Phòng tránh tai nạn thương tích trong nhà tường
19/01/2017 | 10:01 AM
Tai nạn thương tích (TNTT) rất dễ xảy ra vì ở lứa tuổi các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức,kỹ năng phong, tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Theo thống kê trong những năm qua một số nguy cơ TNTT như đuối nước, tai nạn giao thông…có chiều hướng gia tăng trong những kỳ nghỉ hè và đối tượng chủ yếu là trẻ nhỏ, học sinh, sinh viên. Để từng bước hạn chế nguy cơ mắc và tử vong do TNTT trong kỳ nghỉ hè năm 2014, cùng tìm hiểu về TNTT và các biện pháp phòng tránh.
I PHÂN LOẠI : Có hai nhóm lớn là: TNTT có chủ định và TNTT không chủ định
1. Tai nạn thương tích có chủ định: Là những TNTT gây nên do có sự chú ý,(cố ý) của người bị TNTT hay của cả những người khác.
Ví dụ: TNTT do tự tử, giết người,bạo lực nhóm(chiến tranh) đánh nhau.
2. Tai nạn thương tích không chủ định: Là những tai nạn gây nên do sự không chú ý của những người bị TNTT hay của những người khác ở trẻ rất hay gặp loại TNTT này.
Ví dụ: TNTT do giao thông, đuối nước, ngã, ngộ độc thức ăn, cháy bỏng…
II. PHÂN LOẠI TNTT THEO NGUYÊN NHÂN:
- TNTT do giao thông: là những trường hợp xảy ra do sự va chạm, năm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người tham gia giao thông gây nên….
- Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng nóng, lửa, các TNTT da do các tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học, hoặc tổn thương phổi do khối xộc vào đó là trường hợp bỏng.
- Đuối nước: Là những trường hợp TNTT xảy ra do bị chìm trong chất lỏng (nước, xăng, dầu) dẫn đến ngạt do thiếu Oxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong 24 giờ hoặc cần chăm sóc Y tế hoặc dẫn đến các biến chứng khác.
- Điện giật: Là những trường hợp TNTT do tiếp xúc với điện gây nên hậu quả bị thương hay tử vong.
- Ngã: Là TNTT do ngã, rơi từ trên cao xuống.
- Động vật cắn: Chấn thương do động vất cắn, húc, đâm phải...
- Ngộ độc: Là những trường hợp do hít vào, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có chăm sóc của y tế (do thuốc, do hóa chất).
- Máy móc: là tai nạn do tiếp xúc với vận hành của máy móc…
- Bạo lực: là hành động dùng vũ lực hăm dọa, hoặc đánh người của nhóm người, cộng đồng khác gây tai nạn thương tích có thể tử vong, tổn thương…
- Bom mìn và các vật nổ: Là TNTT khi tiếp xúc với bom mìn, các vật nổ, chất phát nổ…
- Tự tử: là trường hợp tử vong do TNTT ngộ độc hoặc ngạt mà có đủ bằng chứng rằng tử vong đó do chính nạn nhân gây ra với mục đích dem lại cái chết cho chính họ. Có ý định tự tử do tự làm tổn thương bản thân nhưng chưa gây tử vong mà vẫn có đủ bằng chứng để kết luận. Một dự định tự tử có thể hoặc không dẫn đến thương tích.
III.CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY TAI NẠN THƯƠNG TÍCH:
1- Yếu tố xã hội:
- Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội của mỗi vùng, miền, mỗi quốc gia có những đặc điểm về yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích khác nhau. Hiện nay ở các nước đang phát triển TNTT được coi là hậu quả không thể tránh khỏi. Sự gia tăng về cơ giới hóa về giao thông, sự đô thị hóa và sự thay đổi công nghệ các nước đang phát triển là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng về tình trạng TNTT ở các nước này. Ở những nước kinh tế-xã hội phát triển còn thấp cũng dễ gây ra TNTT do lửa, đánh nhau….
2. Yếu tố con người:
- Tai nạn thương tích phụ thuộc vào các yếu tố: Giới tính, tuổi tác, nhận thức hành vi, tình trạng sức khỏe sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác…..
3. Yếu tố môi trường:
- Môi trường và vật chất:
+ Các yếu tố nguy cơ thường gặp ở nhà: ổ cắm, cầu dao, dao kéo, thuốc trừ sâu….
+ Các yếu tố nguy cơ thường gặp ở trường: bàn ghế hư hỏng chưa sửa chữa kịp, ngã do chạy nhảy, đùa nghịch, thức ăn không đảm bảo ATTP….
+ Các yếu tố nguy cơ ngoài cộng đồng: Nhiều ao hồ, cơ sở hạ tầng, đường giao thông không đảm bảo…
- Môi trường phi vật chất:
+ Văn bản pháp luật liên quan đến an toàn chưa đồng bộ.
+ Việc thực thi các quy định, luật an toàn chưa tốt, chưa kiểm tra, giám sát, chưa có biện pháp rõ ràng.
+ Giáo dục về an toàn còn chưa thực hiện đầy đủ, nhận thức của mọi người về phòng chống tai nạn thương tích còn hạn chế.
Tai nạn thương tích hiện đang là vấn đề sức khỏe của toàn cầu
IV. PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH:
1. Phòng tránh chủ động:
Muốn phòng tránh chủ động TNTT đòi hỏi phải có sự tham gia và hợp tác của cá nhân cần được bảo vệ, có sử dụng đúng các biện pháp phòng tránh hay không. Chúng ta cần phải có nhận thức đúng chấp hành tốt các quy định để phòng tránh.
2. Phòng tránh thụ động:
Là biện pháp có hiệu quả nhất trong kiểm soát tai nạn thương tích. Biện pháp này không đòi hỏi phải có người tham gia của cá nhân cần bảo bệ. Nhưng tác dụng phòng ngừa hay bảo vệ các thiết bị/phương tiện đã được thiết kế để cá nhân được tự bảo vệ.
Ví dụ: Phân tách tuyến đường giao thông cho người đi bộ, người đi ô tô, xe máy riêng…
V. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH: Thực hiện tốt những biện pháp sau để phòng ngừa:
1. Phòng ngã
Củng cố cơ sở vật chất của trường, cụ thể:
+ Sân trường cần bằng phẳng và không bịtrơn trượt
+ Cửa sổ, hành lang, cầu thang phải có tay vịn, lan can.
+ Không cho trẻ học và chơi gần những lớp học không an toàn như tường nhà, mái ngói, cột nhà cũ có nguy cơ sập xuống. Đồng thời phải cho sửa chữa ngay.
+ Những cây ở sân trường cần có rào chắn để trẻ không leo trèo được.
+ Bàn ghế hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa ngay.
+ Dụng cụ thể dục thể thao phải chắc chắn, đảm bảo an toàn.
2. Phòng ngừa đánh nhau, bạo lực trong trường học
+ Giáo dục ý thức cho các em không được gây gổ, đánh nhau trong trường.
+ Không cho các em mang đến trường các vật sắc nhọn nguy hiểm như dao, súng cao su và các hung khí.
+ Xây dựng lớp tự quản, đoàn kết.
3. Phòng ngừa tai nạn giao thông
+ Trường phải có cổng, hàng rào.
+ Trong giờ ra chơi phải đóng cổng, không cho trẻ chạy ra đường chơi khi trường ở gần đường.
+ Phải có biển báo trường học cho các loại phương tiện cơ giới ở khu vực gần trường học.
+ Hướng dẫn học sinh thực hiện luật an toàn giao thông.
4. Phòng ngừa bỏng, nhiễm độc
+ Phòng học, phòng thí nghiệm và các phòng chức năng khác phải có nội quy hướng dẫn sử dụng an toàn hóa chất, an toàn điện cho các em.
+ Không cho học sinh tới bếp nấu nướng và chỉ ăn ở nhà ăn.
5. Phòng ngừa đuối nước
Trường gần ao hồ, sông suối phải có hàng rào ngăn cách.
Ở vùng lũ, học sinh đi học bằng ghe, thuyền phải đảm bảo an toàn.
Giếng, bể nước trong trường phải có nắp đậy an toàn.
Bể bơi cần có phao cứu sinh.
6. Phòng ngừa điện giật
+ Hệ thống điện trong lớp phải an toàn: không để dây trần, dây điện hở, bảng điện để cao.
+ Dụng cụ điện ở phòng thí nghiệm phải đảm bảo an toàn trước khi cho học sinh thực hành.
7. Phòng ngừa ngộ độc thức ăn
+ Không cho bán quà bánh trong trường.
+ Thực phẩm do thức ăn nhà bếp , nước uống phải đảm bảo vệ sinh.
8. Trường có cán bộ theo dõi về y tế học đường và có tủ thuốc cấp cứu./.
Tin liên quan
- Người dân tiêm phòng dại tăng đột biến, địa phương 'sốt sắng' quản lý đàn chó mèo
- Long An: Nâng cao năng lực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân
- Tiêu chuẩn của cộng đồng an toàn tại Việt Nam
- CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO CẤP CHỨNG CHỈ ONLINE, MIỄN PHÍ VỀ PHÒNG CHỐNG THƯƠNG TÍCH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
- CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG VỀ AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ TẠI THỔ NHĨ KỲ CẢNH BÁO CÁC LÁI XE VỀ NGUY CƠ CỦA VIỆC LÁI XE QUÁ TỐC ĐỘ
- 10 NGUYÊN NHÂN TỬ VONG HÀNG ĐẦU TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2010 VÀ 2011