Không ngừng phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận của Đảng
17/03/2025 | 14:22 PM



Ngày 17/3, tại Hà Nội, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư chủ trì và chỉ đạo Hội thảo Quốc gia "Công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ".
|
Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu chỉ đạo Hội thảo. (Ảnh: THẾ ĐẠI) |
Đồng chủ trì Hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; Hoàng Trung Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương.
Hội thảo do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức, nhằm đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về "Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030"; đề ra những định hướng nghiên cứu quan trọng, nâng tầm công tác lý luận của Đảng theo tư tưởng chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên mới.
|
Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh: THẾ ĐẠI) |
Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh vai trò rất quan trọng của công tác lý luận trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng coi trọng công tác lý luận. Thời gian qua, Đảng ta đã quan tâm, ban hành nhiều văn bản về nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác lý luận, tiêu biểu là Nghị quyết số 37-NQ/TW. Các ngành, các cấp, các cơ quan lý luận ở Trung ương, địa phương đã kịp thời quán triệt, tổ chức thực hiện, đạt một số kết quả quan trọng, góp phần khẳng định và làm sâu sắc hơn giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cung cấp nhiều luận cứ khoa học để tham mưu, hoạch định các chủ trương, đường lối của Đảng, đóng góp quan trọng vào việc thực hiện đường lối đổi mới 40 năm qua của Đảng ta.
Đồng chí Thường trực Ban Bí thư cũng thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế, bất cập của công tác lý luận. Cụ thể như: chưa đáp ứng được kỳ vọng của thực tiễn đặt ra; chưa theo kịp diễn biến của tình hình, chưa bảo đảm yêu cầu, vai trò đi trước, soi đường; nhiều vấn đề lý luận chưa được nghiên cứu toàn diện, giải quyết thấu đáo, một số vấn đề mới, vấn đề khó chưa được kịp thời làm sáng tỏ; tính phát hiện mới, chất lượng dự báo, bổ sung, phát triển lý luận, hàm lượng khoa học, tính sáng tạo trong một số công trình nghiên cứu chưa cao..
Đồng chí Thường trực Ban Bí thư yêu cầu phải nhìn thẳng vào sự thật, nhận diện rõ những điểm nghẽn, nút thắt trong lý luận và nhận thức lý luận; không ngừng đổi mới, tiếp tục nâng tầm tư duy, trí tuệ, bản lĩnh của Đảng; có cách làm mới, đột phá trong nhận thức lý luận, không ngừng phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận, để xây dựng các quyết sách chiến lược, khơi dậy, phát huy mạnh mẽ sức mạnh, tinh thần và ý chí của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Trên cơ sở định hướng, gợi mở những nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu lớn của công tác lý luận trong thời gian tới, đồng chí Trần Cẩm Tú bày tỏ mong muốn các nhà khoa học, các chuyên gia dự Hội thảo với tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết, tập trung thảo luận, trao đổi, đánh giá kỹ lưỡng các vấn đề lý luận đặt ra trong bối cảnh mới; làm cơ sở chắt lọc, xây dựng và tham mưu các luận cứ khoa học, phục vụ công tác xây dựng, hoạch định các chủ trương của Đảng, góp phần bổ sung, làm rõ trong quá trình xây dựng các văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.
|
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu đề dẫn. (Ảnh: THẾ ĐẠI) |
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh: Nhìn lại 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới và sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, công tác lý luận của Đảng đã phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, xây dựng một nền lý luận đặc sắc Việt Nam, làm cơ sở cho những chủ trương, quyết sách hết sức quan trọng của Đảng trong tiến trình đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng đề nghị Hội thảo đánh giá, làm rõ hơn những thành tựu cũng như những hạn chế trong công tác lý luận trong thời gian qua, rút ra những bài học kinh nghiệm, xác định những nhiệm vụ trong giai đoạn mới, đặc biệt là những nhiệm vụ trọng tâm về nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, tiếp tục bổ sung, phát triển nền "lý luận cách mạng Việt Nam", cung cấp luận cứ cho việc hoạch định, triển khai những quyết sách chiến lược, mang tính cách mạng của Đảng.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận, phân tích, làm rõ các nội dung chính: Những vấn đề chung về công tác lý luận của Đảng; Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với công tác lý luận của Đảng hiện nay; Quan điểm, mục tiêu và giải pháp thúc đẩy phát triển công tác lý luận của Đảng trong giai đoạn mới.
|
Phiên thảo luận bàn tròn tại Hội thảo. (Ảnh: THẾ ĐẠI) |
Kết luận Hội thảo, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương khẳng định, các ý kiến phát biểu, tham luận tại Hội thảo đã thể hiện rõ tinh thần khoa học sâu sắc, tâm huyết và trách nhiệm; góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn tin cậy, tạo sự thống nhất và nâng cao nhận thức về công tác lý luận của Đảng. Hội thảo thống nhất cao trong đánh giá những kết quả đạt được sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW gắn với tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam; thống nhất, đề xuất với Đảng nhiều vấn đề mới, định hướng mới cho công tác lý luận của Đảng trong kỷ nguyên mới.
Các ý kiến tại hội thảo cũng đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác lý luận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thúc đấy sự phát triển của công tác lý luận trong kỷ nguyên mới.
|
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương kết luận Hội thảo (Ảnh: THẾ ĐẠI) |
Ban chỉ đạo và Ban tổ chức Hội thảo tiếp thu nghiêm túc những ý kiến sâu sắc của đồng chí Thường trực Ban Bí thư, nhất là những định hướng, gợi mở nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu lớn từ nay đến giữa thế kỷ XXI, nhằm cung cấp luận cứ, luận chứng cho việc hoạch định và triển khai những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn cách mạng có tính lịch sử của dân tộc.
Kết luận của Hội thảo sẽ được Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương tổng hợp, chắt lọc để bổ sung, nâng cao chất lượng Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW và trình Bộ Chính trị ngay trong tháng 3/2025.
Nguồn: nhandan.vn
Tin liên quan
- Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 32 năm 2025
- Thứ trưởng Bộ Y tế: Sẽ sửa Luật BHYT, tiến tới khám chữa bệnh miễn phí cho người dân
- Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương làm việc tại Viện Pasteur TPHCM
- Tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm
- Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025 trong ngành Y tế
- Họp báo Chính phủ tháng 4: Nóng các vấn đề thuộc lĩnh vực y tế, an ninh trật tự
- Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Bộ Y tế đã chỉ đạo điều trị, chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhi liên quan đến sự việc tại BVĐK Nam Định
Xuất bản thông tin
Dịch bệnh lây qua đường hô hấp ở nhiều nước tăng, Bộ Y tế khuyến cáo 5 cách phòng chống
04/12/2023 | 16:09 PM



Thời gian gần đây, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận các thông tin về việc gia tăng các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp và các trường hợp mắc cúm A(H5/N1), COVID-19 tại một số quốc gia như Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Campuchia...
Tại Trung Quốc, ngày 13/11/2023 đã thông báo về việc gia tăng số ca mắc các bệnh về đường hô hấp; đồng thời ghi nhận chùm ca bệnh viêm phổi chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em xảy ra tại một số tỉnh miền Bắc Trung Quốc. Ngày 26/11/2023, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã họp báo và nhận định nguyên nhân chính là do hiện đang vào mùa đông, thời tiết lạnh, thay đổi bất thường. Kết quả giám sát đã ghi nhận các tác nhân được phát hiện chủ yếu là virus cúm; ngoài ra còn có rhinovirus, Mycoplasma pneumoniae, virus hợp bào hô hấp, adenovirus...
Tại Malaysia, Singapore số mắc COVID-19 gia tăng từ 50-100% so với tuần trước đó, hầu hết có triệu chứng nhẹ và nhận định dịch bệnh gia tăng do các yếu tố như mùa du lịch cuối năm và việc giảm khả năng miễn dịch của người dân.
Tại Campuchia, ngày 24/11/2023 ghi nhận thêm 01 ca mắc cúm A/H5N1 ở người; tích luỹ năm 2023, Campuchia đã ghi nhận 06 ca mắc ở người, trong đó có 03 ca tử vong.
Thời tiết chuyển mùa thay đổi thất thường là nguyên nhân xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm.
Nước ta hiện nay đang trong giai đoạn vào mùa Đông Xuân, thời tiết chuyển mùa thay đổi thất thường là nguyên nhân xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm. Đây cũng là thời điểm nhu cầu giao thương, du lịch cuối năm tăng cao, là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, có thể làm gia tăng số mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nhất là với nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh như trẻ em có sức đề kháng yếu, người cao tuổi, người có bệnh lý nền.
Để phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, chiều 4/12 Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo (lưu ý) người dân không được chủ quan, lơ là và cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân như sau:
- Đeo khẩu trang tại các cơ sở y tế, trên các phương tiện công cộng và tại các địa điểm tập trung đông người;
- Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; súc miệng, họng bằng nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi;
- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, giữ ấm cơ thể, tập luyện thể dục, thể thao, nâng cao thể trạng;
- Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến các sản phẩm từ gia súc, gia cầm.
- Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp như ho, sốt, khó thở…và khi có dấu hiệu mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Tin liên quan
- Thứ trưởng Bộ Y tế: Sẽ sửa Luật BHYT, tiến tới khám chữa bệnh miễn phí cho người dân
- Thành phố Hồ Chí Minh siết chặt quản lý quảng cáo mỹ phẩm
- Bảo đảm công tác kiểm soát an ninh tại bệnh viện sau các vụ y bác sĩ bị hành hung
- Căn cứ cấp giấy phép hành nghề đối với chức danh kỹ thuật y
- Trưởng đại diện WHO: Hiện nay là thời điểm rất phù hợp để áp thuế đồ uống có đường
- Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 32 năm 2025
- Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương làm việc tại Viện Pasteur TPHCM