HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Khai mạc đợt đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới đối với hệ thống quản lý quốc gia Việt Nam về thuốc, vắc xin

Thứ Hai, ngày 30/06/2025 07:43

Sơn La công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và của tỉnh về thực hiện chính quyền địa phương hai cấp; thành lập tổ chức đảng; chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, MTTQ Việt Nam cấp xã

Thứ Hai, ngày 30/06/2025 07:34

Tiếp tục đẩy mạnh phối hợp hiệu quả chăm sóc sức khoẻ cán bộ, chiến sĩ Vùng 4 Hải quân

Chủ Nhật, ngày 28/06/2025 21:55

Hội thảo “Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác”

Thứ Sáu, ngày 27/06/2025 10:50

Lễ công bố bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia nhiệm kỳ 2025-2030

Thứ Sáu, ngày 27/06/2025 07:44

Thứ trưởng Bộ Y tế: Liệu pháp miễn dịch, gene, tế bào gốc đang mang lại những hy vọng lớn cho người bệnh

Thứ Sáu, ngày 27/06/2025 05:40

Thúc đẩy y tế từ xa tại Việt Nam: Hợp tác quốc tế vì sức khỏe cộng đồng

Thứ Năm, ngày 26/06/2025 10:46

Tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo Chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026 - 2035; Luật Phòng bệnh; Luật Dân số

Thứ Năm, ngày 26/06/2025 06:55

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn kiểm tra công tác y tế phục vụ kỳ thi tốt THPT năm 2025 tại tỉnh Hưng Yên

Thứ Năm, ngày 26/06/2025 01:01

Bộ Y tế công bố Quyết định bổ nhiệm lại chức vụ Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Thứ Tư, ngày 25/06/2025 01:38

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn kiểm tra công tác y tế phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Phú Thọ

Thứ Tư, ngày 25/06/2025 01:20

Đại hội Đảng bộ Cục An toàn thực phẩm, nhiệm kỳ 2025-2030

Thứ Tư, ngày 25/06/2025 01:10

Bộ Y tế trao Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Trung tâm Điều dưỡng Phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì

Thứ Ba, ngày 24/06/2025 10:01

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp xã giao Đại sứ Cuba tại Việt Nam

Thứ Ba, ngày 24/06/2025 09:11

Việt Nam – Đan Mạch khởi động giai đoạn 3 Chương trình Hợp tác Chiến lược ngành Y tế

Thứ Ba, ngày 24/06/2025 06:54

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam

Thứ Ba, ngày 24/06/2025 00:00

Thúc đẩy chuẩn hóa đánh giá năng lực hành nghề y khoa tại Việt Nam

Thứ Hai, ngày 23/06/2025 09:30

Đại hội thành lập Hiệp hội Tư vấn Nâng cao Sức khỏe Việt Nam nhiệm kỳ 2025–2030

Thứ Bẩy, ngày 21/06/2025 10:50

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận chúc mừng các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6

Thứ Sáu, ngày 20/06/2025 11:43

Bộ trưởng Bộ Y tế: Đảm bảo ATTP trong trường học là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng

Thứ Sáu, ngày 20/06/2025 07:05

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Áp thuế đồ uống có đường để ngăn ngừa các bệnh không lây nhiễm

13/06/2025 | 06:34 AM

 | 

 

Trước mức độ tiêu thụ đồ uống có đường tăng cao tại Việt Nam gây ra những lo ngại về sức khỏe cộng đồng, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dòng sản phẩm này nhằm làm tăng giá thành, từ đó giảm tiêu dùng để ngăn ngừa bệnh tật, nhất là các bệnh không lây nhiễm.

Mức tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt Nam tăng cao trong những năm gần đây. (Ảnh minh họa) Mức tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt Nam tăng cao trong những năm gần đây. (Ảnh minh họa)

Thông tin gửi các đại biểu Quốc hội về thực trạng mức độ tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết, từ năm 2009-2023, lượng tiêu thụ sản phẩm này đã tăng gấp 4 lần, riêng từ năm 2013-2023, lượng tiêu thụ tăng từ 3,44 tỷ lít lên 6,67 tỷ lít.

Tính theo bình quân đầu người, mức tiêu thụ đã tăng từ 18,5 lên 66,5 lít/người/năm, tương đương khoảng 1,3 lít mỗi người mỗi tuần; tương ứng với 18 gam đường mỗi ngày, chiếm tới 36% mức khuyến nghị tối đa của WHO dành cho người trưởng thành (dưới 50 gam đường/người/ngày).

Dự báo từ năm 2023-2028, Việt Nam nếu không có biện pháp kiểm soát hiệu quả, mức tiêu thụ đồ uống có đường sẽ tăng trung bình 6,4% mỗi năm.

Sử dụng đồ uống có đường được chứng minh có mối liên quan trực tiếp đến tình trạng thừa cân, béo phì và các bệnh tim mạch, tiểu đường. Trong 10 năm qua, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ học đường (từ 5-19 tuổi) đã tăng gấp đôi, từ mức 8,5% (năm 2010) lên 19% (năm 2020); ở người trưởng thành đã tăng 30%, từ 15,6% (năm 2015) lên 19,6% (năm 2020).

Nghiên cứu về thừa cân béo phì và yếu tố nguy cơ của thừa cân, béo phì ở Việt Nam cho thấy tiêu thụ đồ uống có đường là yếu tố nguy cơ hàng đầu.

Tiêu thụ đồ uống có đường làm tăng 18% nguy cơ mắc béo phì, tăng 12% nguy cơ tăng huyết áp, tăng 29% nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 và tăng 29% nguy cơ mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc dự báo đến năm 2030, Việt Nam sẽ có khoảng 2 triệu trẻ em thừa cân, béo phì.

WHO khẳng định áp dụng các giải pháp hạn chế sử dụng đồ uống có đường là giải pháp khả thi và khoa học để kiểm soát, đẩy lùi các tình trạng bệnh như tim mạch, ung thư, tiểu đường, thừa cân, béo phì.

Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, tổ chức này khuyến nghị cần áp thuế đối với đồ uống có đường nhằm làm tăng giá thành, từ đó giảm tiêu dùng. Biện pháp này phát huy hiệu quả đặc biệt trong việc giúp thay đổi thói quen của trẻ em và thanh thiếu niên, những người bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi giá cả.

who.jpgTiến sĩ Angela Pratt, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam.

Kinh nghiệm cho thấy đây là giải pháp cùng thắng – vừa giúp cải thiện sức khỏe và giảm chi phí y tế, vừa tăng nguồn thu cho ngân sách. Chính sách thuế đối với đồ uống có đường cùng với các biện pháp khác như giảm hút thuốc, hạn chế tiêu thụ rượu, bia là những giải pháp thiết thực nhằm giảm gánh nặng bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam.

Trên thế giới hiện có 108 nước, trong đó có 7 nước trong khu vực ASEAN đã áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng áp mức thuế suất 8% như Dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là thấp, chỉ bằng 1/5 so khuyến nghị của WHO. Mức này mới chỉ có tác dụng cảnh tỉnh đối với người tiêu dùng, ít có tác dụng đối với việc giảm tiêu thụ.

Theo kết quả nghiên cứu của Trường đại học Y tế Công cộng, nếu áp thuế để tăng giá bán lẻ đồ uống có đường lên 20% như khuyến cáo thì tỷ lệ thừa cân, béo phì tại Việt Nam có thể giảm lần lượt 2,1% ở trẻ em và 1,5% ở người lớn, phòng tránh được 80.000 ca đái tháo đường, tiết kiệm cho hệ thống y tế gần 800 tỷ đồng.

Nhiều chuyên gia cho rằng, hiện là thời điểm phù hợp để áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm này. Thậm chí có ý kiến cho rằng, phải đánh thuế sớm hơn, đến giờ là muộn rồi, không thể để thế hệ con em bị béo phì, mắc bệnh rồi mới bàn đến việc áp thuế. Nếu chúng ta không có hành động can thiệp, xu hướng tiêu thụ đồ uống có đường sẽ còn tiếp tục tăng, kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực đối với trẻ em, thanh thiếu niên, người trưởng thành và toàn xã hội.

Phát biểu thảo luận tại phiên họp Quốc hội mới đây, đại biểu Quốc hội Lê Hoàng Anh (đoàn Gia Lai) cho rằng, phương án thuế suất đối với đồ uống có đường tiêu chuẩn Việt Nam hơn 5 gam/100ml là 8% và 10% lùi tận đến năm 2027 và năm 2028 là quá chậm và quá thấp. Mục tiêu xây dựng dự án luật chưa phù hợp kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 176-TB/VPTW ngày 25/4/2025 của Văn phòng Trung ương Đảng, coi công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ nhân dân là một trong những nhiệm vụ chính trị hàng đầu để phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững; đặt sức khỏe và công tác chăm sóc sức khỏe lên vị trí chiến lược ưu tiên trong tất cả các chiến lược.

Đại biểu Lê Hoàng Anh cho rằng đây không chỉ là chính sách thuế mà là lựa chọn chiến lược của một quốc gia có trách nhiệm. Nếu hôm nay không hành động, ngày mai sẽ trả giá bằng ngân sách y tế, bằng năng suất lao động và bằng chính sinh mệnh của người dân.

Việc áp thuế đủ mạnh là một phần của cam kết phát triển bền vững mà Việt Nam đã tuyên bố với thế giới. Một chính sách thuế tuy nhỏ nhưng là lời tuyên bố mạnh mẽ, Việt Nam không đánh đổi sức khỏe nhân dân, lấy tăng trưởng thuần túy, hãy hành động vì một Việt Nam khỏe mạnh và phát triển bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Nguồn: Nhandan.vn


Thăm dò ý kiến