HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan dự họp báo cáo công tác quản lý nhà nước đối với thuốc lá mới

Thứ Năm, ngày 28/03/2024 13:40

Hội nghị trực tuyến liên ngành về tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024

Thứ Tư, ngày 27/03/2024 09:07

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3

Thứ Hai, ngày 25/03/2024 08:43

Cải thiện chất lượng cuộc sống, sức khỏe cho những cộng đồng dân tộc thiểu số

Chủ Nhật, ngày 24/03/2024 09:55

Kỷ niệm Ngày Thế giới phòng, chống lao năm 2024: “Đúng! Việt Nam có thể chấm dứt bệnh lao”

Thứ Sáu, ngày 22/03/2024 09:18

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Phó Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế

Thứ Sáu, ngày 22/03/2024 02:28

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự Hội nghị Quốc gia về Y tế biển đảo lần thứ VII

Thứ Năm, ngày 21/03/2024 12:50

Bộ Y tế bổ nhiệm Cục trưởng Cục Y tế dự phòng

Thứ Năm, ngày 21/03/2024 09:18

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan làm việc với Quỹ Toàn cầu

Thứ Tư, ngày 20/03/2024 01:52

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự hội nghị Câu lạc bộ Giám đốc bệnh viện các tỉnh phía Bắc năm 2024

Chủ Nhật, ngày 17/03/2024 12:23

Hội thảo triển khai công tác khoa học và công nghệ ngành Y tế 2024

Thứ Bẩy, ngày 16/03/2024 12:33

Điều động, bổ nhiệm Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Thứ Bẩy, ngày 16/03/2024 12:28

Đánh giá nhân lực y tế khoa học, chuẩn mực, nhưng có độ mở, linh hoạt

Thứ Năm, ngày 14/03/2024 08:57

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

Thứ Năm, ngày 14/03/2024 01:40

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham gia đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị cấp cáo ASEAN – Australia thăm chính thức Australia và NewZealand

Thứ Hai, ngày 11/03/2024 06:08

Thủ tướng thúc đẩy các tập đoàn hàng đầu New Zealand và thế giới đầu tư vào Việt Nam

Thứ Hai, ngày 11/03/2024 03:41

Hội nghị giao ban y tế dự phòng khu vực Tây Nguyên năm 2024

Chủ Nhật, ngày 10/03/2024 08:50

Việt Nam-Australia ký kết, trao đổi 12 văn kiện hợp tác quan trọng

Thứ Năm, ngày 07/03/2024 07:14

Việt Nam-Australia nâng quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Thứ Năm, ngày 07/03/2024 07:11

Bộ Y tế bổ nhiệm hai Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy

Thứ Năm, ngày 07/03/2024 03:29

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Ngành Y tế TP.HCM tăng cường công tác phòng ngừa bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết

05/09/2019 | 14:56 PM

 | 

Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc - UNFPA, cứ 3 nữ thanh niên trong độ tuổi từ 20-24 thì có 1 người (tương đương với khoảng 70 triệu người) kết hôn trước lần sinh nhật thứ 18.

Các chuyên gia UNFPA cảnh báo, nếu xu hướng hiện nay không được cải thiện, trong vòng một thập kỷ tới sẽ có 142 triệu trẻ em gái kết hôn trước khi bước sang tuổi 18 (tính tới thời điểm năm 2020). Điều này có nghĩa là mỗi năm sẽ có 14,2 triệu trẻ em gái, hay mỗi ngày sẽ có 39.000 trẻ em gái kết hôn trước khi bước sang tuổi 18.

Nói về hệ lụy của tình trạng này, các chuyên gia UNFPA cho rằng, mang thai ở tuổi vị thành niên không chỉ đơn thuần là một vấn đề về sức khỏe, mà mang thai ở tuổi vị thành niên còn làm mất đi tiềm năng ở các em gái, rút ngắn cơ hội học hành, đánh mất và hạn chế sự lựa chọn của các em trong cuộc sống, khiến những bà mẹ trẻ và cộng đồng nơi họ sinh sống chìm trong cảnh đói nghèo.

Chưa kể, UNFPA cũng lo ngại các biến chứng khi mang thai và khi sinh tiếp tục là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong mẹ cho các em gái tuổi từ 15-19 ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình.

Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ thương tật và tử vong do nạo thai không an toàn ở trẻ em gái vị thành niên và nữ thanh niên trẻ cao; ước tính năm 2008 số ca phá thai không an toàn ở vị thành niên trong độ tuổi từ 15-19 tại các nước đang phát triển là khoảng 3 triệu ca; thai chết lưu và tử vong sơ sinh chiếm hơn 50% các ca sinh của các bà mẹ dưới 20 tuổi so với những bà mẹ từ 20-29 tuổi…

Tại Việt Nam, qua thống kê của Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em, Bộ Y tế, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300 đến 400 ngàn ca phá thai ở độ tuổi 15-19 được báo cáo chính thức, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên.

Báo cáo của Bệnh viện Phụ sản Trung ương tại một cuộc Hội thảo được tổ chức mới đây cho thấy, thực trạng phá thai to ở tuổi vị thành niên chiếm tỷ lệ khá cao, hơn 10% trong tổng số ca phá thai; các trường hợp phá thai to trên gặp nhiều nhất ở đối tượng học sinh, sinh viên.

Còn theo báo cáo của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP.HCM năm 2017, cứ 100 trường hợp trẻ sinh ra sống lại có 73 trường hợp phá thai, trong đó 2,4% là vị thành niên. Điều đáng lưu ý, đây mới chỉ là thống kê từ các bệnh viện khu vực nhà nước, còn số liệu từ các bệnh viện tư, phòng khám tư thì chưa thống kê được…

Theo các chuyên gia y tế- dân số, với con số mang thai vị thành niên và phá thai nêu trên đây không chỉ là một gánh nặng, thách thức lớn cho công tác dân số và phát triển nước ta, mà nguy hiểm hơn là để lại những hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước.

Bác sỹ Đồng Thu Trang, Khoa Đẻ A2, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, việc mang thai ở tuổi vị thành niên có thể để lại những hậu quả đáng tiếc cho cả mẹ và con. Tỷ lệ thai nghén nguy cơ cao, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục... ở lứa tuổi này cao hơn so với những bà mẹ lớn tuổi. Những đứa trẻ sinh ra từ bà mẹ vị thành niên có tỷ lệ chết trước một tuổi, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, bệnh tật cao hơn so với con của các mẹ ở tuổi trưởng thành.

Cũng theo bác sỹ Trang, ở lứa tuổi này, khung chậu phát triển chưa đầy đủ nên khi hỗ trợ các bé gái sinh, bác sĩ thường phải can thiệp bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật. Làm mẹ quá trẻ, cơ thể phát triển chưa đầy đủ dễ dẫn đến thiếu máu, thai kém phát triển, dễ bị chết lưu. Việc có em bé sớm có thể khiến các em phải bỏ học, ảnh hưởng tâm lý và có thể bị mắc bệnh trầm cảm nếu không được gia đình quan tâm.

Vì vậy, bác sỹ Trang khuyến cáo, cha mẹ cần cung cấp cho giới trẻ kiến thức về sinh sản và sức khỏe tình dục, bao gồm kiến thức về các chức năng của bộ phận sinh dục, biện pháp phòng tránh thai, phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục, HIV/AIDS để hạn chế tình trạng có thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên.

Còn theo đại diện Vụ Truyền thông và Giáo dục, Tổng cục Dân số, Kế hoạch hóa gia đình, để hạn chế tỉ lệ mang thai ở lứa tuổi vị thành niên cần thực hiện chương trình giáo dục giới tính toàn diện kết hợp với cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản và dịch vụ phòng chống HIV cho trẻ em gái vị thành niên.

Bên cạnh đó, theo vị này, cần đảm bảo rằng các dịch vụ này được cung cấp tới các đối tượng một cách tế nhị, đảm bảo bí mật, không mang tính phán xét và không phân biệt đối xử, không hạn chế về mặt pháp lý và phù hợp với các quy định quốc tế.

"Ngoài ra, các cơ quan quản lý liên quan cần ngăn ngừa kết hôn sớm bằng cách nâng tuổi kết hôn tối thiểu lên 18 tuổi, đảm bảo rằng các em gái được đi học và khuyến khích các em tham gia học trên bậc tiểu học", đại diện Vụ Truyền thông và Giáo dục nêu./.


Thăm dò ý kiến