa bệnh nào.

Ngày 17/9, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam tổ chức mít tinh hưởng ứng “Ngày An toàn người bệnh thế giới lần thứ nhất 17/9/2019”.

Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, các sự cố y khoa có thể xảy ra ở bất cứ công đoạn nào của mọi quy trình từ chẩn đoán, chăm sóc đến điều trị. Đặc biệt, bệnh viện là nơi các thầy thuốc thường xuyên bị áp lực công việc do tình trạng quá tải và áp lực về tâm lý, vì vậy, sự cố y khoa không mong muốn là điều khó tránh khỏi và trong nhiều trường hợp ngoài tầm kiểm soát.

Theo báo cáo của tổ chức Y tế Thế giới, cứ 10 người bệnh thì có 1 người bị tổn hại trong khi tiếp nhận dịch vụ khám chữa bệnh. Trong đó, có tới 50% nguyên nhân là phòng tránh được. Cứ 10 người bệnh, có tới 4 người bị tổn hại trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và điều trị ngoại trú. Hơn 1 triệu người bệnh tử vong do tai biến phẫu thuật mỗi năm và trở thành 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong và tổn thương hàng đầu trên thế giới.

Sự cố y khoa và hành nghề y khoa không an toàn gây tổn hại cho hàng triệu người bệnh và tốn kém hàng tỷ đô la Mỹ mỗi năm, chiếm tới 14,3% chi phí tại bệnh viện là để điều trị hậu quả các sự cố y khoa gây ra.

Tổ chức Y tế thế giới cũng chỉ rõ, nhiễm khuẩn bệnh viện ảnh hưởng tới 10% số người bệnh nhập viện và chẩn đoán chậm, chẩn đoán không chính xác là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn hại cho người bệnh.

Theo ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), hoạt động an toàn người bệnh là phải thiết lập hệ thống và các quy trình quản lý sao cho giảm thiểu tối đa các sai sót và gia tăng khả năng ngăn chặn kịp thời các sự cố.

Nhận thấy vấn đề này rất quan trọng, thời gian qua Bộ Y tế đã tập trung ban hành các văn bản quy định các điều kiện bảo đảm an toàn người bệnh, về áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh, về sai sót chuyên môn kỹ thuật... để các cơ sở y tế thực hiện.

Các quy định này cũng hướng đến 6 mục tiêu toàn cầu về an toàn người bệnh gồm xác định chính xác người bệnh, bảo đảm giao tiếp hiệu quả, bảo đảm an toàn sử dụng thuốc, bảo đảm an toàn phẫu thuật đúng vị trí, đúng phương pháp và đúng người bệnh, kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, giảm nguy cơ và hậu quả do ngã.

An toàn người bệnh là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong Chương trình nghị sự toàn cầu và đã được Đại hội đồng Tổ chức Y tế thế giới lấy ngày 17/9 hàng năm là Ngày An toàn người bệnh thế giới, bắt đầu từ năm 2019.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, lễ mít tinh hưởng ứng Ngày an toàn người bệnh thế giới lần thứ nhất nhằm nâng cao nhận thức về an toàn người bệnh trên toàn quốc, cam kết xây dựng văn hóa an toàn người bệnh, chung tay hành động để tạo nên môi trường bệnh viện cởi mở thân thiện và “không đổ lỗi”, nhằm khuyến khích sự trao đổi, học hỏi từ các sự cố và lan tỏa thông điệp của năm 2019 “Cùng nói ra vì sự an toàn của người bệnh”. (707)

  1.  2,6 triệu ca tử vong mỗi năm liên quan đến sự cố y khoa

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, ở các nước thu nhập cao khoảng 10% số lượng người bệnh bị tổn thương khi khám chữa bệnh tại bệnh viện. Tại các nước thu nhập trung bình và thấp ghi nhận tới 134 triệu sự cố y khoa xảy ra tại bệnh viện, là nguyên nhân gây ra 2,6 triệu ca tử vong mỗi năm.

Ngày 17/9 tại Bộ Y tế đã diễn ra Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới lần thứ nhất.

Theo PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, bệnh viện là một môi trường nguy cơ cao, nơi các sự cố y khoa có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào từ bất kỳ dịch vụ khám chữa bệnh nào.Nhấn để phóng to ảnh

"Ở bất cứ công đoạn nào của mọi quy trình chẩn đoán, chăm sóc, điều trị đều chứa đựng các nguy cơ tiềm tàng cho người bệnh. Bệnh viện cũng là nơi các thầy thuốc thường xuyên bị áp lực công việc do tình trạng quá tải và áp lực về tâm lý, vì vậy, sự cố y khoa không mong muốn là điều khó tránh khỏi và trong nhiều trường hợp ngoài tầm kiểm soát", Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết.

Khi sự cố y khoa không mong muốn xảy ra, cả người bệnh và thầy thuốc đều là nạn nhân, đặc biệt đối với người bệnh phải gánh chịu thêm hậu quả của các sự cố không mong muốn làm ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc bị khuyết tật tạm thời hay vĩnh viễn, thậm chí tử vong.

Trên thế giới, cứ 10 người bệnh, có 1 người bệnh bị tổn hại trong khi tiếp nhận dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Cứ 10 người bệnh, có tới 4 người bị tổn hại trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và điều trị ngoại trú. Hơn 1 triệu người bệnh tử vong do tai biến phẫu thuật mỗi năm và trở thành 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong và tổn thương hàng đầu trên thế giới.

Đặc biệt tại các nước có thu nhập trung bình và thấp xảy ra tới 134 triệu sự cố y khoa, trong đó gây ra 2,6 triệu ca tử vong mỗi năm.

Sự cố y khoa và hành nghề y khoa không an toàn gây tổn hại cho hàng triệu người bệnh và tốn kém hàng tỷ đô la Mỹ mỗi năm; chiếm tới 14,3% chi phí tại bệnh viện là để điều trị hậu quả các sự cố y khoa gây ra.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã triển khai mạnh mẽ công tác bảo đảm an toàn người bệnh. Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã quy định các điều kiện bảo đảm an toàn người bệnh như: Các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh (quy định về Cấp cứu; Chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp điều trị và kê đơn thuốc; Hội chẩn; Điều trị ngoại trú; Điều trị nội trú; Hồ sơ bệnh án; Sử dụng thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có điều trị nội trú; Thực hiện phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa; Kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Xử lý chất thải y tế; Giải quyết đối với người bệnh không có người nhận; Giải quyết đối với người bệnh tử vong; Bắt buộc chữa bệnh; Trực khám bệnh, chữa bệnh,…); Quy định về áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; Quy định về sai sót chuyên môn kỹ thuật và các điều kiện bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh. 

Bộ Y tế cũng ban hành thông tư hướng dẫn thiết lập hệ thống thu thập, báo cáo, phòng ngừa sự cố y khoa tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đồng thời tập trung chỉ đạo theo 6 mục tiêu toàn cầu về an toàn người bệnh. Theo đó yêu cầu xác định chính xác người bệnh; Bảo đảm giao tiếp hiệu quả; Bảo đảm an toàn sử dụng thuốc; Bảo đảm an toàn phẫu thuật: Phẫu thuật đúng vị trí, đúng phương pháp và đúng người bệnh; Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện; Giảm nguy cơ và hậu quả do ngã

Đặc biệt, Bộ Y tế Việt Nam đã tích cực tham gia trong cuộc vận động đưa ra sáng kiến Ngày An toàn người bệnh Thế giới.

Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh thế giới lần thứ nhất  nhằm nâng cao nhận thức về An toàn người bệnh trên toàn quốc, cam kết xây dựng văn hóa an toàn người bệnh, chung tay hành động để tạo nên môi trường bệnh viện cởi mở thân thiện và “không đổ lỗi”, nhằm khuyến khích sự trao đổi, học hỏi từ các sự cố và lan tỏa thông điệp của năm 2019 “Cùng nói ra vì sự An toàn của Người bệnh!” (858)

  1.  Cảnh báo: 25% ca mắc sốt xuất huyết nặng vào Bệnh viện Bạch Mai là phụ nữ mang thai

Trong tháng 8 vừa qua, tại Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận điều trị nội trú cho 66 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết (SXH) biến chứng nặng, đáng nói chiếm tới 1/4 số này là phụ nữ mang thai…

PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, gần đây, số bệnh nhân mắc SXH vào Trung tâm này điều trị nội trú tăng cao, bình quân mỗi ngày tiếp nhận mới hàng chục ca đến khám.

Dù chưa ghi nhận ca tử vong song đã có rất nhiều bệnh nhân vào viện với các dấu hiệu nặng, thậm chí nguy kịch, như: Sốc, tiểu cầu quá thấp… Đặc biệt, tỷ lệ phụ nữ mang thai bị SXH biến chứng nặng chiếm tới 1/4 số bệnh nhân nội trú, đây là một thực trạng rất cảnh báo.

PGS.TS Đỗ Duy Cường khuyến cáo, thai phụ mắc SXH dễ có nguy cơ sảy thai, đẻ non, rong huyết. Một số trường hợp thai phụ ở giai đoạn cuối có dấu hiệu chuyển dạ, SXH dễ làm chảy máu, tăng nguy cơ rối loạn đông máu, dẫn đến sốc mất máu, nguy hiểm tính mạng cho mẹ và thai nhi.

Trước lo ngại về việc thai phụ bị SXH có thể phải bỏ thai, bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai khẳng định, hiện nay không có chỉ định sản phụ mắc SXH phải bỏ thai, nhiều sản phụ khi mắc bệnh, điều trị xong vẫn sinh con bình thường mà không ảnh hưởng gì...

Điều quan trọng là khi thai phụ nghi mắc SXH cần chủ động đi khám sớm, nhập viện điều trị. 

Để phòng SXH, các thai phụ nói riêng và người dân nói chung cần triển khai các biện pháp mà ngành y tế đã khuyến cáo như vệ sinh môi trường ở nơi sinh sống để tránh muỗi phát triển; ngủ buông màn, mặc quần áo dài, chân đi tất hoặc thoa kem để tránh muỗi đốt; dùng các biện pháp diệt muỗi (364)

  1.  Nghệ An phát hiện trẻ thứ 4 nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người”

Liên tiếp trong những ngày gần đây Bệnh viện Sản nhi Nghệ An đã tiếp nhận 4 trường hợp trẻ em bị "vi khuẩn ăn thịt người" tấn công.

Ngày 16/9, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, bệnh viện này đã phát hiện trường hợp thứ 4 bị mắc bệnh Whitmore, bệnh "vi khuẩn ăn thịt người".

Trước đó, từ đầu tháng 9/2019, bé Hà Bảo Liêu (8 tuổi, trú huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) bất ngờ đau ở vùng má. Gia đình đưa bé Liêu đi kiểm tra ở bệnh viện tuyến huyện và được các bác sỹ chẩn đoán bị bệnh quai bị.

Bé Liêu sau đó được uống thuốc, điều trị theo bệnh quai bị. Tuy nhiên, sau nhiều ngày uống thuốc không đỡ, các bác sỹ kiểm tra lại thì chẩn đoán cháu bé bị áp xe miên mang tai và được chuyển lên Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.

Ngày 13/9, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận điều trị cháu Liêu. Sau khi xét nghiệm máu, cấy mủ thì phát hiện bé Liêu mắc chứng bệnh Whitmore. Sau khi phát hiện bệnh, các bác sỹ đã tiến hành phẫu thuật, điều trị bé Liêu theo đúng phác đồ. Hiện sức khỏe bé Liêu đã ổn định và vẫn đang tiếp tục được điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt của bệnh viện.

Trước đó cũng tại Bệnh viện này đã phát hiện và điều trị cho 3 em nhỏ bị mắc chứng bệnh Whitmore. Cả 3 em nhỏ đều được đưa vào viện với tình trạng bệnh áp xe viêm mang tai. Cả 3 đã được điều trị theo chứng bệnh quai bị trước khi được phát hiện mắc bệnh Whitmore.

Sau khi được các bác sỹ xét nghiệm máu, cấy mủ và phát hiện mắc bệnh Whitmore, các bác sỹ đã tiến hành điều trị theo đúng phác đồ. Hiện 1 em nhỏ đã khỏe mạnh và xuất viện. Riêng 2 em nhỏ đang tiếp tục được điều trị tại bệnh viện. (356)

  1.  Không khí ô nhiễm ba ngày liên tiếp, ở mức có hại sức khỏe, dân Hà Nội hạn chế ra ngoài

Chất lượng không khí ở Hà Nội những ngày qua luôn ở mức cao, ngưỡng có hại sức khỏe và người dân nên hạn chế ra đường.

Sáng nay (17/9), hơn 40 điểm đo trong hệ thống quan trắc PAMAir ở các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy Hà Đông…ở mức ô nhiễm nghiêm trọng, chỉ số AQI dao động 150 - 180.

Hai ngày trước là 15 và 16/7, không khí Hà Nội ô nhiễm nặng nề, chỉ số AQI luôn ở mức 150 - 170, mức có hại cho sức khỏe con người. Khắp nơi, không khí mù mịt, dễ dàng quan sát được bằng mắt thường. Nhiều người ra đường, nhất là người già và trẻ nhỏ có cảm giác khô, cay mắt và khó chịu về hô hấp.

Tại một số khu vực như Ngã Tư Sở, Trần Quang Khải, Ô Chợ Dừa  hay khu vực Hàng Trống của Hồ Hoàn Kiếm, chỉ số AQI lần lượt là 156, 160, 164 và 170 vào các buổi sáng. Đặc biệt, khu vực Học viện Tài chính chỉ số AQI lên tới 179 (gần 200) mức đỏ, mức mà mọi người đều chịu tác động về sức khỏe; người thuộc nhóm nhạy cảm có thể gặp phải tác động sức khỏe nghiêm trọng.

Ô nhiễm không khí không chỉ ở Hà Nội, mà sáng nay chỉ số AQI ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ cũng ở mức ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe con người, như Từ Sơn (Bắc Ninh) là 170, Ninh Bình là 151, Hải Phòng là 161..

Theo bảng phân cấp chỉ số AQI ở Việt Nam, chỉ số AQI 100-200 thuộc nhóm không tốt, những người mắc bệnh nhạy cảm như hô hấp, tim mạch nên hạn chế ra ngoài. 

Theo chuyên gia môi trường, không khí những tháng chuyển giao đầu mùa đông sẽ xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt, càng lên cao nhiệt độ không khí càng cao. Lớp nghịch nhiệt giữ lại các khí ô nhiễm ở tầng thấp, khó phát tán nên xảy ra tình trạng ô nhiễm nặng ở Thủ đô trong những ngày qua.

Thậm chí, theo một chuyên gia không khí, không khí ở Hà Nội còn tồn tại một dạng bụi là bụi mịn PM 2.5, có ảnh hưởng cực xấu tới sức khỏe. Đây là loại bụi ở dạng siêu mịn, có đường kính = 2,5 micromet trở xuống (nhỏ hơn khoảng 30 lần so với sợi tóc người) có thành phần các chất như cacbon, Sunphua, Nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí.

Ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, bụi mịn thường được sản sinh ra do ô nhiễm khói bụi, khí thải từ các phương tiện tham gia giao thông. Đặc biệt, do có đường kính siêu nhỏ, mịn, nên loại bụi này có thể “đâm xuyên” các loại khẩu trang thông thường.

Khi nồng độ bụi mịn trong không khí ngoài trời tăng lên, không khí sẽ có vẻ mờ đi và tầm nhìn bị giảm. Tình trạng này cũng tương tự như khi thời tiết có độ ẩm cao hoặc sương mù.

Nếu hít phải, bụi mịn sẽ nhanh chóng thẩm thấu thẳng vào các mạch máu, đến các cơ quan nội tạng gây ra các chứng bệnh về hô hấp, thần kinh, tim mạch.

Người bị ảnh hưởng nhẹ có thể bị sổ mũi, hắt hơi, khó thở, ho kéo dài và rối loạn đường thở. Còn với trường hợp bị nặng, hít phải bụi mịn trong thời gian dài có thể mắc một số bệnh nghiêm trọng như: viêm phổi, viêm phế quan, phổi tắc nghẽn hay thậm chí là cả ung thư.

Không khí ngày càng ô nhiễm đi kèm với thời tiết đang chuyển giao, khiến cho nhiều người dân rất lo lắng cho sức khỏe của mình và người thân.

Người dân nên làm gì?

Theo BS CKII Nguyễn Ngọc Hồng, Trưởng khoa Bệnh Phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi Trung ương, với tình trạng không khí ô nhiễm như hiện nay, người dân, nhất là người già, trẻ nhỏ hoặc những người có tiền sử mắc bệnh về hô hấp mãn tính hay tim mạch, có xu hướng cần hít thở nhiều trong những ngày này nên hạn chế ra đường.

Nếu bất đắc dĩ có việc phải ra ngoài, người dân cần thực hiện những lưu ý sau:

- Đeo khẩu trang hoạt tính: Những loại khẩu trang này sẽ làm giảm số lượng các chất ô nhiễm hít phải, ngăn ngừa các vấn đề về hô hấp như: ngứa cổ họng, khó thở, thở khò khè, ho…

- Đeo kính để bảo vệ mắt, giảm tác hại của không khí ô nhiễm. Nhỏ dung dịch làm sạch và khử trùng mắt sau khi về nhà.

- Tránh lui tới những nơi có đông phương tiện qua lại, khu vực đông đúc, khu công nghiệp, gần đường cao tốc hoặc đường lớn.

- Nếu nhà ngay mặt đường, tránh mở cửa sổ phía ngoài đường. Nếu đó là cửa sổ duy nhất trong nhà, hãy mở khi thời tiết mát mẻ, trời tối, ít phương tiện qua lại.

- Tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch bằng việc thường xuyên tập thể dục cũng như thay đổi chế độ ăn tốt cho sức khỏe. Tránh tập thể dục, hoạt động thể chất vào giờ cao điểm để hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm.

- Chú ý chế độ ăn uống với các loại thực phẩm giàu vitamin để giúp cơ thể tăng sức đề kháng, miễn dịch, hỗ trợ cơ thể dẻo dai có khả năng loại bỏ độc tố, chống lại bệnh tật.

AQI là chỉ số để báo cáo chất lượng không khí hàng ngày đối với 5 chất ô nhiễm cơ bản gồm bụi PM10, SO2, NO2, CO và O3.

Theo bảng quy đổi giá trị AQI, chỉ số chất lượng không khí gồm các mức:

- Mức TỐT (xanh) 0- 50: không ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Mức TRUNG BÌNH (vàng) 51-100: khuyến cáo nhóm nhạy cảm (trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp) nên hạn chế thời gian ở ngoài.

- Mức KÉM (da cam) 101-200: nhóm nhạy cảm cần hạn chế thời gian ở ngoài.

- Mức XẤU (đỏ) 201-300: nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài, những người khác hạn chế ở ngoài.

- Mức NGUY HẠI (nâu) trên 300: khuyến cáo mọi người nên ở trong nhà. (1331)

11.  Tin mới nhất về vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại Phú Thọ: số trẻ nhập viện lên tới gần 90 em

Các em đều có biểu hiện đau bụng, nôn, sốt, đi ngoài phân lỏng và vẫn đang được điều trị tích cực tại bệnh viện.

Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm y tế huyện Cẩm Khê, Phú Thọ, số bệnh nhân đến khám và điều trị tại đơn vị này sau cụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại trường mầm non xã Thụy Liễu đã lên tới 90 người tính tới 17h ngày 16/9. Trong đó, có 89 trẻ nhỏ và 1 giáo viên. Các cháu đều có biểu hiện đau bụng, nôn, sốt, đi ngoài phân lỏng, không có trẻ nào trong tình trạng nguy kịch. Hiện 1 trẻ đã ổn định và được ra viện.

Được biết, sau khi ăn các bữa chính, phụ tại trường mầm non này hôm 13/9, đã có 1 trẻ nhập viện ngay trong đêm với các biểu hiện đau bụng, nôn, sốt. Tới ngày 14/9, có khoảng hơn 30 em tới khám và điều trị tại Trung tâm y tế huyện Cẩm Khê, nghi ngờ do ngộ độc thực phẩm.

Theo điều tra ban đầu, bữa ăn chính diễn ra lúc 10h30’ ngày 13/9 với các món: cơm tẻ, nem rán, canh đỗ xanh. Tới 14h cùng ngày, các con được cho ăn bữa phụ bao gồm chè đỗ đen, bánh quy. Có 5 trẻ ăn chuối phấn vào lúc 15h.

Trung tâm y tế huyện Cẩm Khê đang phối hợp với Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm lấy 23 mẫu phân, 3 mẫu chất nôn để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân vụ việc. (292)

  1.   Yên Bái điều trị thành công hai ca mắc bệnh whitmore

Ngày 17-9, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Yên Bái cho biết từ đầu năm 2019 đến nay trên địa bàn tỉnh đã có sáu ca mắc bệnh whitmore. Trong đó bốn ca tử vong do đến bệnh viện (BV) muộn, hai ca được BV Đa khoa tỉnh Yên Bái cứu sống.

Ca thứ nhất được cứu sống là bệnh nhân Vi Văn L. (49 tuổi, huyện Lục Yên) nhập viện vào trung tuần tháng 9-2019 trong tình trạng sốt cao kèm run và đau bụng, các chỉ số sinh tồn giảm mạnh. Tuy nhiên khi chẩn đoán lâm sàng thì không phát hiện được cơ quan nào trong cơ thể bị viêm nhiễm.

Sau hai lần nuôi cấy định danh vi khuẩn, các bác sĩ đã phát hiện ra vi khuẩn whitmore trong cơ thể bệnh nhân. Sau khi được điều trị tích cực theo phác đồ, dùng kháng sinh đặc hiệu liều cao, tình trạng nhiễm trùng được kiểm soát. Hiện bệnh nhân L. đã tỉnh táo, hết sốt. 

Trường hợp thứ hai là bệnh nhân Nguyễn Văn Q. (36 tuổi, huyện Văn Yên). Bệnh nhân nhập viện vào tháng 7-2019, được các bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị thành công. Bệnh nhân ra viện cuối tháng 7-2019. 

Trước việc gia tăng các ca mắc bệnh whitmore, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cũng vừa có hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa căn bệnh này. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện, xét nghiệm điều trị kịp thời. (282)

13.   Vi khuẩn Whitmore “ăn thịt người" có ở khắp nơi, nhiều người mắc bệnh

Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Whitmore được phát hiện ở Hà Nội, Thái Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh... Đây là loại vi khuẩn trú nhiều trong bùn đất, xâm nhập cơ thể.

Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Whitmore được phát hiện ở Hà Nội, Thái Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh... Đây là loại vi khuẩn trú nhiều trong bùn đất, xâm nhập cơ thể qua các vết thương trên da với tỉ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, vi khuẩn "ăn thịt người" này không thực sự là "con ngáo ộp" vì có thuốc điều trị hiệu quả.

Hàng chục ca nhiễm bệnh

Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai từ đầu năm 2019 đến nay đã ghi nhận tới 20 ca mắc căn bệnh nguy hiểm này, trong đó riêng tháng 8 ghi nhận 12 ca Whitmore nặng được chuyển đến chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ, 4 ca tử vong. Căn bệnh này có tỷ lệ tử vong rất cao (tới 40%).

Mới nhất là trường hợp nữ bệnh nhân được đưa đến Trung tâm Bệnh nhiệt đới trong tình trạng mũi lỗ chỗ những vùng hoại tử, chảy mủ. Trước đó, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng huyết do tụ cầu nhưng tại đây, kết quả cấy máu và mủ ở vết thương cho kết quả dương tính với loại vi khuẩn có nhiều trong đất mang tên Whitmore.

PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung cho biết, ngay khi cấy ra kết quả dương tính với vi khuẩn Whitmore, các bác sĩ đã phải thay đổi hoàn toàn phác đồ điều trị, nếu không bệnh nhân sẽ nguy hiểm tính mạng.

Điều may mắn vi khuẩn Whitmore mới gây tổn thương da, phần mềm ở cánh mũi, chưa "ăn" sâu đến xương. Vì thế, sau hai tuần điều trị tích cực, vết thương đã hết mủ và đang ăn da non.

"Tuy nhiên, bệnh nhân cần tiếp tục giai đoạn duy trì bằng thuốc và điều trị trung bình ít nhất ba tháng, được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm nếu không bệnh sẽ có khả năng tái phát, khi đó tỷ lệ tử vong rất cao”, BS Cường cho hay. Tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An thời gian qua điều trị cho 4 bệnh nhi mắc bệnh Whitmore.

Trong đó, bệnh nhi Nghiêm Thanh Tuấn (14 tuổi, Đức Thọ - Hà Tĩnh) sau 50 ngày điều trị đã được xuất viện. Hai bệnh nhi còn lại là cháu  Hoàng Văn Cao (10 tuổi, xã Thanh ngọc, Thanh Chương, Nghệ An) và cháu Nguyễn Công Hào (11 tuổi, xã Công Thành, Yên Thành, Nghệ An) hiện đang được theo dõi và điều trị tại khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An.

Cả 3 trường hợp này được gia đình đưa đến viện trong tình trạng sưng đau viêm tuyến nước bọt mang tai. Vì nhầm tưởng là quai bị, trẻ đều được cho điều trị tại nhà, đến khi sốt cao, sưng to tuyến mang tai, hạ sốt không đáp ứng gia đình mới đưa tới bệnh viện. Kết quả cấy mủ, xét nghiệm máu phát hiện dương tính với căn bệnh Whitmore. Các bệnh nhi đều tiến triển tốt sau khi được chẩn đoán nhiễm Whitmore, dùng kháng sinh phù hợp.

Tại Hà Tĩnh, bệnh nhân Đặng Xuân Hà (61 tuổi, trú trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên) bị sốt cao liên tục, ngón 2 bàn chân phải có khối Abcees sưng, nóng, chảy dịch có mùi hôi và được người nhà đưa vào điều trị tại Khoa Nội tiết - BVĐK Hà Tĩnh, được chuẩn đoán nhiễm khuẩn Whitmore.

Tại Thái Nguyên, nam bệnh nhân nhập viện với vết thương hoại tử vùng đùi sau khi bị thương khi đi cày bừa, cũng được chẩn đoán dương tính với vi khuẩn Whitmore.

Bệnh cảnh nặng, có thể tử vong trong 48 giờ nhưng không phải là "con ngáo ộp" đáng sợ!

GS.TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, trực khuẩn Whitmore là một loại vi khuẩn gram âm, có thể tồn tại trong bùn, đất và lây nhiễm cho con người thông qua các vết xước, vết thương ngoài da, qua đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa. Bệnh được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và lưu hành lẻ tẻ tại một số địa phương.

"Vi khuẩn Whitmore khi xâm nhập vào cơ thể, có thể ủ bệnh kéo dài trung bình từ 2- 21 ngày. Nguy hiểm của bệnh là khi khởi phát bệnh tiến triển rất nhanh, có thể tử vong chỉ sau 48 giờ nhập viện. Tuy nhiên, căn bệnh này có thuốc điều trị"- GS Kính thông tin.

PGS.TS Bùi Vũ Huy, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhiễm khuẩn Whitmore có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng. Ở trẻ em thường có triệu chứng sốt cao, nhiễm trùng nhiễm độc và biểu hiện sưng tuyến mang tai thường gặp hơn các triệu chứng khác. Ở người lớn bệnh cảnh phổ biến nhất là viêm phổi, sau đó tới viêm da, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng huyết...

Nếu nói đến độc tính thì vi khuẩn gây nên bệnh Whitmore có độc tính cao hơn một số vi khuẩn khác. Tuy nhiên, bệnh chỉ thường gặp ở người có miễn dịch suy giảm, đang mắc các bệnh mạn tính. Khi nhiễm bệnh ở những người này, bệnh  diễn biến bệnh thường phức tạp, nặng nề hơn, có thể gây tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kháng sinh phù hợp... Trong những bệnh cảnh của bệnh này có nhiễm khuẩn huyết, cũng như nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác, có tình trạng bệnh nặng hơn, tiên lượng xấu và nguy cơ tử vong cao.

"Còn ở người khoẻ mạnh không may mắc bệnh, được phát hiện điều trị hợp lý sẽ điều trị khỏi, không để lại di chứng. Nhưng nếu bệnh rơi vào những người già, yếu, miễn dịch suy giảm, đang mắc các bệnh mạn tính thì sẽ có nhiều nguy cơ hơn, diễn tiến phức tạp hơn, khó chữa hơn", PGS Huy cho biết.

GS Kính cũng khẳng định, vi khuẩn Whitmore tồn tại nhiều trong bùn đất, nhưng tỉ lệ gặp bệnh là ít hơn nhiều so với các bệnh nhiễm khuẩn khác.

Chỉ cần bác sĩ xác định đúng đây là bệnh nhiễm khuẩn thì sẽ có chỉ định dùng kháng sinh. Theo nguyên tắc, sau khi dùng kháng sinh từ 48 đến 72 giờ mà không có dấu hiệu thuyên giảm, sẽ đổi kháng sinh khác, đồng thời bệnh nhân có các triệu chứng và yếu tố nguy cơ như đã nói ở trên, cần nghĩ tới bệnh Whitmore và chỉ định điều trị bằng ceftazidim. Đây là kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 rất phổ biến ở các bệnh viện, điều trị hiệu quả trong bệnh Whitmore.

"Đây là căn bệnh nhiễm trùng cơ hội, không dễ mắc, ít gặp ở người có sức khỏe bình thường. Bệnh không dễ dàng lây lan, không trực tiếp lây từ người qua người. Vì thế người dân không nên lo lắng", PGS Huy khuyến cáo.

Do vi khuẩn tồn tại nhiều trong bùn đất, nên những người làm việc tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cần điều trị sớm và triệt để.

Trẻ em nên tránh chơi, bơi ở bùn lầy đất bẩn, đất nông nghiệp, ao tù nước đọng, ao nuôi cá nuôi tôm, nhất là tại vùng đang có ca bệnh.

Những người đang có vết thương hở, xước xát chân tay hoặc viêm loét của bệnh mạn tính (đái tháo đường, bệnh thận) không nên chơi, tiếp xúc trực tiếp với nước đọng, đất bẩn. Nếu bị xước sát trong khi chơi, làm việc thì cần vệ sinh sạch với xà phòng, qua trạm y tế để xử lí phù hợp (sát trùng, tiêm SAT, dùng kháng sinh tùy mức độ...) và theo dõi tiến triển hình thành mưng mủ, sưng đau... để đi khám kịp thời.

Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn. Đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này.

Tại Việt Nam, các ca bệnh được báo cáo có xu hướng gia tăng, cao điểm của các ca bệnh thường xảy ra vào mùa mưa tập trung từ tháng 7-11.

Khi nhiễm khuẩn Whitmore có thể gây ra rất nhiều triệu chứng khác nhau. Có bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn huyết, suy đa nội tạng; có bệnh nhân vi khuẩn "ăn" vào xương; có người biểu hiện sốt cao, sưng khớp...

Do bệnh cảnh lâm sàng đa dạng phức tạp nên bệnh nhân thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu...

Việc điều trị bệnh Whitmore cũng hết sức khó khăn vì phải dùng kháng sinh đặc hiệu tấn công liều cao kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng nữa. (1623)

  1.  TP Hồ Chí Minh cảnh báo mùa cao điểm của bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết

Dịch sốt xuất huyết còn tiếp tục gia tăng

Nhận định của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố, diễn tiến của dịch sốt xuất huyết tương tự như mùa dịch những năm trước, số ca mắc bệnh gia tăng nhanh từ tháng 6 và hiện đang vào cao điểm của dịch bệnh.

Từ đầu năm đến nay, TP Hồ Chí Minh ghi nhận 39.814 ca sốt xuất huyết, trong đó có 22.894 ca nội trú và 16.920 ca ngoại trú, tăng 142% so với cùng kỳ năm 2018.

Các bác sĩ cho hay, hiện dịch sốt xuất huyết vẫn chưa có dấu hiệu giảm, thậm chí sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới, kéo dài đến tháng 11.

Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Thành phố, việc phun hóa chất diệt muỗi của ngành y tế, các hộ gia đình chỉ là biện pháp tức thời nhằm diệt muỗi trưởng thành, giảm mật độ muỗi truyền bệnh, chứ không ngăn ngừa được sự lây lan của bệnh nếu không diệt lăng quăng triệt để. Do đó, ngành y tế khuyến cáo, để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, mỗi gia đình, cơ quan, công sở... phải dọn dẹp, loại bỏ những nơi, vật dụng chứa nước như xô chậu, thùng phuy, bình hoa, chậu hoa, cây cảnh, hồ tiểu cảnh, vỏ xe, ly nhựa, hầm cống, hố nước, hốc cây, các vật phế thải, các công trình xây dựng… để không tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng, phát triển và trở thành điểm nguy cơ gây bệnh.

Dịch tay chân miệng vào mùa

Trong khi dịch sốt xuất huyết chưa có dấu hiệu giảm, thì dịch bệnh tay chân miệng cũng bắt đầu vào mùa và tăng cao. Theo thống kê của ngành y tế TP Hồ Chí Minh, trong tháng 8, Thành phố có 3.088 ca mắc tay chân miệng, gồm 457 ca nội trú và 2.631 ca ngoại trú, tăng 115% so với tháng trước. Hiện số ca bệnh tích lũy từ đầu năm đến nay là 9.718 ca, gồm 1.858 ca nội trú và 7.860 ngoại trú, không có ca tử vong.

Các bác sĩ cho biết, bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chưa có vắc xin dự phòng. Việc phòng bệnh chủ yếu thông qua ý thức giữ gìn vệ sinh của trẻ và  người chăm sóc trẻ, như rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, vệ sinh hàng ngày và khử khuẩn hàng tuần vật dụng, đồ chơi của trẻ... Cần phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh cũng như các dấu hiệu trở nặng để đưa trẻ đến cơ sở điều trị sớm, tránh xảy ra những biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Thành phố, bệnh tay chân miệng chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi. Tháng 8, tháng 9 là thời điểm bệnh tay chân miệng tăng cao, bởi đây là lúc trẻ em trở lại trường học sau khi nghỉ hè. Do đó, các trường học cần tuân thủ thực hiện các hoạt động kiểm soát bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là việc theo dõi, giám sát, phát hiện sớm trẻ bệnh để cách ly kịp thời thông qua hoạt động điểm danh, ghi nhận những trường hợp nghỉ vì bệnh mỗi ngày và phụ huynh cần thông báo rõ lý do cho nhà trường ngay nếu con em mình nghỉ học.

Để ngăn ngừa dịch bệnh tay chân miệng và sốt xuất trong trường học, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cũng đã có kế hoạch liên tịch với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh trong khu vực trường học, nhóm trẻ; tăng cường các biện pháp hiệu quả phòng chống lây lan bệnh tay chân miệng trong trường mầm non, mẫu giáo, nhóm trẻ đồng thời tuyên truyền phụ huynh diệt lăng quăng trong khu vực gia đình sinh sống. (693)

  1.   Bộ Y tế khuyến cáo người dân về cách xử lý khi bị sốc nhiệt

Ngày 16/9, Bộ Y tế đã đưa thông tin khuyến cáo người dân về cách xử lý khi bị sốc nhiệt. Theo Bộ Y tế, sốc nhiệt là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng nhiệt độ cơ thể trên 40 độ C và kèm theo rối loạn chức năng thần kinh (rối loạn ý thức, hôn mê, co giật). Nguyên nhân chính của sốc nhiệt là do tốc độ sinh nhiệt vượt qua khả năng của cơ thể đào thải nhiệt.

Sốc nhiệt được chia thành 2 nhóm: Sốc nhiệt kinh điển và sốc nhiệt do gắng sức, hai thể này khác nhau về cơ chế nhưng biểu hiện lâm sàng giống nhau. Sốc nhiệt kinh điển hay gặp ở người già, cơ thể suy nhược, trẻ em, người có bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, hay các rối loạn nội tiết.

Sốc nhiệt do gắng sức hay gặp ở những người trẻ, khỏe mạnh với hệ điều hòa nhiệt độ bình thường. Thường phơi nhiễm với nhiệt độ môi trường tăng cao và đồng thời do sự sinh nhiệt lúc thể dục, gắng sức.

Người bị sốc nhiệt thường có triệu chứng nhiệt độ cơ thể trên 40 độ C, da nóng và khô, có các biểu hiện: Mệt, đau đầu, khó thở, đỏ mặt, mửa, ỉa chảy, hôn mê, suy hô hấp, hạ huyết áp, rối loạn hô hấp (suy hô hấp, khó thở), rối loạn thần kinh trung ương (động kinh, hôn mê), suy gan, suy thận.

Sốc nhiệt có thể gây biến chứng cho tất cả các cơ quan như tim mạch (người bị sốc nhiệt có nhịp tim nhanh, tụt huyết áp, thủng cơ tim), phổi, phù phổi, viêm phổi, kiềm hô hấp, thận. Tiêu cơ vân, suy thận cấp, hoại tử ống thận cấp, điện giải. Hạ kali máu, tăng kali máu, tăng natri máu, hạ đường huyết, tăng uric máu, thần kinh. Liệt nửa người, hôn mê, mất trí nhớ, tính cách thay đổi.

Theo Bộ Y tế, người bị sốc nhiệt có tiên lượng xấu tỷ lệ với thời gian từ lúc tăng thân nhiệt tới lúc được điều trị. Nếu cấp cứu muộn, để hôn mê trên 4 giờ thì dấu hiệu tiên lượng xấu như hoại tử tế bào gan, rối loạn đông máu, rối loạn hô hấp, rối loạn thần kinh, suy gan, suy thận…

Khả năng cứu sống bệnh nhân tùy thuộc thời gian từ lúc tăng thân nhiệt đến khi được điều trị. Nếu được phát hiện sớm, bù dịch đầy đủ, điều trị tích cực các biến chứng, bệnh nhân trên 90% sống sót. Tình trạng sẽ xấu khi bệnh nhân trên 42,2 độ C, hôn mê, hoại tử tế bào gan, rối loạn đông máu, tăng thân nhiệt kéo dài, suy thận, tăng kali máu...

Bệnh nhân cần được điều trị ngay bằng cách hạ thân nhiệt và hỗ trợ chức năng các cơ quan. Để làm lạnh bên ngoài, ngâm bệnh nhân trong nước đá song có thể gây co mạch ngoại vi, rét run, hạ thân nhiệt quá, khó theo dõi các chức năng sống. 

Ngoài ra, có thể đặt các túi chườm đá vào vùng bẹn, nách, cổ hoặc sử dụng chăn làm lạnh... Vì thế, bác sĩ khuyến khích hạ thân nhiệt cho bệnh nhân bằng chườm nước mát, dội nước mát vào người, ngâm trong nước mát. Đưa bệnh nhân đến bệnh viện, có thể vừa vận chuyển vừa hạ thân nhiệt.

Bệnh nhân vào viện sẽ được bù nước và điện giải bằng cách làm lạnh càng nhanh càng tốt để hạ thân nhiệt với tốc độ 0,2 độ C một phút, nhiệt độ trực tràng xuống 38 độ C, nhiệt độ da 30-33 độ C. 

Tuy nhiên, nếu hạ thân nhiệt thấp hơn lại gây tác dụng phụ. Bệnh nhân sau đó sẽ được ổn định chức năng hô hấp tuần hoàn, thở máy khi có suy hô hấp, bù dịch theo áp lực tĩnh mạch trung tâm, sử dụng các thuốc nâng huyết áp nếu cần, tránh thuốc kích thích. Bệnh nhân có biểu hiện tiêu cơ vân sẽ phải bù dịch và lợi tiểu. Trường hợp bị suy đa tạng phải lọc máu liên tục, lọc gan, tuần hoàn ngoài cơ thể.

Sốc nhiệt hoàn toàn có thể phòng tránh được, hiểu biết về những rối loạn do sốc nhiệt giúp con người giảm được tỷ lệ bệnh tật và tỷ lệ tử vong. 

Bộ Y tế khuyến cáo, mỗi người cần phân loại các đối tượng có nguy cơ để có các biện pháp phòng, chống và kế hoạch rèn luyện phù hợp; khuyến khích các tổ chức đoàn thể tổ chức các chương trình phổ biến rộng rãi về dấu hiệu, triệu chứng và nguy cơ của bệnh để chẩn đoán và điều trị sớm; mỗi cá nhân đều phải tự rèn luyện để thích nghi với nóng, lập thời gian luyện tập thể lực vào lúc mát trong ngày, giảm bớt vận động thể lực vào lúc thời tiết nóng; uống đủ nước và muối; mặc quần áo rộng, nhẹ, thoáng và sáng màu. (877)

16.  Nhiều điểm bất thường trong vụ ngộ độc tập thể ở Mường Lói, Điện Biên

Trong vụ việc hơn 100 người bị nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra tại xã Mường Lói, Điện Biên có nhiều điểm bất thường khiến nhiều người hoài nghi.

Mới đây Trung tâm Y tế huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã có báo cáo chính thức công bố kết quả điều tra vụ việc hơn 100 người bị nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra tại xã Mường Lói vào đầu tháng 9 vừa qua. Tuy nhiên, có nhiều điểm bất thường từ thực tế so với kết quả công bố khiến nhiều người hoài nghi về việc có hay không chuyện bưng bít thông tin để tránh mất thành tích.

Theo đó vào 11h ngày 4/9, tại nhà ông Lò Văn Phênh ở bản Lói 2, xã Mường Lói, huyện Điện Biên có tổ chức bữa cơm mừng nhà mới, với tổng số 60 mâm cỗ cho 306 người ăn. Thức ăn gồm 7 món bao gồm: Ngan luộc, thịt lợn nướng, thịt bò xào, rau nộm, măng luộc, canh tiết bò và rượu gạo tự nấu. Sau bữa ăn khoảng 15 tiếng, chị Lò Thị Dung là người đầu tiên có biểu hiện đau bụng, đi ngoài phân lỏng kèm theo mệt mỏi. Bệnh nhân được người nhà đưa đến trạm Y tế xã Mường Lói khám ngay sau đó và được chuẩn đoán bị rối loạn tiêu hoá.

Theo báo cáo số 406 của Trung tâm Y tế huyện Điện Biên thì sau trường hợp bệnh nhân Lò Thị Dung nhập trạm, để đảm bảo an toàn và phòng có sự việc ngộ độc do thực phẩm gây nên, cán bộ Y tế trạm đã đề nghị gia đình thông báo cho khách mời dự bữa cơm trưa ngày 4/9 đến khám để nắm bắt tình hình.

Trong tổng số 97 người được mời đến trạm có 5 người có triệu chứng của rối loạn tiêu hóa bao gồm: Đau bụng, đi ngoài phân lỏng, buồn nôn nhưng không nôn, người hơi mệt, không đau đầu, không sốt. Còn 92 người cùng ăn thì không có các triệu chứng nêu trên, nhưng do người dân đã được mời đến trạm, vì vậy cán bộ trạm và đoàn công tác xã cũng phải có động tác can thiệp để chấn an và động viên, đồng thời cấp cho một liều thuốc kháng sinh đường ruột để uống dự phòng. Trong tổng số 7 món ăn được sử dụng thì cũng xác định có món thịt lợn nướng chưa chín. Các món khác mọi người đều ăn và ăn cả bữa chiều đều không bị rối loạn tiêu hóa. Tất cả 97 bệnh nhân đến khám và xử trí sau 3 tiếng đều ổn định và xuất viện về đi làm nương rẫy như bình thường...

Tuy nhiên ghi nhận từ thực tế so với của báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Điện Biên đang có nhiều điểm mâu thuẫn. Ông Lò Văn Phênh, chủ bữa ăn khẳng định, trong số những người ăn cỗ mừng tân gia, có người chỉ ăn thịt ngan hoặc chỉ ăn thịt bò cũng có biểu hiện đau bụng và tiêu chảy.

 “Có người chỉ ăn thịt ngan thôi cũng bị đau bụng, tiêu chảy. Có người chỉ ăn thịt lợn thôi cũng bị như thế. Do riêng thịt bò thì không phải vì nhà tôi đánh tiết canh ăn từ chiều ngày 3/9 nhưng có sao đâu”- ông Phênh khẳng định.

Ngoài ra, theo khẳng định của Trung tâm Y tế huyện Điện Biên, 97 bệnh nhân đến khám và sau khi được xử trí khoảng 3 tiếng, mọi người đều ổn định, xuất viện trở về nhà sinh hoạt như bình thường. Thế nhưng, ghi nhận thực tế của phóng viên vào trưa ngày 6/9 vẫn có khoảng 30 người đang nhăn nhó nằm la liệt trên giường bệnh, dưới sàn nhà và cả ngoài sân để trạm y tế xã  khám và điều trị.

Bà Lò Thị Pâng, người dân bản Lói cho biết, trong số 30 người có mặt ở thời điểm đó hầu hết là những người mới đến. Chỉ có bà và một vài người đã đến từ hôm 5/9, nhưng trạm Y tế hết thuốc nên hôm sau khi có thuốc mới đến.

Theo ông Phạm Mạnh Tùng, Phó trưởng Trạm Y tế xã Mường Lói, riêng ngày 5/9, trạm đã phải thăm khám, cấp thuốc, truyền giải độc cho 97 người dân tộc Lào ở các bản Lói 1, Lói 2. Do số người đến khám và điều trị tăng đột biến nên trạm đã báo cáo Trung tâm Y tế huyện để đề nghị hỗ trợ.

Trong ngày 5/9, Trung tâm Y tế huyện đã điều động 10 cán bộ từ huyện và các trạm Y tế xã Pu Luông, xã Mường Nhà, cán bộ Y sĩ Đồn Biên phòng Mường Lói sang hỗ trợ tiếp nhận, điều trị.

Trong 2 ngày, 5/9 và 6/9 đã sử dụng hết hơn 200 chai dung dịch Ringer Lactat để truyền cho những người đến khám và điều trị. Theo chỉ định, dung dịch Ringer Lactat được dùng trong trường hợp người bị mất nước (chủ yếu mất nước ngoài tế bào nặng) không thể bồi phụ được bằng đường uống (người bệnh hôn mê, uống vào nôn ngay, trụy mạch); giảm thể tích tuần hoàn nặng, cần bù nhanh (sốc phản vệ, sốc sốt xuất huyết...) hoặc nhiễm toan chuyển hóa (dùng Ringer lactat có glucose).

Như vậy, câu hỏi đặt ra là với 5/97 người bị rối loạn tiêu hóa sau cỗ mừng tân gia tại Mường Lói như Trung tâm Y tế huyện Điện Biên kết luận thì họ đã làm gì để hết hơn 200 chai dung dịch Ringer Lactat loại 500ml (tương đương hơn 100 lít dung dịch) trong 1,5 ngày?

Trung tâm Y tế huyện Điện Biên cũng khẳng định cán bộ y tế đã thông báo, mời bà con đến cơ sở y tế để trấn an, còn chính quyền xã khẳng định họ thấy khoảng 100 người có biểu hiện bất thường, xã đã báo cáo để cán bộ y tế can thiệp. Như vậy có hay không chuyện bưng bít thông tin về sự việc ngộ độc tập thể tại Mường lói để giữ bệnh “thành tích”? Vấn đề trên rất cần được các cơ quan chức năng làm sáng tỏ./. (1093)

  1.  Bị sốt xuất huyết đi điều trị tại phòng khám tư, một bệnh nhân tử vong

Ngày 16/9, Sở Y tế tỉnh Đắk Nông xác nhận trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện trường hợp đầu tiên tử vong do bệnh sốt xuất huyết. Và hiện số ca mắc sốt xuất huyết của tỉnh này đang tăng đột biến.

Ông Hà Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở Y tế Đắk Nông cho biết, nạn nhân là chị Phạm T. T. M. (tạm trú tại phường Nghĩa Trung, TX. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông).

Bệnh nhân M. được xác định đã mắc sốt xuất huyết 5 ngày trước khi nhập viện điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Nông và tử vong vào khoảng 3h30 ngày 12/9.

Theo đó, khi có nhiều dấu hiệu bị sốt xuất huyết, bệnh nhân có khám bệnh, truyền dịch tại Phòng khám 68 Hùng Vương (địa chỉ tại phường Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông).

Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt xuất huyết và cho uống thuốc, kết hợp truyền dịch nhưng bệnh tình không thuyên giảm, thậm chí còn diễn biến nặng hơn.

Đến khoảng 16h ngày 11/9, bệnh nhân M. được người nhà đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Nông trong tình trạng da nổi vân tím, chân tay lạnh, sức khỏe yếu. Mặc dù đã được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng vẫn không qua khỏi.

Sau khi sự việc xảy ra, ngành y tế Đắk Nông đã tập trung xử lý ổ dịch tại tổ 4, phường Nghĩa Trung, nơi bệnh nhân M. tạm trú. Đồng thời chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Đắk Nông, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh có gần 3.900 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 3.600 trường hợp so với cùng kỳ năm trước. Sở Y tế triển khai tập huấn phác đồ chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết cho cán bộ y tế các tuyến, kể cả phòng khám tư nhân; tăng cường công tác truyền thông thông tin về bệnh sốt xuất huyết và các biện pháp phòng tránh... (382)

  1.  Vi khuẩn “ăn thịt người” nguy hiểm hơn với người mắc bệnh mãn tính

Bệnh whitmore do vi khuẩn “ăn thịt người” gây nên. Nhóm người dễ mắc bệnh bao gồm: Người già, trẻ em, những người có sức đề kháng yếu, người mắc bệnh mãn tính, người bị tiểu đường, nghiện rượu hay nghiện ma túy...

Theo TS - BS Đặng Văn Khoa, Giám đốc Bệnh viện 74 Trung ương, đáp ứng miễn dịch của cơ thể với vi khuẩn “ăn thịt người” whitmore rất phức tạp. Khi xâm nhập vào cơ thể vi khuẩn có thể gây bệnh ngay hoặc cũng có thể cư trú trong cơ thể rất lâu. Một số tài liệu cho rằng whitmore sống trong cơ thể hơn 50 năm chỉ chờ cơ hội phát bệnh.

Những đối tượng có nguy cơ  cao mắc bệnh whitmore là những người mắc một số bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch như: tiểu đường, viêm thận mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xơ gan, nghiện rượu, sử dụng thuốc corticoid dài ngày...

Ngoài ra, nhóm người sau cũng dễ mắc bệnh như: Người già, trẻ em, những người có sức đề kháng yếu, người bị tiểu đường, nghiện rượu hay nghiện ma túy.…người làm nghề nông, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với đất, nước, sống ở vùng dịch tễ vi khuẩn Whitmore lưu hành.

Bệnh whitmore gặp trên mọi đối tượng từ trẻ sơ sinh đến người già, người khỏe mạnh đến người mắc các bệnh nền như trên. Tùy thuộc vào từng vùng, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh 5-15% trên tổng số ca mắc bệnh. Khoảng 35% trẻ nhiễm bệnh có biểu hiện viêm mủ tuyến nước bọt mang tai khiến nhiều người lầm tưởng là quai bị, 65% có các biểu hiện khác như viêm phổi, áp xe lách, thận… hoặc các vết mưng mủ ngoài da, đặc biệt là vùng đầu, mặt và cổ.

Ở người lớn, đa số bệnh nhân mắc bệnh có biểu hiện viêm phổi cùng với nhiễm khuẩn huyết, viêm bàng quang, có các vết mưng mủ trên da, một số trường hợp viêm cơ khớp hoặc viêm màng não.

Vi khuẩn whitmore có thể gây bệnh ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể nhưng đặc biệt gây bệnh cấp tính ở phổi rất nguy hiểm. Biểu hiện gây bệnh ở phổi thường có các triệu chứng ho, đau ngực, khó thở, sốt, bạch cầu tăng cao hoặc giảm, chụp phim Xquang phổi thấy có tổn thương dạng viêm phổi lan tỏa hoặc có các ổ áp xe hoặc có tràn dịch màng phổi.

Bệnh nhân có thể bị sốc nhiễm khuẩn, tỷ lệ sốc nhiễm khuẩn ở bệnh nhân viêm phổi do whitmore khá cao, thường tử vong trong vòng 48 giờ nhập viện. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kháng sinh theo đúng phác đồ khuyến cáo, viêm phổi do vi khuẩn whitmore tiến triển rất nhanh, bệnh nhân dẫn đến suy hô hấp cấp và tử vong. Tỷ lệ tử vong của bệnh do whitmore lên tới 50-60%.

Còn theo GS.TS Nguyễn Văn Kính - Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm VN, bản chất của vi khuẩn này không gây ra dịch bệnh mà nó gây ra các ca bệnh tản phát nhưng dẫn tới những bệnh cảnh lâm sàng rất nặng nề. Bệnh Whitmore không lây truyền từ người sang người song với những người lao động có tiếp xúc với bùn đất, đặc biệt là người có vết thương ngoài da cần hết sức lưu ý vấn đề an toàn lao động.

Gần đây các ca bệnh được báo cáo có xu hướng gia tăng, cao điểm của các ca bệnh thường xảy ra vào mùa mưa tập trung từ tháng 7-11. Do đó những người làm việc tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cần điều trị sớm và triệt để. (679)

19.   Kỷ luật 4 cán bộ vụ thai nhi tử vong với vết đứt ở cổ

 Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, công an huyện đã có kết luận không có dấu hiệu tội phạm trong vụ trẻ sơ sinh tử vong với vết đứt ở cổ. Đơn vị đã kỷ luật 4 cán bộ vì để xảy ra sai phạm.

Theo ông Nguyễn Đình Sơn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh), 4 cán bộ bị kỷ luật gồm hộ sinh Hoàng Thị Trinh bị kỷ luật cảnh cáo; Hộ sinh Hoàng Thị Định và bác sĩ răng hàm mặt Nguyễn Hữu Quyền bị kỷ luật khiển trách; Trưởng khoa sản Nguyễn Minh Đức bị kỷ luật nhắc nhở.

Trong đó, hộ sinh Trinh là người trực chính tại khoa sản hôm xảy ra sự việc đã thăm khám ban đầu nhưng không thông báo cho bác sĩ trực khối biết, không nhận định được thai phụ có thai lần thứ 6, thai 36 tuần là thai khó... Quá trình thăm khám không thực hiện đúng quy trình, nhất là việc khai thác quá trình thai nghén. Đặc biệt là quy trình nghe tim thai dẫn đến không xác định được tình trạng của thai nhi. Đây là mẫu chốt xảy ra sự việc.

Hộ sinh Hoàng Thị Định không thăm khám kỹ dẫn đến việc không xác định được tình trạng của thai...

Bác sĩ Nguyễn Hữu Quyền, chuyên khoa răng hàm mặt bị khiển trách vì là người trực khối có nhiệm vụ tiếp đón, thăm khám, làm bệnh án, chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng, tiên lượng cuộc đẻ nhưng đã không hoàn thành nhiệm vụ. Khi xảy ra sự việc đã không xác định được nhiệm vụ của mình, phát ngôn thiếu ý thức.

Trước đó, sáng 30/6, sản phụ Nguyễn Thị Tình (SN 1982), ở xã Phú Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) có dấu hiệu chuyển dạ nên đến BV đa khoa huyện Đức Thọ để thăm khám. Tại đây các nữ hộ sinh và bác sỹ cho biết cổ tử cung chị Tình đã mở 4 phân, tim thai và sức khỏe sản phụ hoàn toàn bình thường, chờ sinh thường.

Đến 18h30, chị Tình bắt đầu đau dữ dội, thăm khám lần 2 bác sỹ cho hay tử cung đã mở hết và đưa lên bàn đẻ. Tuy nhiên, đến 19h20 phút cùng ngày, anh Nguyễn Sỹ Chiến (SN 1977) – chồng chị Tình nhận được thông báo của ê kíp đỡ đẻ là con anh đã tử vong. Tức tốc chạy vào kiểm tra, anh Chiến chết điếng khi trên cổ con trai có một vết đứt dài đã được khâu lại. Anh Chiến cho rằng, bác sĩ đã kéo đứt cổ trẻ, khiến con anh tử vong. (477)

  1.  Hợp tác phân phối sữa non của Mỹ tại Việt Nam

20:00 -  Thứ ba, 17/09/2019

Công ty cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam và Tập đoàn PanTheryx (Mỹ) vừa ký kết hợp tác chiến lược phân phối sữa tại Việt Nam. Theo đó, VitaDairy là đơn vị độc quyền phân phối sữa non ColosIgG24h tại Việt Nam.

Sữa non ColosIgG 24h là loại sữa được lấy từ bò trong những giờ đầu sau sinh, chứa hàm lượng kháng thể IgG cao nhất. IgG là kháng thể quan trọng nhất, phổ biến nhất, chiếm đến 75% tổng lượng kháng thể trong huyết thanh, giúp bảo vệ trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Kháng thể IgG trong ColosIgG 24h chiếm từ 20%-28% trong sữa non bò, có tác dụng trực tiếp giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ.

Trong khuôn khổ lễ ký kết diễn ra hội thảo với sự tham gia của Chủ tịch tập đoàn Pantheryx, đại diện VitaDairy cùng các bác sĩ, chuyên gia tại Mỹ trong lĩnh vực dinh dưỡng miễn dịch. Các bên đã thảo luận và thống nhất về việc sử dụng sữa non ColosIgG 24h trong sản phẩm dành cho trẻ em và người lớn của VitaDairy, cũng như chia sẻ công trình khoa học lớn tại Mỹ có thể áp dụng với thể trạng của người Việt Nam. (227)

  1.  TPHCM: Bắt buộc tiêm vắc xin sởi khi trẻ 9 tháng tuổi

Mặc dù tỷ lệ tiêm chủng sởi trên địa bàn TPHCM đã đạt độ bao phủ khá tốt nhưng bệnh vẫn lưu hành trong cộng đồng. Ngành y tế cảnh báo, sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, cộng đồng không nên chủ quan. Theo quy định, trẻ em cần tiêm vắcxin sởi vào lúc 9 tháng tuổi và vắc xin sởi – rubella lúc 18 tháng tuổi.

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, TPHCM cho hay, chiến dịch tiêm vét vắc xin sởi – rubella đã bao phủ cho 97,2% trẻ em sinh các năm từ 2014 – 2017. Tuy nhiên, trong tháng 8 vừa qua, toàn thành phố vẫn có 219 ca sởi được báo cáo (trong đó có 121 ca nội trú và 98 ca ngoại trú).

Hiện nay dịch sởi 2018 – 2019 đang đi vào giai đoạn cuối mùa. Hoạt động truyền thông, tiêm chủng thường xuyên và tiêm vét liên tục được triển khai nhằm tiêm chủng đúng lịch cho trẻ em dưới 2 tuổi đã đẩy lùi được bệnh sởi. Tuy bệnh sởi đang đi vào thoái trào nhưng ngành y tế khuyến cáo cộng đồng không nên chủ quan, việc tiêm chủng đúng thời hạn và đầy đủ cho trẻ là giải pháp sống còn trong cuộc chiến với bệnh sởi.Nhấn để phóng to ảnh

Tiêm phòng là yếu tố quyết định thành công của việc phòng chống bệnh sởi

Theo Thông tư 38/2017/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành Danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng sử dụng vắc xin và sinh phẩm bắt buộc thì trẻ em cần tiêm chủng vắc xin sởi vào lúc 9 tháng tuổi và vắc xin sởi – rubella lúc 18 tháng tuổi. Hiện nay, chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia đã đảm bảo cung ứng đủ vắc xin sởi và vắc xin sởi – rubella tại tất cả các trạm y tế phường xã và một số cơ sở y tế khác có thực hiện Tiêm chủng mở rộng.

Muốn khống chế được bệnh sởi, Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia đặt mục tiêu: mỗi năm phải có trên 95% trẻ em được tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng bệnh sởi. Để thực hiện mục tiêu này, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều giải pháp như tăng cường các hoạt động quản lý đối tượng và truyền thông vận động trong  tiêm chủng thường xuyên, chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng công và tư tuân thủ lịch Tiêm chủng mở rộng.…

Sở Y tế đã chỉ đạo 4 bệnh viện gồm Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, Nhi Đồng thành phố, Bệnh Nhiệt đới tiếp tục triển khai tiêm vét vắc xin phòng bệnh sởi cho các trẻ dưới 5 tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin Sởi, đang điều trị nội trú tại bệnh viện, trước khi xuất viện về nhà. (504)

  1.  Mở đợt tổng kiểm tra các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện

Trong tháng 10, 11/2019, Sở LĐ-TB&XH sẽ thành lập Đoàn kiểm tra để kiểm tra hoạt động tại các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện, nhằm tăng cường việc tuân thủ pháp luật trong công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện tự nguyện trên địa bàn TP. Hà Nội.

Cụ thể, các cơ sở cai nghiện đã được Bộ LĐ-TB&XH cấp giấy phép hoạt động; Cơ sở cai nghiên ma túy tự nguyện Bạch Đằng; Trung tâm Nghiên cứu Điều trị cai nghiện - Bệnh viện Châm cứu Trung ương; Phòng Điều trị nghiện chất - Viện Sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai; các cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy chưa được cấp phép, đang hoạt động theo báo cáo của phòng LĐ-TB&XH quận, huyện, thị xã hoặc phản ánh của nhân dân.

Nội dung kiểm tra được quy định tại Thông tư Liên tịch số 43/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 31/12/2011 của Bộ LĐTBXH và Bộ Y tế Hướng dẫn việc cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.

Trong đó, kiểm tra Giấy phép hoạt động của cơ sở, công tác tổ chức, nhân sự; cơ sở vật chất phục vụ công tác cai nghiện (khu cắt cơn, giải độc, khu điều trị theo dõi sau cắt cơn; công tác bảo đảm an ninh, trật tự, khu học tập, vui chơi, giải trí, sinh hoạt tập thể...); công tác tiếp nhận hồ sơ, quy trình cai nghiện; phác đồ cắt cơn nghiện ma túy; chế độ thông tin báo cáo; biểu mẫu sử dụng và công tác cập nhật, thống kê số liệu theo quy định.

Thông qua hoạt động kiểm tra, nhằm tăng cường việc tuân thủ pháp luật trong công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện tự nguyện trên địa bàn TP Hà Nội. Đồng thời, nâng cao việc chấp hành pháp luật về công tác cai nghiện của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.

Bên cạnh đó, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện và hiệu quả công tác cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện trên địa bàn Thành phố; đề xuất xử lý những cơ sở có phép nhưng thực hiện sai quy định của Nhà nước; xử lý nghiêm minh và triệt để những cơ sở không được cấp phép nhưng vẫn lén lút hoạt động cai nghiện ma túy. (441)

  1.  Phòng khám nha khoa làm liều khiến Chủ tịch phường bị kỷ luật

Được giao giám sát, xử lí, không để một phòng khám nha khoa “hoạt động chui” trên địa bàn, nhưng Chủ tịch phường Kỳ Liên (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã không quyết liệt triển khai, để phòng khám này tiếp tục hoạt động, thách thức dư luận. Hiện thị xã Kỳ Anh đang xem xét kỷ luật chủ tịch phường này.

Nhiều lần vi phạm

Theo tìm hiểu của Dân trí, Trung tâm Nha khoa Hoàn Mỹ nằm trên QL 1A đoạn qua tổ dân phố Liên Phú, phường Kỳ Liên (TX Kỳ Anh) đi vào hoạt động từ đầu năm 2018. Sau khi đi vào hoạt động, trung tâm này đã có rất đông người dân trên địa bàn và vùng phụ cận đến thăm khám.

Tuy nhiên, một thời gian sau đó, nhiều người phản ánh Trung tâm Nha khoa Hoàn Mỹ hoạt động không phép, chất lượng dịch vụ y tế không đảm bảo như quảng bá.

Sau khi nhận được thông tin phản ánh, ngày 25/7/2018, một tổ công tác của Sở Y tế Hà Tĩnh đã tiến hành kiểm tra. Kết quả là hàng loạt sai phạm của trung tâm này được Sở Y tế Hà Tĩnh phát giác, bao gồm: không đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, không đảm bảo về nhân sự để thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ y tế về chuyên khoa răng – hàm – mặt theo quy định của pháp luật.

Ngay sau đó, Sở Y tế Hà Tĩnh đã ra Quyết định số 1328/QĐ-SYT đình chỉ hoạt động của trung tâm này. Quyết định ghi rõ: Trung tâm Nha khoa Hoàn Mỹ không được phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ y tế về chuyên khoa răng – hàm – mặt dưới bất cứ hình thức nào và chỉ được phép hành nghề khi cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Tuy nhiên, bất chấp việc bị đình chỉ và chưa thể hoàn thiện các thủ tục giấy phép theo quy định, Trung tâm Hoàn Mỹ vẫn tiếp tục hoạt động khám chữa bệnh.

Việc trung tâm này ngang nhiên hoạt động đã khiến dư luận địa phương không khỏi bất bình. Sự việc tiếp tục được phản ánh tới các  cấp thẩm quyền.

Tới ngày 18/6/2019, UBND thị xã Kỳ Anh đã tiến hành kiểm tra hoạt động của Trung tâm Hoàn Mỹ. Vẫn sai phạm như cũ, Chủ tịch UBND UBND thị xã Kỳ Anh đã ra quyết định xử phạt đối với ông Nguyễn Văn Quyết (SN 1994, chủ phòng khám) số tiền 50 triệu đồng.

Ngoài mức phạt nêu trên, quyết định xử phạt còn đình chỉ hoạt động 6 tháng kể từ ngày 13/6/2019, đồng thời giao cho chính quyền phường Kỳ Liên quản lý, giám sát.

Vậy nhưng, một lần nữa, Trung tâm Hoàn Mỹ lại bất tuân chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, vẫn thản nhiên mở cửa đón bệnh nhân như không có chuyện gì xảy ra.

Trước tình hình đó, ngày 6/8/2019, Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh đã ban hành công văn gửi Chủ tịch UBND phường Kỳ Liên yêu cầu bố trí cán bộ theo dõi, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quyết định xử phạt của UBND thị xã và có biện pháp ngăn chặn, đình chỉ hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh này. Công văn yêu cầu ngày 18/6/2019 Chủ tịch phường phải báo cáo thị xã việc thực hiện chỉ đạo trên.

Tuy nhiên đến hết thời điểm được yêu cầu, Chủ tịch phường Kỳ Liên không hoàn thành nhiệm vụ. Trung tâm Nha khoa Hoàn Mỹ vẫn mở cửa tiếp đón, khám chữa bệnh một cách bình thường.

Trước sự xem thường luật pháp của Trung tâm Hoàn Mỹ và thiếu trách nhiệm của người đứng đầu phường Kỳ Liên, ngày 21/8/2019, Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh đã có văn bản nghiêm khắc phê bình, yêu cầu ông Trần Xuân Hòa, Chủ tịch phường tự kiểm điểm trách nhiệm. Chủ tịch thị xã Kỳ Anh cũng đồng thời giao ông Hòa đình chỉ hoạt ngay đối với Trung tâm Hoàn Mỹ.  hấn để phóng to ảnh

Đến chiều ngày 16/9, các nội dung chỉ đạo trên của Chủ tịch thị xã Kỳ Anh vẫn chưa được Chủ tịch phường Kỳ Liên triển khai. Trung tâm Nha khoa Hoàn Mỹ vẫn ngang nhiên hoạt động.

Sẽ cưỡng chế đóng cửa phòng khám

Sáng ngày 17/9, trao đổi với Dân trí, ông Nguyễn Quốc Hà cho biết: Sai phạm của Trung tâm Hoàn Mỹ là quá rõ.

Việc Sở Y tế cũng như Thị xã Kỳ Anh đình chỉ có thời hạn là nhằm tạo điều kiện cho trung tâm này bổ sung các thủ tục, khắc phục các điều kiện cần của một phòng khám theo đúng chuẩn quy định. Tuy nhiên, trung tâm này đã không thực hiện, còn kéo sai phạm gây khó khăn cho cơ quan quản lí nhà nước.

“Chiều qua (17/9) nhận được thông tin cơ sở này vẫn mở cửa hoạt động, cơ quan chuyên môn của thị xã đã có mặt. Cơ sở này lại rất tinh vi, bố trí người canh chừng bên ngoài, nên lực lượng chuyên môn của thị xã đã không bắt được tại trận để xử lí”- ông Hà nói.

Mặc dù vậy, theo ông Hà, với tất cả những sai phạm như đã nêu, UBND thị xã Kỳ Anh sẽ tiến hành cưỡng chế đóng cửa phòng khám sai phạm có hệ thống này.

Ông Hà cho biết, ông cũng đã yêu cầu Trưởng phòng Y tế thị xã tham mưu, đề xuất xử lí kỷ luật đối với Chủ tịch UBND phường Kỳ Liên do không hoàn thành chỉ đạo xử lí đối với phòng khám nói trên. (1001)

  1.   Việt Nam sẽ có Đại học Khoa học Sức khỏe

Bộ Y tế đang xây dựng Đề án sắp xếp, phát triển một số cơ sở đào tạo thành Đại học Khoa học Sức khỏe.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Lợi, Phó Cục trưởng Khoa học đào tạo và Công nghệ, Bộ Y tế, ngày 17/9 cho biết, khoa học sức khỏe bao gồm nhiều lĩnh vực: khoa học y sinh (sinh học di truyền, giải phẫu, sinh lý, mô phôi, vi sinh), y học, y học cổ truyền, dược học, răng hàm mặt, điều dưỡng, kỹ thuật y học, y tế công cộng,...

Mô hình đại học với các trường thành viên đã có ở Việt Nam, như các Đại học Quốc gia (Hà Nội, TP HCM), Đại học vùng (Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng). Mô hình này đã được khẳng định trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Đối với lĩnh vực khoa học sức khỏe, cũng đã có một số mô hình như Đại học Khoa học sức khỏe Lào, Đại học California San Francisco.

Gần 20 năm trước, chủ trương thành lập Đại học Khoa học sức khỏe ở Việt Nam đã được đề cập, dự kiến đặt tại Hà Nội và TP HCM. "Về bản chất, đây là mô hình đại học trong đó có các trường thành viên chuyên ngành là Trường đại học Y, Trường đại học Dược, Trường đại học Điều dưỡng, Trường đại học Y tế công cộng...", ông Lợi cho biết.

Theo ông Lợi, mô hình này sẽ tạo quyền tự chủ học thuật cho các trường thành viên theo từng chuyên ngành, phát huy tối đa và hiệu quả thông qua sự chia sẻ nguồn lực chung như: Bộ máy quản lý, điều phối, đầu tư cho các bộ môn cơ bản, cơ sở thuộc khối khoa học y sinh, sự phối hợp nghiên cứu và đào tạo liên ngành...

Bộ Y tế đang nghiên cứu xây dựng đề án để có mô hình phù hợp nhất, trên nguyên tắc đảm bảo quy định của pháp luật nhưng vẫn giữ được truyền thống và "thương hiệu" của cơ sở đào tạo. "Chúng tôi xác định quan trọng là bản chất vấn đề chứ không phải là tên gọi", ông Lợi khẳng định.

Đại học Y Dược TP HCM hiện nay hoạt động theo mô hình Trường Đại học, sẽ được đầu tư, phát triển theo mô hình Đại học Khoa học sức khỏe.

"Về tên gọi, có phương án vẫn giữ tên là Đại học Y Dược TP HCM và chỉ đi vào hoạt động theo mô hình Đại học khi được Thủ tướng ra quyết định phê quyệt", ông Lợi nói.Bộ Trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, khi tham dự lễ khai giảng năm học 2019-2020 của Trường Đại học  Y dược TP HCM chiều 16/9 đã đề nghị trường này thực hiện đề án và đổi tên thành Đại học Sức khỏe để xứng tầm với khu vực, nếu chậm thì tụt hậu hơn các nước lân cận.

Theo bà Tiến, hiện nay trong số 14 trường trực thuộc Bộ Y tế, Đại học Y dược TP HCM là trường lớn nhất, có thể phát triển thành Đại học Sức khỏe sớm nhất. (554)

  1.   Bộ Y tế lý giải vì sao phải đổi tên trường Đại học Y dược TPHCM thành Đại học Sức khỏe

Tại lễ khai giảng năm học mới 2019 - 2020 của Trường ĐH Y dược TP.HCM, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đề nghị trường cần nhanh chóng thực hiện việc đổi tên từ ĐH Y dược TP.HCM thành ĐH Sức khỏe để không tụt hậu với thế giới, với nước láng giềng Lào, Campuchia. 

Theo Bộ trưởng Tiến, việc đổi tên này là một nhiệm vụ và Trường ĐH Y dược TP.HCM còn "nợ" nhiệm vụ này từ cách đây 15 năm, đó là thành lập một ĐH Sức khoẻ TP.HCM trong đó có nhiều trường y, trường dược, trường nha, trường điều dưỡng…

Bà Tiến đề nghị trường sớm đổi tên trường ĐH Y dược TP.HCM thành ĐH Sức khỏe vì nếu không làm ngay thì chúng ta sẽ tụt hậu hơn Lào và Campuchia.

Liên quan đến việc tại sao lại đổi tên là Đại học Khoa học Sức khỏe, TS Nguyễn Minh Lợi, Phó Cục trưởng Cục Khoa học đào tạo và Công nghệ cho rằng, khoa học sức khỏe bao gồm nhiều lĩnh vực: khoa học y sinh (sinh học di truyền, giải phẫu, sinh lý, mô phôi, vi sinh, ...), y học, y học cổ truyền, dược học, răng hàm mặt, điều dưỡng, kỹ thuật y học, y tế công cộng, ...

Mô hình đại học trong đó có các trường thành viên đã có ở Việt Nam như các Đại học Quốc gia (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh), Đại học vùng (Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng), mô hình này đã được khẳng định trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Đối với lĩnh vực khoa học sức khỏe, cũng đã có một số mô hình như Đại học Khoa học sức khỏe Lào, Đại học California Sanfrancisco (University of California, Sanfrancisco), ...

Cách đây gần 20 năm chủ trương thành lập Đại học Khoa học Sức khỏe ở Việt Nam đã được đề cập, dự kiến đặt tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Về bản chất, đây là mô hình đại học trong đó có các trường thành viên chuyên ngành là Trường Đại học Y, Trường Đại học Dược, Trường Đại học Điều dưỡng, Trường Đại học Y tế công cộng, ...

Theo mô hình này, sẽ tạo quyền tự chủ học thuật cho các trường thành viên theo từng chuyên ngành, nhưng lại phát huy tối đa và hiệu quả thông qua sự chia sẻ nguồn lực chung như bộ máy quản lý, điều phối, đầu tư cho các bộ môn cơ bản, cơ sở thuộc khối khoa học y sinh, sự phối hợp nghiên cứu và đào tao liên ngành,

"Hiện nay, chúng tôi đang nghiên cứu xây dựng Đề án để có mô hình phù hợp nhất, trên nguyên tắc đảm bảo đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn giữ được truyền thống và “thương hiệu” của cơ sở đào tạo. Chúng tôi cũng xác định quan trọng là bản chất vấn đề chứ không phải là tên gọi, ví dụ Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh hiện nay hoạt động theo mô hình Trường Đại học đang làm Đề án và sẽ được đầu tư, phát triển theo mô hình Đại học Khoa học sức khỏe. Về tên gọi sẽ cân nhắc cụ thể trong đó có phương án vẫn giữ tên là Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và chỉ đi vào hoạt động theo mô hình Đại học khi được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê quyệt", TS Lợi cho biết.

TS Lợi cho biết thêm, năm học 2019-2020 là năm học đầu tiên thực hiện những quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, với trách nhiệm được giao, Bộ Y tế đang triển khai rất nhiều chương trình, đề án. Theo đó, Bộ Y tế đang xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ hai đề án rất quan trọng gồm: Đề án thành lập Hội đồng Y khoa quốc gia và tổ chức thí điểm thi quốc gia để xét cấp chứng chỉ hành nghề có thời hạn;  Đề án sắp xếp, phát triển một số cơ sở đào tạo thành Đại học Khoa học Sức khỏe.

Bộ Y tế được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì xây dựng Nghị định về đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực sức khỏe. ​Có thể nói, khi các chương trình, đề án, văn bản nói trên được ban hành, công tác đào tạo nhân lực y tế sẽ có những thay đổi mạnh mẽ cả về hệ thống đào tạo, mô hình cơ cấu đào tạo và chính sách sử dụng nhân lực với mục tiêu là nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phù hợp với thông lệ quốc tế. (856)

  1.  Bệnh viện thiếu vật tư chữa bệnh

Bà Trần Thị Bá Tiền 35 tuổi, bị xe tải chèn qua cánh tay trái, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai không thể phẫu thuật do thiếu vật tư. 

Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Quân y 211 ngày 9/9 để mổ cắt bỏ cánh tay - một phẫu thuật thường quy ở tất cả bệnh viện. 

Nhiều bệnh nhân khác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai cũng phải chuyển viện bởi lý do tương tự, kể cả chuyển sang cơ sở y tế tuyến dưới. Cuối tháng 8 em trai của bà Hồ Thị Hạnh ở Pleiku bị gãy tay do tai nạn giao thông, các bác sĩ bệnh viện chỉ sơ cứu, băng bó, sau đó hướng dẫn người nhà chuyển sang Trung tâm Y tế thành phố Pleiku điều trị. Tuy nhiên bệnh viện không làm giấy chuyển viện. 

"Khi đến Trung tâm Y tế TP Pleiku, các bác sĩ không tiếp nhận bệnh nhân vì không có giấy chuyển viện, buộc quay trở lại Bệnh viện Đa khoa tỉnh xin giấy", bà Hạnh cho hay. Ông Mai Xuân Hải, Giám đốc Sở Y tế Gia Lai cho biết nguyên nhân thiếu hụt vật tư y tế là do bệnh viện tỉnh chậm tổ chức đấu thầu. "Sở Y tế đã phải hướng dẫn bệnh viện nhanh chóng mua sắm trong thời gian chờ đấu thầu", ông Hải nói.

Cuối tháng 8, Thanh tra tỉnh kết luận Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai có nhiều sai phạm, hạn chế trong quá trình mua sắm vật tư y tế, đấu thầu hóa chất. Bệnh viện đã không cung cấp cho Đoàn Thanh tra hồ sơ mời thầu gói vật tư chấn thương, chỉnh hình; tự ý chia nhỏ các gói thầu, ban hành 1.165 quyết định chỉ định thầu mua vật tư, hóa chất, tổng giá trị trên 95 tỷ đồng. Có 361 mặt hàng không tổ chức đấu thầu là trái quy định pháp luật, gây thiệt hại ngân sách trên 1,987 tỷ đồng. (350)

  1.   TPHCM hụt quỹ bảo hiểm y tế 1.800 tỷ đồng

Năm 2019 là năm đầu tiên các tỉnh, thành phố được Chính phủ giao nguồn kinh phí hoạt động khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) để phân bổ về các bệnh viện, dựa trên chi phí thanh toán BHYT năm 2018. 

Tuy nhiên, theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội (BHXH) TPHCM, việc sử dụng quỹ BHYT tại một số cơ sở y tế trong 8 tháng đầu năm vượt so với dự toán được giao. Điều này ảnh hưởng thế nào đến quyền lợi bệnh nhân BHYT và hướng giải quyết ra sao? Phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Phan Văn Mến, Giám đốc BHXH TPHCM.

 PHÓNG VIÊN: Thưa ông, năm 2019, TPHCM được giao dự toán chi BHYT bao nhiêu? Số tiền đó có phù hợp với tình hình thực tế của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố hay không?

 Ông PHAN VĂN MẾN: Năm 2019, TPHCM được Thủ tướng Chính phủ giao dự toán chi phí KCB theo Quyết định số 22/QĐ-TTg với tổng số tiền là 18.190 tỷ đồng, bao gồm chi phí cho bệnh nhân có thẻ BHYT tại TPHCM (9.574 tỷ đồng) và bệnh nhân từ tỉnh khác chuyển đến (8.616 tỷ đồng). Việc giao dự toán cho TPHCM căn cứ vào số người tham gia BHYT tại thành phố, chi khám chữa bệnh BHYT các năm gần nhất là 2017, 2018. Tuy nhiên, số người tham gia BHYT tại TPHCM đến 31-8-2019 là 7.281.390 người, tăng khoảng 490.000 người so với tháng 8-2018, và từ nay đến 31-12-2019 số người tham gia BHYT sẽ tăng thêm 200.000 người. Do đó chi phí KCB sẽ tăng cao. Mặt khác, tại TPHCM, các bệnh viện tuyến Trung ương, các cơ sở y tế tuyến cuối nhiều, bệnh viện được đầu tư trang thiết bị hiện đại và thầy thuốc có chuyên môn giỏi nên thu hút nhiều bệnh nhân ngoại tỉnh đến KCB. Chính vì vậy, dự toán chi KCB đến hết năm tại TPHCM thiếu khoảng 1.800 tỷ đồng. 

 Vậy, tình trạng vượt chi quỹ BHYT tại các đơn vị có ảnh hưởng gì đến quyền lợi bệnh nhân hay không, thưa ông?

8 tháng đầu năm 2019, tổng số chi BHYT trên địa bàn TPHCM là 13.099 tỷ đồng, chiếm 72% so với dự toán của Chính phủ giao. Trong đó có 40 cơ sở KCB chi trên 70% dự toán, đặc biệt có 10 cơ sở (tính hết ngày 31-8-2019) chi từ 80% dự toán trở lên như: Bệnh viện Tân Hưng, Bệnh viện Mắt Việt Hàn, Bệnh viện Mắt Phương Nam, Phòng khám Hoàn Hảo, Phòng khám Phong Tâm Phúc… Nguyên nhân của tình trạng vượt chi quỹ BHYT là do cơ sở KCB tự chủ về tài chính, chỉ định thực hiện nhiều dịch vụ kỹ thuật nhằm khấu hao máy móc nhanh, tăng lượng bệnh nhân nội trú… Trong 8 tháng đầu năm, một số đơn vị có dịch vụ kỹ thuật tăng so với cùng kỳ năm 2018, như: Phòng khám Đa khoa Phong Tâm Phúc tăng 60,42%; Bệnh viện Ngoại thần kinh quốc tế tăng 62,15%; Bệnh viện Đức Khang tăng 61%… Ngoài ra, chi phí bình quân một lần KCB nội trú của một số cơ sở y tế tăng 9,3% so với năm 2018, ngoại trú tăng 5%. Trong đó một số đơn vị tăng cao, như Bệnh viện Tâm Trí, Trung tâm Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TPHCM, Bệnh viện Mắt Sài Gòn.

Mặt khác, thực hiện Thông tư 39/2018 của Bộ Y tế, các chi phí KCB, bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương để bảo đảm cho việc khám bệnh, chăm sóc, điều trị người bệnh và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật y tế, mức giá điều chỉnh các dịch vụ y tế tăng trung bình 3,2%; trong đó, giá khám bệnh, ngày giường tăng bình quân 11%, giá các dịch vụ kỹ thuật y tế tăng 3%. 

 Đối với các bệnh viện đã chi vượt dự toán, BHYT có rà soát và bắt buộc xuất toán không, thưa ông?

Hiện tại, BHXH TPHCM yêu cầu các đơn vị tăng cường kiểm soát chi phí KCB sao cho hợp lý và tránh lạm dụng quỹ BHYT, đồng thời sử dụng các công cụ hỗ trợ từ phần mềm điện tử của hệ thống giám định để rà soát quản lý chặt chẽ nguồn kinh phí được giao tại đơn vị. BHXH TP đã từ chối thanh toán các trường hợp lạm dụng quỹ KCB và xuất toán chi phí KCB không hợp lý của đơn vị. BHXH đã tăng cường rà soát, kiểm tra thường xuyên đối với các đơn vị có gia tăng chi phí bất thường; tìm hiểu rõ các nguyên nhân vì sao tăng chỉ định dịch vụ kỹ thuật, chi phí thuốc gia tăng. BHXH cũng phát hiện một vài cơ sở có biểu hiện lạm dụng quỹ BHYT bằng việc chuyển bệnh nhân điều trị ngoại trú vào nội trú, thu gom bệnh nhân từ các tỉnh đến KCB tại đơn vị (do từ quý 2-2019 được thông tuyến quận huyện đối với các đơn vị ngoài công lập được phân hạng 3). Điển hình như: Bệnh viện Tâm Trí xảy ra tình trạng thu gom bệnh nhân từ các tỉnh đến KCB; Bệnh viện Mắt Sài Gòn, Bệnh viện Mắt Việt Hàn, Bệnh viện Mắt Phương Nam gia tăng chi phí thực hiện phẫu thuật mổ phaco...

Trước thực trạng đó, cần biện pháp chấn chỉnh hay chế tài như thế nào, thưa ông?
 Hiện BHXH TPHCM phối hợp cùng Sở Y tế báo cáo UBND TPHCM về tình hình gia tăng chi phí KCB để gửi Bộ Tài chính, Bộ Y tế và BHXH Việt Nam tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đối với các đơn vị có biểu hiện lạm dụng, trục lợi trong việc sử dụng Quỹ BHYT, BHXH TPHCM sẽ gửi hồ sơ có liên quan đến cơ quan điều tra để giải quyết.  (1033)

28.   Bộ Y tế khuyến cáo 5 cách phòng tránh bệnh Whitmore 

Bệnh Whitmore hay còn gọi là vi khuẩn "ăn thịt người" đã xuất hiện tại khác địa bàn như Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Nghệ An. Trong tháng 8, BV Nhiệt đới TƯ cũng tiếp nhận 12 bệnh nhân nhiễm căn bệnh này trong đó có 4 người tử vong. Bộ Y tế đã ra khuyến cáo người dân về bệnh Whitmore và cách phòng tránh...

Bệnh khó lây từ người sang người

Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh Melioidosis (Whitmore) do trực khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei tồn tại trong môi trường tự nhiên gây ra. Con người có thể mắc bệnh Melioidosis khi tiếp xúc trực tiếp với đất và nước bề mặt bị nhiễm vi khuẩn B. pseudomallei.

Người và động vật có thể nhiễm khuẩn mắc phải do hít phải hạt nước hoặc bụi có nhiễm vi khuẩn, uống nguồn nước nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc trực tiếp với đất nhiễm khuẩn, đặc biệt là qua xây xước nhỏ ngoài da. Bệnh khó lây truyền từ người sang người. Đây là bệnh ít gặp, không gây thành dịch, nhưng bệnh cảnh thường tiến triển nặng, có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở những người mắc bệnh mãn tính.

Tại Viêt Nam, bệnh Melioidosis được mô tả lần đầu tiên vào năm 1925 tại TP. HCM, sau đó là Hà Nội, Huế. Hiện chưa có số liệu chính xác về tình hình mắc bệnh Melioidosis tại Việt Nam, có ghi nhận số mắc tại nhiều đia phương và các trường hợp nhập viện điều trị tại các bệnh viện tuyến cuối ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Vi khuẩn B. pseudomallei khi vào cơ thể có sẽ thâm nhập vào các bộ phận của cơ thể, thường gặp là ở phổi. Bên cạnh đó là các cơ quan nội tạng như gan, thận, tim, cơ, da các tuyến tiêu hóa…

Ai có thể mắc bệnh Whitmore?

Bệnh Melioidosis gặp ở tất cả các độ tuổi, cả ở nam và nữ, gặp nhiều hơn ở người có nghề nghiệp tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với đất, nước. Bệnh Melioidosis dễ bị mắc ở những người có các bệnh mãn tính như đái tháo đường, bệnh thận, bệnh phổi, suy giảm miễn dịch….

Biểu hiện lâm sàng của bệnh đa dạng bao gồm sốt, với các kiểu như sốt cơn hoặc sốt kèm theo lạnh run, sốt kéo dài, suy hô hấp, loét da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, áp xe ở gan, lách, nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng.

Chẩn đoán bệnh Melioidosis dựa vào các yếu tố dịch tễ như tiếp xúc với đất, nước, bụi, các dấu hiệu lâm sàng và có kết quả định danh vi khuẩn B. pseudomallei từ các mẫu bệnh phẩm. Điều trị căn nguyên gây bệnh Melioidosis bằng sử dụng các kháng sinh có nhạy cảm với các chủng B. pseudomallei. Kèm theo đó là điều trị các triệu chứng và các biến chứng kèm theo và chăm sóc, điều dưỡng phục hồi sức khỏe người bệnh. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh Melioidosis.

Để chủ động phòng bệnh Melioidosis (Whitmore), người dân cần thực hiện 5 biện pháp sau:

1. Hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng.

2.  Sử dụng giày, dép và găng tay đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao.

3.  Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

4.  Những người có bệnh mãn tính như tiểu đường, suy giảm miễm dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

5, Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện, xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn B. pseudomallei và điều trị kịp thời. (750)

  1.  Thực hiện gói dịch vụ y tế cơ bản: Chưa như kỳ vọng

Cập nhật: 20:09 17/09/2019

Có hiệu lực thi hành từ ngày 1-12-2017, với những giải pháp nhằm chăm sóc sức khỏe người dân tốt hơn, tất cả người dân đều có quyền được hưởng và được bảo đảm có thể tiếp cận được 76 dịch vụ y tế cơ bản và 241 danh mục thuốc kèm theo ngay tại tuyến y tế cơ sở. Tuy nhiên, sau gần 2 năm triển khai thực hiện Thông tư số 39/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 18-10-2017 quy định về gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến cơ sở chưa được như kỳ vọng.

Người dân chưa mặn mà với y tế cơ sở

Với vai trò như người “gác cổng”, là tuyến gần dân nhất, bởi vậy, hệ thống cơ sở vật chất khang trang, hiện đại là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) của mỗi trạm y tế. Tuy nhiên, trên thực tế, mạng lưới trạm y tế các xã, phường, thị trấn chưa thực sự phát huy hiệu quả, chưa tạo được lòng tin đối với người bệnh. Dù khám tại trạm y tế xã có nhiều thuận lợi như gần nhà, không phải chờ đợi lâu, nhân viên y tế phục vụ tận tình nhưng nhiều người dân vẫn không mặn mà lựa chọn.

Chia sẻ điều này, bác sĩ Nguyễn Thị Tình, Trạm trưởng Trạm y tế xã Định Bình (Yên Định) tâm sự: Trạm có 5 cán bộ, y bác sĩ. Ngoài công tác khám bệnh dự phòng cho trẻ em, phụ nữ có thai, trước khi thực hiện thông tuyến bảo hiểm y tế (BHYT), trung bình mỗi ngày, đơn vị tiếp nhận KCB, cấp thuốc cho 40 - 50 lượt người, góp phần giảm tải cho tuyến trên. Nhưng đến nay, số lượt bệnh nhân đến KCB BHYT tại trạm y tế xã giảm đáng kể. Khảo sát trong một buổi sáng tại trạm, lượng bệnh nhân khá “khiêm tốn”, chỉ có 1 bệnh nhân đến rửa vết thương và 4 bệnh nhân đến khám bệnh lấy thuốc BHYT.

Tại Trạm Y tế xã Hoằng Tiến (Hoằng Hóa), được trang bị khá đầy đủ các trang thiết bị, đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, thế nhưng, đến gần 11 giờ sáng, cũng chỉ có lác đác vài ba người đến KCB. Y sĩ đa khoa Nguyễn Văn Bằng, trạm trưởng trạm y tế cho biết: Những năm qua, trạm được ngành y tế quan tâm đầu tư cơ bản các trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác KCB, nhưng do không có bác sĩ nên mỗi ngày cũng chỉ tiếp nhận được 8-10 bệnh nhân đến khám bệnh, chủ yếu là các bệnh thông thường, hầu như không có bệnh nhân lưu trú. Do trạm cách bệnh viện huyện không xa, lại thuận tiện di chuyển tới các bệnh viện tuyến tỉnh, tâm lý người dân vẫn muốn lên tuyến trên với suy nghĩ để được KCB tốt hơn. Đặc biệt, từ khi thực hiện chính sách thông tuyến BHYT, số lượng bệnh nhân tới KCB ở đây càng giảm mạnh. Đơn cử năm 2018, trạm y tế chỉ khám cho hơn 3.000 lượt bệnh nhân, 7 tháng năm 2019 khám hơn 1.400 lượt và tư vấn điều trị là hơn 700 lượt.Qua trao đổi với nhiều bệnh nhân đi KCB tại một số bệnh viện tuyến huyện và tỉnh, chúng tôi được biết, không ít người chỉ mắc các bệnh đơn giản có thể chữa được tại trạm y tế như ho, cảm cúm, đau đầu, đầy bụng... nhưng họ vẫn khám vượt tuyến. Chị Lê Thị Hoa (xã Nga Điền, Nga Sơn) cho biết: Con tôi bị ho và sốt nhẹ, nhưng tôi vẫn muốn đưa cháu lên bệnh viện huyện khám cho yên tâm. Phải đi xa, mất thời gian hơn, nhưng ở đó có đội ngũ bác sĩ giỏi, cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ hơn nhiều so với trạm y tế xã. Trước đây, tôi cũng có mấy lần đưa con tới trạm y tế xã để khám một số bệnh đơn giản, nhưng bác sĩ khám và kê đơn không mấy hiệu quả, cuối cùng vẫn phải đưa cháu lên bệnh viện huyện.

Đây cũng là thực trạng chung của nhiều trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh hiện nay. Hầu hết các trạm y tế xã, phường mới chỉ làm được công tác y tế dự phòng; mới chỉ có số ít trạm y tế triển khai quản lý, theo dõi, cấp phát thuốc định kỳ với các bệnh mạn tính không lây.

Đâu là nguyên nhân

Hiện nay, chất lượng KCB tại y tế cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân; tình trạng khám bệnh, kê đơn, cấp thuốc tại nhiều trạm y tế xã còn bất cập là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến người dân chưa mặn mà với y tế cơ sở. Từ ngày 1-12-2017, Thông tư số 39/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành quy định về gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến cơ sở có hiệu lực thi hành. Theo đó, tất cả người dân đều có quyền được hưởng và được bảo đảm có thể tiếp cận được 76 dịch vụ y tế cơ bản và 241 danh mục thuốc kèm theo ngay tại tuyến y tế cơ sở. Đây được kỳ vọng sẽ là một trong những giải pháp nhằm chăm sóc sức khỏe người dân tốt hơn ngay tại tuyến y tế cơ sở, giảm chi phí của người dân... Thế nhưng đến thời điểm này, nhiều người dân vẫn chưa tiếp cận được với gói y tế cơ bản do quỹ BHYT chi trả. Trao đổi với các đồng chí lãnh đạo ngành y tế, được biết: Nguyên nhân là do nhiều trạm y tế thiếu trang thiết bị, kể cả các thiết bị tối thiểu như dụng cụ khám bệnh, máy đo huyết áp, máy khí dung, xét nghiệm đường huyết máu mao mạch... Có trạm trang bị máy siêu âm xách tay, máy điện tim nhưng rất ít khi sử dụng. Hầu hết trạm y tế thiếu thuốc trong danh mục, kể cả các thuốc cho điều trị bệnh mãn tính, thông thường. Trong khi đó, hạn mức chi của quỹ BHYT cho tuyến cơ sở còn thấp; nhân lực, trình độ của nhân viên trạm y tế còn hạn chế; danh mục thuốc, kỹ thuật ít... Quản lý bệnh mạn tính tại cộng đồng đang gặp nhiều khó khăn do năng lực chuyên môn của nhân viên y tế chưa tạo được sự tin tưởng của người dân. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí được trích theo quy định hiện hành khó đáp ứng được việc quản lý các bệnh mạn tính tại cơ sở. Mặc dù tỷ lệ đăng ký KCB BHYT ban đầu ở các trạm y tế khá cao nhưng quyền lợi còn hạn chế. Chi phí trung bình cho một đơn thuốc thấp, với tỷ lệ đáp ứng thuốc chỉ đạt dưới 40% theo Thông tư 39 của Bộ Y tế về cung cấp gói dịch vụ y tế tại trạm y tế xã. Tại các trạm y tế có một số loại thuốc bị thiếu, nguyên do những thuốc theo Thông tư 39 không nằm trong danh mục thuốc trúng thầu hoặc do các cán bộ lên kế hoạch dự trù thuốc không nắm được các loại thuốc mới. Việc quản lý bệnh không lây nhiễm đã được thực hiện, bắt đầu bằng quản lý bệnh cao huyết áp, nhưng số lượng bệnh nhân nhận thuốc cao huyết áp, đái tháo đường định kỳ còn thấp. Ngoài ra, tại các trạm y tế còn vướng về chứng chỉ hành nghề cho cán bộ y tế, khiến cho một số trạm chưa phát huy được hết khả năng của mình... Và như thế mục tiêu bảo đảm người dân được chăm sóc sức khỏe tại cơ sở y tế gần nhất, vừa tiết kiệm chi phí, vừa tiết kiệm thời gian của người bệnh vẫn còn nhiều việc cần phải làm.

Thăm dò ý kiến