HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong công tác khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Thứ Sáu, ngày 04/10/2024 08:57

Bộ Y tế điều động, bổ nhiệm Viện trưởng Viện Trang thiết bị và Công trình y tế

Thứ Sáu, ngày 04/10/2024 08:52

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với Viện Tony Blair vì sự phát triển toàn cầu

Thứ Sáu, ngày 04/10/2024 06:23

Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 – 2025

Thứ Năm, ngày 03/10/2024 09:14

Bộ Y tế kiện toàn công tác cán bộ Bệnh viện Phong- Da liễu Trung ương Quỳnh Lập Nghệ An

Thứ Năm, ngày 03/10/2024 06:44

Thủ tướng: Mỗi công dân Việt Nam sẽ đều có sổ sức khoẻ điện tử

Thứ Năm, ngày 03/10/2024 01:53

Đoàn công tác Trung ương kiểm tra công tác chăm sóc sức khoẻ trẻ em tại Nghệ An

Thứ Ba, ngày 01/10/2024 08:32

Công nghệ sinh học và chuyển đổi số phục vụ phát triển ngành y tế

Thứ Ba, ngày 01/10/2024 06:21

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp đại diện Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam

Thứ Ba, ngày 01/10/2024 05:08

Hội nghị công tác truyền thông y tế năm 2024: đánh dấu bước tiến với lễ công bố ra mắt mạng lưới truyền thông của ngành y tế

Thứ Bẩy, ngày 28/09/2024 07:11

Tôn vinh vẻ đẹp tri thức, tài năng, y đức, phong cách phục vụ người bệnh của cán bộ y tế cơ sở

Thứ Bẩy, ngày 28/09/2024 03:08

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp đoàn đại biểu thành phố Quảng Châu

Thứ Sáu, ngày 27/09/2024 15:10

Bộ Y tế tổ chức hội nghị tập huấn công tác Tổ chức cán bộ năm 2024

Thứ Sáu, ngày 27/09/2024 15:06

Những đội nào tham dự Cuộc thi Y tế cơ sở giỏi năm 2024 khu vực Nam Bộ?

Thứ Sáu, ngày 27/09/2024 07:17

Lễ ký kết Chương trình phối hợp hoạt động về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi giai đoạn 2024-2028

Thứ Sáu, ngày 27/09/2024 02:06

Bộ Y tế tặng quà, khám, phát thuốc miễn phí cho nhân dân vùng thiên tai huyện Đà Bắc

Thứ Năm, ngày 26/09/2024 14:28

Bộ trưởng Đào Hồng Lan trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị

Thứ Năm, ngày 26/09/2024 07:47

Rà soát, sửa đổi các luật và quy định của ngành Dược giúp tăng cường tiếp cận y tế chất lượng cao cho người dân

Thứ Tư, ngày 25/09/2024 12:57

Bộ Y tế tiếp nhận 5 tấn Cloramin B do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trao tặng phục vụ công tác phòng, chống dịch sau bão lụt

Thứ Tư, ngày 25/09/2024 12:48

Hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Phòng bệnh

Thứ Tư, ngày 25/09/2024 07:34

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Đắk Lắk tăng cường phòng, chống bệnh viêm não Nhật Bản

08/07/2024 | 09:17 AM

 | 

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 2 trường hợp mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk đã và đang tăng cường triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh viêm não Nhật Bản, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

Thời tiết ở Đắk Lắk đang trong giai đoạn mùa mưa, có nhiều vũng nước đọng và nhiệt độ, độ ẩm thích hợp cho muỗi sinh trưởng, phát triển khiến bệnh viêm não Nhật Bản có nguy cơ bùng phát và lây lan trong cộng đồng.

Thời tiết ở Đắk Lắk đang trong giai đoạn mùa mưa, có nhiều vũng nước đọng và nhiệt độ, độ ẩm thích hợp cho muỗi sinh trưởng, phát triển khiến bệnh viêm não Nhật Bản có nguy cơ bùng phát và lây lan trong cộng đồng.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, trường hợp mắc bệnh viêm não Nhật Bản được phát hiện gần đây nhất trên địa bàn tỉnh là bệnh nhân T.V.D, nam, 52 tuổi, trú tại xã Ea Kmút, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.

Theo người nhà bệnh nhân, ngày 19/6, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sốt, người mệt, ở nhà có đi khám tại phòng khám tư nhân, mua thuốc uống nhưng không đỡ. Đến ngày 21/6, người nhà đưa bệnh nhân đi khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên và được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh điều trị với chẩn đoán: Sốt không rõ nguyên nhân, theo dõi nhiễm trùng huyết nghi từ nhiễm trùng thần kinh trung ương.

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, kết quả xét nghiệm bệnh nhân dương tính với bệnh viêm não Nhật Bản. Hiện bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy với chẩn đoán viêm não Nhật Bản biến chứng hôn mê, tổn thương thận cấp, suy hô hấp, động kinh, tăng huyết áp.

Sau khi ghi nhận thông tin trường hợp bệnh nhân mắc bệnh viêm não Nhật Bản, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk đã nhanh chóng tiến hành điều tra, giám sát ca bệnh. Kết quả cho thấy, trong vòng 3 tuần qua, bệnh nhân không đi đâu khỏi địa phương. Môi trường chung quanh nhà bệnh nhân có ao hồ, nước đọng, gần nhà có ruộng lúa, các hộ xung quanh nhà bệnh nhân có nuôi bò và dê. Điều tra véc-tơ truyền bệnh, đoàn kiểm tra ghi nhận có sự hiện diện của muỗi Culex là véc-tơ truyền bệnh viêm não Nhật Bản B tại cộng đồng.

Để bệnh không lây lan trong cộng đồng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk đã nhanh chóng phối hợp cùng Trung tâm Y tế huyện Ea Kar và Trạm Y tế xã Ea Kmút triển khai xử lý môi trường chung quanh nhà bệnh nhân; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo cho người dân thực hiện các biện pháp chủ động phòng, chống bệnh viêm não Nhật Bản B.

Trước đó, vào ngày 11/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cũng đã ghi nhận 1 bệnh nhân mắc viêm não Nhật Bản tại địa bàn xã Krông Jing, huyện M’Đrắk.

Theo người nhà bệnh nhân, ngày 18/4, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sốt cao, mệt. Ngày 20/4, bệnh nhân được người nhà đưa đi khám, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện M’Đrắk. Sau 3 ngày điều trị, tình trạng bệnh có dấu hiệu chuyển nặng nên ngày 23/4 bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên để điều trị. Đến ngày 25/4, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục điều trị. Kết quả kết quả xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân dương tính với virus viêm não Nhật Bản.

Sau khi ghi nhận trường hợp bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp cùng Trung tâm Y tế huyện M’Đrắk, Trạm y tế xã đã điều tra véc-tơ truyền bệnh tại cộng đồng và triển khai phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành. Đồng thời điều tra đối tượng tiêm vaccine viêm não Nhật Bản trong diện tiêm chủng mở rộng để tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những người chưa được tiêm đủ mũi.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, bệnh viêm não Nhật Bản không lây trực tiếp từ người sang người. Bệnh được truyền sang người qua trung gian muỗi đốt, chủ yếu là muỗi Culex tritaeniorhynchus. Muỗi hút máu động vật bị nhiễm virus viêm não Nhật Bản, thường là từ lợn, rồi từ đó lại đốt người và truyền virus sang cho người.

Trong khi đó, hiện nay, thời tiết ở Đắk Lắk đang trong giai đoạn mùa mưa, có nhiều vũng nước đọng và nhiệt độ, độ ẩm thích hợp cho muỗi sinh trưởng, phát triển khiến bệnh viêm não Nhật Bản có nguy cơ bùng phát và lây lan trong cộng đồng. Vì vậy, hiện nay việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh viêm não Nhật Bản là điều hết sức quan trọng.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, bệnh viêm não Nhật Bản thường khởi phát đột ngột với triệu chứng sốt cao 39 độ C - 40 độ C hoặc hơn kèm theo các biểu hiện như đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn, cứng cổ, lú lẫn, co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác, mất trí nhớ, đờ đẫn, hôn mê,... Bệnh có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, loét, suy kiệt,... thậm chí là tử vong. Tùy mức độ tổn thương não, bệnh viêm não Nhật Bản có thể để lại các di chứng nặng nề như liệt nửa người, mất ngôn ngữ, rối loạn phối hợp vận động, giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần, nghe kém hoặc điếc,…

Đến nay, bệnh viêm não Nhật Bản vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng đã có vaccine phòng bệnh. Để chủ động phòng, chống bệnh viêm não Nhật Bản, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk khuyến cáo người dân cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch tất cả các mũi vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản. Vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản hiện nay đã được triển khai tiêm chủng miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho các đối tượng là trẻ từ 1 tuổi đến 5 tuổi tại tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Bên cạnh tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịch, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống bệnh viêm não Nhật Bản như: Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ; vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu, nên dời chuồng gia súc xa nhà; ngủ màn; không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc, đặc biệt lúc chập tối để phòng muỗi đốt.

Các hộ gia đình nên thường xuyên sử dụng các biện pháp để xua, diệt muỗi. Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng như ngủ nhiều, li bì, đau đầu, nôn khan, co giật, rối loạn vận động, lơ mơ, hôn mê… thì cần đến khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, góp phần bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng./.

Nguồn: Nhandan.vn


Thăm dò ý kiến