Điểm mới tại Hội nghị Y học TP.HCM 2024 với báo cáo chuyên sâu về dây chằng cổ chân
04/01/2025 | 12:11 PM
|
Hội nghị Khoa học Thường niên của Hội Y học TP.HCM năm 2024 đã trở thành sự kiện nổi bật, quy tụ hàng trăm chuyên gia y tế trong và ngoài nước.
Với chủ đề "Cập nhật về những thành tựu y học trong thực hành lâm sàng", hội nghị đã mang đến những báo cáo giá trị, góp phần nâng cao chất lượng y khoa tại Việt Nam.
Nổi bật trong danh sách các diễn giả, bác sĩ Trương Công Dũng, Chuyên khoa II ngành Cơ Xương Khớp đã thu hút sự chú ý với báo cáo chuyên sâu về dây chằng cổ chân.
Với hơn 26 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ xương khớp, bác sĩ Trương Công Dũng đã khẳng định vị thế của mình qua hàng loạt thành tựu nổi bật như :
- Tốt nghiệp chuyên khoa II tại Đại học Y Dược TP.HCM.
- Tham gia nghiên cứu và điều trị các chấn thương thể thao phức tạp.
- Tác giả của nhiều công trình nghiên cứu được công nhận trong và ngoài nước.
- Tham gia đồng hành và điều trị cùng các VĐV quốc gia ở nhiều bộ môn khác nhau
- Thực hiện hàng ngàn ca phẫu thuật về các vấn đề liên quan đến xương khớp, ông cũng là một trong những người sáng lập Khoa Y học Thể thao tại Bệnh viện Nhân dân 115.
Tại hội nghị, bác sĩ Dũng không chỉ là một diễn giả mà còn là người truyền cảm hứng, giúp các đồng nghiệp trẻ học hỏi và phát triển.
Dây chằng cổ chân là cấu trúc quan trọng giúp duy trì sự ổn định và chức năng của khớp cổ chân. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những khu vực dễ bị tổn thương, thường gặp khi tham gia thể thao, đặc biệt là ở bóng đá, trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng có rất nhiều cầu thủ đã từng chấn thương và phẫu thuật dây chằng cổ chân.
Trong nội dung bài báo cáo, bác sĩ Trương Công Dũng có giới thiệu về các phương pháp điều trị như:
Điều trị bảo tồn:
Chườm đá, uống thuốc giảm đau, giảm sưng; tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP); tập vận động, kết hợp cùng vật lý trị liệu.
Phẫu thuật dây chằng:
Với hơn 15 năm điều trị và thực hiện các ca phẫu thuật dây chằng cổ chân. Phương pháp được báo cáo tại hội nghị lần này là phương pháp mới nhất (nâng cấp lần 3) của bác sĩ Dũng nhằm khắc phục các vấn đề như tái tạo dây chằng không theo giải phẫu, sử dụng dây chằng nhân tạo… đề cao tính sáng tạo không những giúp dây chằng chắc chắn, dễ thực hiện hơn mà còn giúp tiết kiệm chi phí phù hợp với các bệnh nhân lao động nặng, thừa cân, phẫu thuật thất bại hoặc những bệnh nhân vận động mạnh như cầu thủ, vận động viên.
Tầm ảnh hưởng đến người bệnh:
Với những tiến bộ trong điều trị dây chằng cổ chân bệnh nhân giờ đây có thể phục hồi nhanh hơn, giảm nguy cơ tái phát và trở lại cuộc sống thường ngày một cách dễ dàng hơn.
Bác sĩ Trương Công Dũng hân hạnh là người đại diện cho Hội Nội Soi Cơ Xương Khớp TP.HCM trong lần báo cáo này. Sự tham gia của bác sĩ Trương Công Dũng tại Hội nghị Khoa học Thường niên TPHCM 2024 không chỉ khẳng định chuyên môn vững vàng mà còn góp phần nâng cao chất lượng điều trị dây chằng cổ chân tại Việt Nam.
Ông cũng là người có những đóng góp trong điều trị chấn thương thể thao cho nhiều vận động viên Việt Nam ở các bộ môn Muay Thái, cầu lông, bóng đá…
Nguồn: suckhoedoisong.vn
Tin liên quan
- 16 giờ phẫu thuật ghép phổi, bác sĩ trẻ được hồi sinh sự sống
- Bệnh nhân nguy kịch do nuốt xương heo 6 ngày mới đi khám
- Còn nhiều thách thức trong việc tăng 40% nhóm MSM sử dụng PrEP vào năm 2030
- Đột phá trong ứng dụng AI nội soi tiêu hóa
- Thông tin mới vụ 2 ca tử vong ngoại viện, nghi ngộ độc sau bữa ăn trưa
- Phẫu thuật nội soi cho cụ 88 tuổi bị viêm ruột thừa kèm tràn dịch màng tim nguy hiểm