Hội thảo đánh giá kết quả triển khai giám sát điểm đuối nước tại Nam Định
21/03/2012 | 05:00 AM
17/02/2012, Cục Quản lý môi trường y tế phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng Nam Định đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả triển khai giám sát điểm đuối nước tại Nam Định.
Hội thảo đánh giá kết quả triển khai giám sát điểm
đuối nước tại NamĐịnh
Ngày 17/02/2012, Cục Quản lý môi trường y tế phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng Nam Định đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả triển khai giám sát điểm đuối nước tại Nam Định.
Tham dự hội thảo có PGS.TS Trần Thị Ngọc Lan, Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, lãnh đạo và chuyên viên Phòng Sức khỏe môi trường lao động, Cục Quản lý môi trường y tế, Đại diện các ban ngành của Nam Định gồm Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng, Sở Giáo dục Đào tạo, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Hội Phụ Nữ, Hội Chữ thập đỏ và các cán bộ của 10 trung tâm y tế quận/huyện
Tại Hội thảo các đại biểu đã được nghe đại diện Trung tâm Y tế dự phòng Nam Định trình bày kết quả triển khai giám sát điểm đuối nước tại Nam Định từ tháng 7-12/2011. Kết quả giám sát tại 9/10 huyện/thị của Nam Định cho thấy chỉ trong 6 tháng năm 2011 tại Nam định đã có 312 trường hợp đuối nước. Trong đó, 122 trường hợp tử vong (chiếm 39.1%) và 190 trường hợp còn sống (chiếm 60.9%). 26.28% đuối nước xảy ra ở nhóm tuổi từ 0-4; tiếp theo là nhóm từ 5-9 với 21.47%; nhóm 10-14 tuổi với 18.91%; nhóm tuổi từ 41-50 chiếm 7.05% và thấp nhất là nhóm trên 60 với 4.17%.
Trước thực trạng trên, nhằm tăng cường các hoạt động phối hợp liên ngành tạo môi trường an toàn, giảm tới mức thấp nhất tỷ lệ tử vong và tàn tật do đuối nước tại tỉnh. Trung tâm Y tế dự phòng Nam Định đã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình hành động phòng chống đuối nước tại Nam Định trong năm 2012.
Các giải pháp thực hiện kế hoạch tập trung vào tăng cường công tác lãnh đạo của các cấp Ủy, Đảng, Ủy ban nhân dân các cấp đối với công tác phòng chống tai nạn thương tích nói chung, đặc biệt tập chung phòng chống đuối nước; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông giáo dục nâng cao kiến thức, nhận thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về phòng chống đuối nước; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, cộng tác viên; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, các quy định về phòng chống đuối nước tại cộng đồng, tăng cường các thiết chế luật pháp và các chế tài về PCTNTT nói chung, phòng chống đuối nước nói riêng; đẩy mạnh phối hợp liên ngành: Các ngành LĐTBXH, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, cảnh sát giao thông đường thuỷ, Đoàn thanh niên CSHCM, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân...; triển khai đồng bộ công tác phòng chống đuối nước tại địa phương, phối hợp đưa nội dung giáo dục phòng chống đuối nước vào chương trình giảng dạy ngoại khoá cho các cấp học, tổ chức các lớp đào tạo sơ cứu, cấp cứu nạn nhân cho các cộng tác viên, học sinh; củng cố hệ thống thống kê báo cáo về tai nạn thương tích các tuyến tỉnh, huyện, xã, phường, thị trấn; đầu tư ngân sách địa phương và kế hoạch hoá để xây dựng các bể bơi, hồ bơi đơn giản…
Tin liên quan
- THỰC TRẠNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở TRẺ EM DƯỚI 15 TUỔI THÀNH PHÔ YÊN BÁI NĂM 2004
- KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU TRIỂN KHAI GIÁM SÁT ĐIỂM ĐUỐI NƯỚC TẠI NAM ĐỊNH VÀ ĐỒNG THÁP TỪ THÁNG 7-12/2011
- TÌNH HÌNH TỬ VONG TOÀN QUỐC NĂM 2010
- Báo cáo công tác Phòng chống tai nạn thương tích tại cộng đồng năm 2011
- Thông báo tình hình tai nạn thương tích 6 tháng đầu năm 2011
- Các giải pháp phòng chống đuối nước cho trẻ em ở Việt Nam