Các kỹ thuật y tế trường học : Lựa chọn bàn ghế học sinh, sắp xếp bàn ghế học sinh trong lớp học

19/01/2017 | 08:28 AM

 | 

Học sinh mỗi lớp có thể phù hợp với không dưới 3-4 loại bàn ghế. Vì thế trong mỗi phòng học cần phải sắp xếp không dưới 3 loại bàn ghế, tương đương với số lượng của các nhóm chiều cao học sinh. Chỉ có như vậy, đa số học sinh mới có thể tìm được một chỗ ngồi học phù hợp với kích thước cơ thể.


Nếu học sinh ngồi học ở những bộ bàn ghế cao hơn so với yêu cầu chiều cao cơ thể thì có đến 44% học sinh có tư thế ngồi không đúng và lệch vai. Khi ngồi học trên những bàn thấp so với kích thước cơ thể thì có đến 70% học sinh ngồi bị lệch vai. Ngoài ra trong những trường hợp học sinh ngồi học ở những bàn ghế không phù hợp các cơ lưng và cơ thân rất căng thẳng, các cơ cổ và cơ lưng ở cả hai bên bị mất cân đối và giảm hoạt tính.

Trong trường hợp bàn ghế không tương thích với các kích thước nhân trắc của học sinh từ 3-4 cm thì những biến đổi lớn nhất về mặt chức năng, rối loạn tư thế và cảm giác không tiện lợi thường gặp hơn ở những học sinh ngồi bàn ghế thấp. Do vậy, nếu có khó khăn trong việc lựa chọn bàn ghế cho học sinh thì tốt hơn cả là xếp học sinh ngồi học ở bộ bàn ghế thuộc loại cao hơn.

Các bàn ghế liền chỉ nên sử dụng cho lớp 1 đến lớp 4. Không nên sử dụng trong phòng học các loại ghế không có tựa lưng (các loại ghế này chỉ nên sử dụng trong phòng thí nghiệm). Các phòng học dành cho học sinh từ lớp 5-9 được trang bị bàn 2 chỗ ngồi

Đối với những trường tổ chức học 2 ca ở trong cùng các phòng học thì các lớp học song song được xếp theo năm (lớp II - III, lớp III - IV, lớp IV - V), để đa số học sinh có thể ngồi học ở những bàn ghế phù hợp về kích thước

Khi xác định kích thước bàn ghế phù hợp cho học sinh, chúng ta tiến hành đo chiều cao của từng học sinh hoặc dựa vào kết quả chiều cao học sinh khi khám sức khoẻ đầu năm học. Chiều cao học sinh được cộng thêm từ 2-3 cm. So sánh chiều cao này với tiêu chuẩn bàn ghế học sinh sẽ biết được học sinh cần phải ngồi học ở loại bàn ghế nào.

              Sắp xếp bàn ghế trong lớp học

                            Tỷ lệ các loại bàn ghế bố trí trong 1 lớp

Do có sự khác nhau về tuổi và phát triển thể lực không đồng đều của học sinh, nên chiều cao của học sinh trong một lớp không rất khác nhau. Để đảm bảo đa số học sinh có thể chọn cho mình được một bộ bàn ghế phù hợp,                                                                  trong một lớp học cần phải bố trí đồng thời một số loại bàn ghế

Yêu cầu mỗi trường ít nhất phải có 4 loại bàn ghế. Các trường Tiểu học bố trí các loại bàn ghế từ loại 1- 4. Các trường THCS bố trí các loại bàn ghế từ loại đến loại 6

 

Tỷ lệ các loại bàn ghế theo từng khối lớp (Tham khảo)

 

Các trường tiểu học

Các trường THCS

Khối 1

Loại 1: 25 % Loại 2: 60 % Loại 3: 15 %

Khối 6

Loại 3: 10 % Loại 4: 67 % Loại 5: 23 %

Khối 2

Loại 2: 60 % Loại 3: 40 %

Khối 7

Loại 4: 45 % Loại 5: 55 %

Khối 3

Loại 2: 25 % Loại 3: 62 % Loại 4: 15 %

Khối 8

Loại 4: 20 % Loại 5: 70 % Loại 6: 10 %

Khối 4

Loại 2: 8 % Loại 3: 53 % Loại 4: 39 %

Khối 9

Loại 4: 10 % Loại 5: 65 % Loại 6: 25 %

Khối 5

Loại 3: 32 % Loại 4: 68 %

 

 

 

                            Sắp xếp vị trí học sinh trong lớp học

      Kích thước nhân trắc của học sinh phải phù hợp với kích thước bàn ghế.

68

      Đối với những học sinh có thính lực kém nên xếp ngồi ở những hàng bàn đầu.

      Học sinh có thị lực giảm, chưa được điều chỉnh bằng kính thì xếp ở hàng bàn

đầu và gần     cửa sổ, nơi có ánh sáng tốt. Nếu học sinh giảm thị lực đã được điều

chỉnh bằng kính thì có thể sắp xếp vị trí ngồi bất kỳ trong lớp học

      Học sinh có tiền sử hay bị viêm nhiễm đường hô hấp nên xếp ngồi ở vị trí xa cửa sổ, tránh bị lạnh về mùa đông.

                         Trong 1 năm học nên đổi chỗ cho học sinh ít nhất 2 lần trở lên.

                              Sắp xếp bàn ghế

Khi sắp xếp bàn ghế cho học sinh chúng ta nên xếp bàn thấp lên trên và ở giữa, bàn cao xếp ở dưới và gần tường. Cần chú ý các khoảng cách sau đây:

Khoảng cách từ hàng đầu tới bảng

Đây là khoảng cách tính từ bảng tới cạnh sau của bàn nằm ở hàng đầu tiên.

Do đặc điểm sinh lý vận động, mức quay đầu tối đa đối với người bình thường là 60°.. Hơn nữa xét về mặt sinh lý thị giác, thì góc nhìn từ mắt học sinh tới bảng không được nhỏ hơn 30-35o. Nếu như góc nhìn nhỏ hơn 30o sẽ làm giảm khả năng nhìn rõ chữ viết trên bảng và gây cho mắt căng thẳng. Hiện nay, các lớp học được trang bị rất nhiều loại bảng có kích thước khác nhau, nhiều bảng quá rộng so với quy định. Chúng ta có thể đánh giá sự phù hợp của khoảng cách từ bàn đầu tới bảng theo công thức sau:

L = 0,29 x (R+r)

Trong đó:

L- khoảng cách bàn đầu - bảng

R - khoảng cách giữa 2 học sinh ngồi ở 2 mép ngoài cùng của hàng bàn đầu tiên

r - chiều rộng bảng

Khoảng cách giữa các dãy bàn

Khoảng cách này cần đủ lớn để 2 học sinh ngồi ở hai dãy sát nhau có thể đồng thời đi ra.

Sơ đồ bố tr

Khoảng cách giữa các hàng:

Khoảng cách này đủ để xếp bộ bàn và ghế (Chiều sâu bàn 50 cm; chiều sâu ghế: 40 cm) và có một khoảng từ 5-10 cm để khi học sinh đứng dậy có thể dịch ghế ra phía sau, cạnh trước của mặt ghế không ép vào khoeo chân.

Khoảng cách từ hàng bàn cuối tới tường hậu: (tính t cạnh sau của mặt ghế)

      Khoảng cách này dùng để học sinh đi lại trong khi ra chơi hoặc và tiện lợi khi vệ sinh lớp học, đồng thời giữ cho khoảng cách từ học sinh ngồi ở bàn cuối tới bảng không vượt quá 8 m

Khoảng cách từ bàn cuối tới bảng

      Khoảng cách bàn cuối tới bảng: không lớn hơn 8 m

Khoảng cách cạnh bàn tới tường

                         Phía bên phải lớp: 50cm (đủ cho 1 học sinh đi qua)

      Phía bên trái lớp: 50 - 60 cm

Bố trí cách xa tường hơn vì đây là hướng lấy ánh sáng chính, học sinh ngồi gần tường quá sẽ bị hạn chế chiếu sáng tự nhiên (do phần tường giữa 2 cửa sổ che chắn)./