Thứ trưởng Bộ Y tế: Nỗ lực để sớm có vaccine cung ứng trong tiêm chủng mở rộng
06/12/2023 | 20:49 PM



SKĐS-Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương, Bộ Y tế đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị, địa phương, phối hợp Bộ, ban ngành liên quan, đẩy mạnh các hoạt động đảm bảo nguồn cung vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Chiều 6/12 tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2023.
Tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi về tình trạng thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng và giải pháp của Bộ Y tế về nội dung này được các phóng viên quan tâm, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết:
Chương trình Tiêm chủng mở rộng do Nhà nước chi trả toàn bộ được triển khai trên toàn quốc từ năm 1985 nhằm cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi. Số loại vaccine tăng dần theo thời gian, từ 6 vaccine thiết yếu năm 1985 tới nay đã có hơn 10 loại bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm được cung cấp miễn phí cho trẻ em và phụ nữ có thai triển khai trong tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc.
"Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị, địa phương, phối hợp Bộ, ban ngành liên quan, đẩy mạnh các hoạt động đảm bảo nguồn cung vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng"- Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cho biết.
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế trả lời tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2023 về vấn đề cung ứng vaccine trong tiêm chủng mở rộng.
Năm 2023, thực hiện Luật Ngân sách, các địa phương chủ động thực hiện các thủ tục mua sắm vaccine từ ngân sách của địa phương, tuy nhiên gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.
Trước yêu cầu thực tiễn và thực hiện Nghị quyết 99 của Quốc hội về việc tiếp tục bố trí ngân sách trung ương để tiếp tục thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia quốc gia đảm bảo thống nhất, hiệu quả trong cả nước, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 10/7/2023, Quyết định số 931/QĐ-TTg ngày 05/8/2023 giao kinh phí để Bộ Y tế thực hiện mua tập trung các loại vaccine.
Theo đó, đối với vaccine có khả năng sản xuất trong nước (10 loại vaccine), Bộ Y tế đã rà soát các quy định của pháp luật và thực hiện mua theo hình thức đặt hàng. Đến nay, Bộ Y tế đã gửi Bộ Tài chính xem xét, phê duyệt phương án giá tối đa, trên cơ sở đó Bộ Y tế sẽ phê duyệt phương án giá cụ thể (dự kiến hoàn thành trong tháng 12/2023) và giao Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương ký hợp đồng với các đơn vị sản xuất vaccine để tiếp nhận vaccine và thực hiện phân bổ ngay cho các địa phương.
Đối với vaccine 5 trong 1 phải nhập khẩu: Bộ Y tế đã giao cho Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thực hiện mua sắm theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước theo quy định của Luật đấu thầu.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, trong quá trình chờ hoàn tất các thủ tục mua sắm, Bộ Y tế cũng đã chủ động tìm nguồn viện trợ, tài trợ vaccine từ các tổ chức Quốc tế, trong nước cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
Cuối tháng 8/2023, được sự viện trợ, tài trợ từ WHO, UNICEF và các tổ chức khác, Bộ Y tế đã tiếp nhận 258.000 liều vaccine 5 trong 1. Bộ Y tế (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) đã phân bổ số vaccine này và đã hướng dẫn địa phương thực hiện tiêm vaccine cho trẻ trong tiêm chủng mở rộng trong tháng 9-10/2023.
Chính phủ Australia sẽ viện trợ cho Việt Nam 490.600 liều vaccine 5 trong 1, dự kiến vaccine sẽ về Việt Nam trong tháng 12/2023.
Hiện nay, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Chương trình tiêm chủng mở rộng đã có văn bản hướng dẫn các tỉnh về việc tiêm bổ sung, tiêm vét cho các địa phương.
Bộ Y tế đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị, địa phương, phối hợp Bộ, ban ngành liên quan, đẩy mạnh các hoạt động đảm bảo nguồn cung vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Ngoài ra, Bộ Y tế đã và đang chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện việc lập kế hoạch cung ứng vaccine trong năm 2024 kịp thời đảm bảo nguồn cung vaccie; chỉ đạo các địa phương chủ động trong giám sát, phát hiện dịch và đáp ứng và triển khai các biện pháp về tiêm chủng vaccine cho đối tượng nguy cơ cao tại ổ dịch để khoanh vùng, không để dịch bệnh lây lan.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cho biết thêm, để giải quyết căn cơ, lâu dài Bộ Y tế đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan sửa đổi Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng, trong đó cho phép bố trí ngân sách Trung ương để đảm báo kinh phí mua vaccine cho chương trình tiêm chủng mở rộng.
Tin liên quan
- Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 32 năm 2025
- Thứ trưởng Bộ Y tế: Sẽ sửa Luật BHYT, tiến tới khám chữa bệnh miễn phí cho người dân
- Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương làm việc tại Viện Pasteur TPHCM
- Tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm
- Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025 trong ngành Y tế
- Họp báo Chính phủ tháng 4: Nóng các vấn đề thuộc lĩnh vực y tế, an ninh trật tự
- Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Bộ Y tế đã chỉ đạo điều trị, chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhi liên quan đến sự việc tại BVĐK Nam Định
Xuất bản thông tin
Sáu giờ cân não mổ đa mô thức cứu em bé bị u nguyên bào thận
20/03/2025 | 21:45 PM



Bệnh nhi 20 tháng tuổi mắc u nguyên bào thận, huyết khối từ tĩnh mạch thận đến nhĩ phải đặt ra nhiều thách thức cho các thầy thuốc trong phẫu thuật.
|
Bệnh nhi được chăm sóc tại Bệnh viện Nhi Trung ương. |
Ba lần hội chẩn can thiệp cho bệnh nhi
Ngày 14/2/2025, Trung tâm Ung thư, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận bé trai N.V.P (20 tháng tuổi, ở Nghệ An) từ bệnh viện địa phương chuyển đến do có khối u ở thận bên trái.
Sau khi thăm khám, thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu, bé N.V.P được chẩn đoán theo dõi u nguyên bào thận, có huyết khối lớn lan dọc từ tĩnh mạch thận trái, tĩnh mạch chủ dưới và nhĩ phải, huyết khối tại nhĩ phải gần 3cm.
Đây là trường hợp rất phức tạp do huyết khối lớn ở nhĩ phải, di động theo dòng máu từ nhĩ phải xuống thất phải qua van 3 lá, có thể đè vào van ba lá gây cản trở tuần hoàn, đồng thời, các cục huyết khối nhỏ có thể di chuyển gây tắc động mạch phổi, dẫn đến nguy cơ ngừng tim đột ngột và tử vong rất cao.
Tuy nhiên, sau 2 tuần điều trị hóa chất, kích thước huyết khối tại nhĩ phải tăng lên gấp đôi, buổi hội chẩn cấp bệnh viện đã diễn ra với sự tham gia của các chuyên gia thuộc các chuyên khoa Ung thư, Ngoại Tim mạch, Ngoại Tiết niệu, Gây mê hồi sức Tim mạch, Ngoại Gan-Mật-Tụy, Chẩn đoán hình ảnh, Điện quang can thiệp, Giải phẫu bệnh dưới sự chủ trì của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Duy Hiền - Phó Giám đốc Bệnh viện nhằm đưa ra giải pháp điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhi. Cuộc hội chẩn quyết định sẽ phẫu thuật sớm cho trẻ vào ngay ngày hôm sau.
Thế nhưng, một lần nữa ca bệnh lại có thêm thách thức, khi đánh giá lại trước phẫu thuật, trẻ có biểu hiện sốt cao và nổi nốt phỏng trên da, qua khám lâm sàng, xét nghiệm và chẩn đoán có biểu hiện của bệnh thủy đậu, xuất hiện sốt cao, giảm bạch cầu hạt trên da.
Đối mặt với tình trạng nặng và tiên lượng xấu của con trai, trước khi quyết định điều trị hóa chất cho con, gia đình trẻ rất suy sụp và từ chối điều trị. Các bác sĩ Trung tâm Ung thư đã động viên, thuyết phục gia đình ở lại điều trị vì hy vọng trẻ khỏi bệnh rất cao.
Hội chẩn cấp bệnh viện lần thứ hai đã diễn ra dưới sự chỉ đạo của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện, và Tiến sĩ, bác sĩ Cao Việt Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện quyết định tạm dừng phẫu thuật để điều trị nội khoa, ổn định tình trạng thủy đậu, giảm bạch cầu hạt, nhằm bảo đảm an toàn nhất cho bệnh nhi.
|
Các bác sĩ đã có 3 lần hội chẩn để lựa chọn phương pháp phẫu thuật cho bệnh nhi. |
Song song với đó, trẻ được chuyển đến khoa Điều trị tích cực Ngoại Tim mạch, Trung tâm Tim mạch, nằm phòng cách ly ở ngay cạnh phòng mổ tránh lây nhiễm thủy đậu cho bệnh nhi khác và điều trị tích cực sốt giảm bạch cầu hạt. Thành viên nhóm hội chẩn theo dõi sát diễn biến của trẻ và sẵn sàng phẫu thuật cấp cứu bất kỳ thời điểm nào khi trẻ có dấu hiệu trở nặng.
Sau 10 ngày điều trị thuốc tăng cường miễn dịch, kháng virus, kháng sinh phối hợp, thuốc chống đông và các biện pháp tích cực, toàn trạng bé N.V.P đã được cải thiện.
Tại cuộc hội chẩn cấp bệnh viện lần thứ 3, Ban Giám đốc và các bác sĩ chuyên khoa Ung thư, Hồi sức ngoại tim mạch, Hồi sức nội tim mạch, Ngoại tổng hợp, Bệnh nhiệt đới, Huyết học lâm sàng quyết định khẩn trương phẫu thuật cho trẻ ngay trong ngày 10/3/2025.
Vượt qua thách thức loại bỏ khối u cho bệnh nhi
Quy trình phẫu thuật được tiến hành hết sức cẩn thận. Đầu tiên, ê-kíp Ngoại Tiết niệu tiến hành cắt khối u thận bên trái, tiếp đó, ê-kíp Ngoại Gan-Mật-Tụy bộc lộ tĩnh mạch chủ dưới và ê-kíp Ngoại Tim mạch thực hiện loại bỏ huyết khối ở tĩnh mạch chủ dưới và nhĩ phải.
Sau 6 giờ, ca phẫu thuật đã thành công tốt đẹp trong sự vui mừng của cả ê-kíp, khối u thận trái được cắt bỏ, huyết khối trong tĩnh mạch chủ dưới và nhĩ phải được loại bỏ hoàn toàn, tĩnh mạch chủ dưới được bảo tồn.
Sau phẫu thuật, bé N.V.P được chuyển về khoa Điều trị tích cực Ngoại Tim mạch để thở máy, sử dụng thuốc chống đông dự phòng huyết khối, bảo đảm các chức năng sống và kiểm soát nhiễm khuẩn chặt chẽ.
|
Nếu trẻ đáp ứng tốt với phương pháp điều trị, khả năng sẽ khỏi bệnh hoàn toàn. |
Các bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp hội chẩn, thăm khám hàng ngày để cùng đưa ra kế hoạch điều trị, bảo đảm bệnh nhi hồi phục tốt nhất
Chia sẻ về kế hoạch điều trị tiếp theo cho trẻ, Tiến sĩ, bác sĩ Bùi Ngọc Lan, Giám đốc Trung tâm Ung thư, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, rất may mắn cho cháu bé khi được các chuyên gia đầu ngành về Ung thư thận trẻ em thế giới, Giáo sư Norbert Graf - Trưởng nhóm Ung thư thận trẻ em của SIOP, Hội Ung thư Nhi Thế giới, Giáo sư Gordan Vujanic - Trưởng nhánh Giải phẫu bệnh về u thận trẻ em SIOP hội chẩn.
Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy khối u của N.V.P là u nguyên bào thận tuýp thoái triển, giai đoạn 3. Tế bào u hoại tử 99% và bệnh có tiên lượng tốt. Do vậy, trẻ sẽ chỉ cần hóa trị liệu với 2 thuốc, phối hợp với thuốc chống đông, không phải xạ trị. Nếu trẻ đáp ứng tốt với phương pháp điều trị, khả năng sẽ khỏi bệnh hoàn toàn.
Cách đây 10 năm, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng đã cứu sống một ca bệnh u thận huyết khối tĩnh mạch chủ dưới và nhĩ phải tương tự trường hợp này.
Nguồn: nhandan.vn
Tin liên quan
- 989Ban tong hop TI P THU, GI I TR̀NH GÓP Ư DT NGH NH.pdf
- 947587-TTR-2025.pdf
- 272. 7.5 Du thao NGHI DINH HUONG DAN LUAT BHYT (b n chu n ).docx
- 351V4_B ng t ng h p ư ki n góp ư TT21, 39.docx
- Thứ trưởng Bộ Y tế: Sẽ sửa Luật BHYT, tiến tới khám chữa bệnh miễn phí cho người dân
- Thành phố Hồ Chí Minh siết chặt quản lý quảng cáo mỹ phẩm
- Bảo đảm công tác kiểm soát an ninh tại bệnh viện sau các vụ y bác sĩ bị hành hung