Đại hội Đảng bộ Cục Quản lý Dược nhiệm kỳ 2025 – 2030

10/06/2025 | 14:00 PM

 | 

Ngày 06/6/2025, tại Bộ Y tế đã diễn ra Đại hội Đảng bộ Cục Quản lý Dược nhiệm kỳ 2025–2030. Tham dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ Y tế; cùng đại diện các Ban Đảng của Đảng ủy Bộ Y tế và cấp ủy một số đơn vị trực thuộc Bộ.

 

Đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội.

Tại Đại hội, đồng chí Tạ Mạnh Hùng, Phó Bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2020–2025, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, thay mặt Đoàn Chủ tịch trình bày Báo cáo chính trị tổng kết nhiệm kỳ 2020–2025 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ 2025–2030.

Báo cáo cho thấy, nhiệm kỳ 2020–2025, Đảng bộ Cục Quản lý Dược đã vượt qua nhiều thách thức: đại dịch COVID-19, đứt gãy chuỗi cung ứng thuốc, biến động kinh tế toàn cầu, thiên tai... để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao.

Với 7 chi bộ trực thuộc và 70 đảng viên, Đảng bộ đã ban hành 124 Nghị quyết chỉ đạo toàn diện các mặt công tác. Trong đó, công tác xây dựng thể chế được xác định là nhiệm vụ then chốt, nổi bật là việc chủ trì xây dựng Luật Dược (sửa đổi), Luật số 44/2024/QH15 và nhiều Nghị định, Thông tư quan trọng, góp phần hoàn thiện khung pháp lý trong lĩnh vực dược và mỹ phẩm.

Công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số đạt nhiều kết quả rõ nét. Cục đã triển khai hiệu quả hệ thống dịch vụ công trực tuyến, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, đặc biệt trong cấp phép lưu hành thuốc. Năm 2024, tổng số hồ sơ cấp và gia hạn lưu hành thuốc lên tới 13.504 tương đương tổng lượng của cả 5 năm trước đó.

Một trong những điểm sáng trong nhiệm kỳ là bảo đảm cung ứng đủ thuốc, đặc biệt là thuốc hiếm và thuốc có nguy cơ thiếu hụt. Đến nay, hơn 23.000 loại thuốc có giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực.

Chất lượng thuốc được kiểm soát nghiêm ngặt; tỷ lệ thuốc kém chất lượng giảm còn dưới 1%, thuốc giả dưới 0,1%, thấp hơn mức trung bình toàn cầu (theo WHO). Công tác hậu kiểm, thanh tra, giám sát được tăng cường trên toàn quốc.

Cùng với đó, công nghiệp dược trong nước phát triển mạnh mẽ. Hiện có 245 cơ sở sản xuất thuốc, trong đó 26 cơ sở đạt tiêu chuẩn EU-GMP. Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước chiếm khoảng 60% về số lượng và 46% về giá trị sử dụng. Việt Nam đã có 7 nhà máy sản xuất vắc xin, cung ứng 12/13 loại vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.

Thị trường dược phẩm được duy trì ổn định, chỉ số CPI của nhóm thuốc và dịch vụ y tế luôn thấp hơn CPI chung. Tỷ lệ sử dụng thuốc nội tại các cơ sở y tế tăng đều qua các năm, cả về số lượng và giá trị, từ mức 15,6–18,9% (năm 2016) lên gần 30% năm 2024.

Đại hội đã xác định mục tiêu xuyên suốt trong nhiệm kỳ 2025–2030 là: Tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng bộ, tăng cường năng lực quản lý ngành dược – mỹ phẩm, góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Các nhiệm vụ trọng tâm gồm:

Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực dược và mỹ phẩm;

Bảo đảm cung ứng đủ thuốc, nguyên liệu làm thuốc; ưu tiên thuốc thiết yếu và thuốc hiếm;

Tăng cường quản lý chất lượng, kiểm tra, hậu kiểm; ngăn chặn thuốc giả, thuốc kém chất lượng;

Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số;

Quản lý hiệu quả giá thuốc, bảo đảm bình ổn thị trường dược phẩm;

Thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu thuốc, mỹ phẩm và mở rộng hợp tác quốc tế.

Tại Đại hội, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã phát biểu chỉ đạo và nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng bộ Cục Quản lý Dược cần thực hiện trong nhiệm kỳ tới.

Thứ nhất, tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản lĩnh vực dược, mỹ phẩm là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu;

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh công tác cấp giấy đăng lý lưu hành, cấp phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc; chủ động triển khai các biện pháp để chủ động đảm bảo nguồn cung đối với một số thuốc hiếm, thuốc có nguồn cung hạn chế; đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng, an toàn hiệu quả, với giá hợp lý cho công tác khám chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh, thiên tai; người dân được tiếp cận thuốc, đặc biệt là các thuốc mới một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất và giá cả hợp lý nhất;

Thứ ba, triển khai có hiệu quả khai Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045; trong đó tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp dược trong nước;

Thứ tư, tăng cường công tác quản lý chất lượng thuốc; đẩy mạnh công tác kiểm tra, hậu kiểm nhằm mục tiêu đảm bảo người dân được tiếp cận thuốc có chất lượng, hiệu quả, giá cả phù hợp; phòng chống thuốc giả, thuốc kém chất lượng;

Thứ năm, đẩy mạnh công tác quản lý giá thuốc để đảm bảo thị trường dược phẩm được duy trì bình ổn, đáp ứng đủ thuốc phục vụ công tác phòng, điều trị;

Thứ sáu, tếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong quản lý điều hành, đặc biệt trong lĩnh vực đăng ký thuốc.

 

Đồng chí Đỗ Xuân Tuyên tặng hoa và chúc mừng Ban chấp hành đảng Bộ Cục Quản lý Dược nhiệm kỳ 2025-2030.

Tại Đại hội, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2025–2030; đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV và Đại hội Đảng bộ Bộ Y tế; bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Cục Quản lý Dược nhiệm kỳ mới, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; bầu đại biểu dự Đại hội Đảng bộ Bộ Y tế.

Phát biểu bế mạc Đại hội, đồng chí Vũ Tuấn Cường, Bí thư Ban chấp hành Đảng bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Dược, khẳng định: “Với tinh thần đoàn kết, dân chủ, trí tuệ và đổi mới, Đại hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Ngay sau Đại hội, Ban Chấp hành mới sẽ khẩn trương cụ thể hóa Nghị quyết thành Chương trình hành động, quyết tâm tạo bước chuyển biến rõ nét trong công tác xây dựng Đảng và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.”./.


Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Người đứng đầu cơ quan chuyên môn y tế thuộc UBND cấp tỉnh có thẩm quyền bổ nhiệm giám định viên pháp y

15/06/2025 | 15:55 PM

 | 

 

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 148/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực y tế.

Người đứng đầu cơ quan chuyên môn y tế thuộc UBND cấp tỉnh có thẩm quyền bổ nhiệm giám định viên pháp y- Ảnh 1.

Người đứng đầu cơ quan chuyên môn y tế thuộc UBND cấp tỉnh có thẩm quyền bổ nhiệm giám định viên pháp y - Ảnh minh họa

TOÀN VĂN NGHỊ ĐỊNH SỐ 148/2025/NĐ-CP

Theo Nghị định, việc bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Luật Giám định tư pháp năm 2012 được sửa đổi, bổ sung năm 2020 thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Việc miễn nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần được quy định tại Điều 10 Luật Giám định tư pháp năm 2012 được sửa đổi, bổ sung năm 2020 thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều chỉnh giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh

Nghị định quy định, việc điều chỉnh giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp thay đổi quy mô hoạt động, phạm vi hoạt động chuyên môn hoặc bổ sung, giảm bớt danh mục kỹ thuật (trừ danh mục kỹ thuật loại đặc biệt) cho bệnh viện tư nhân quy định tại khoản 13 Điều 121 Luật Khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Việc cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cho các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Phân cấp thuộc lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh

Việc tiếp nhận công bố đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe, khám và điều trị HIV/AIDS quy định tại điểm a khoản 1 Điều 69 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Việc cho phép người nước ngoài vào Việt Nam chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh hoặc hợp tác đào tạo về y khoa có thực hành khám bệnh, chữa bệnh quy định tại điểm a khoản 3 Điều 86 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Việc cho phép tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt, khám bệnh, chữa bệnh lưu động thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 79 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh hoặc cá nhân khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 83 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP (trừ khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt hoặc lưu động tại 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên) thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Việc tiếp nhận công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở hướng dẫn thực hành quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP thuộc thẩm quyền người đứng đầu cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Việc tiếp nhận công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa quy định tại điểm a khoản 3 Điều 87 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Việc cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện thí điểm khám bệnh, chữa bệnh từ xa quy định tại điểm a khoản 6 Điều 87 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.

Nguồn: Chinhphu.vn


Thăm dò ý kiến