Kỷ niệm 110 năm thành lập Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2
15/03/2025 | 16:25 PM



Chiều 15-3, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 110 năm thành lập (15-3-1915 - 15-3-2025). Đây là bệnh viện có lịch sử lâu đời nhất trong số các bệnh viện tâm thần tại Việt Nam. Đến dự có GS-TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn (bìa trái) tặng hoa chúc mừng bệnh viện. Ảnh: Hạnh Dung
Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 tiền thân là Nhà thương điên Biên Hòa, được thành lập năm 1915 do bác sĩ người Pháp - C.Pusat làm giám đốc. Sau nhiều lần đổi tên, từ năm 2003 đến nay, bệnh viện mang tên Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, trực thuộc Bộ Y tế, với quy mô 1,2 ngàn giường bệnh. Hàng năm, bệnh viện khám, chữa bệnh cho hàng ngàn lượt bệnh nhân, giúp họ sớm trở về cộng đồng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Phó giám đốc Sở Y tế Võ Thị Ngọc Lắm tặng hoa chúc mừng bệnh viện. Ảnh: Hạnh Dung
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn biểu dương những nỗ lực, kết quả mà Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 đã đạt được suốt hơn một thế kỷ qua. Đồng thời nhấn mạnh, thời gian tới, bệnh viện cần khai thác hết dư địa để phát triển nhiều hơn nữa. Đẩy mạnh công tác phòng, chống rối loạn sức khỏe tâm thần, bao gồm nâng cao nhận thức cộng đồng, giảm kỳ thị đối với các rối loạn tâm thần và hạn chế các hành vi nguy cơ như: lạm dụng rượu, bia, thuốc lá để dự phòng bệnh.
Bên cạnh đó, bệnh viên cần phát triển các kênh tư vấn, hỗ trợ tâm lý trực tuyến và trực tiếp, triển khai chương trình sàng lọc tại cộng đồng, giúp người dân nhận biết sớm dấu hiệu bệnh để tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên môn kịp thời. Đẩy mạnh giáo dục đạo đức nghề nghiệp, nâng cao tinh thần trách nhiệm và sự tận tâm của nhân viên y tế trong chăm sóc, điều trị bệnh nhân. Xây dựng môi trường làm việc nhân văn, đoàn kết, khuyến khích thái độ ứng xử chuẩn mực, văn minh, tạo niềm tin và sự hài lòng cho người bệnh. Bên cạnh đó, cần thiết lập cơ chế giám sát chặt chẽ, khen thưởng kịp thời những cá nhân tiêu biểu và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Bệnh viện cần tiếp tục nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, tăng cường chuyển giao kỹ thuật thông qua đề án Bệnh viện vệ tinh, khám chữa bệnh từ xa và tư vấn sức khỏe trực tuyến. Tăng cường cải thiện chất lượng bệnh viện, đảm bảo môi trường xanh - sạch - đẹp, thân thiện với người bệnh. Tiếp tục kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền, đảm bảo đầy đủ thuốc và vật tư y tế trong dự phòng, điều trị và phục hồi chức năng rối loạn sức khỏe tâm thần, khám, chữa bệnh. Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý, điều hành bệnh viện tốt, tạo thuận lợi cho bệnh nhân.
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn đặc biệt đề nghị bệnh viện thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước và chỉ đạo của Bộ Y tế về giám định pháp y, pháp y tâm thần và công tác bắt buộc chữa bệnh. Cùng với đó, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn để triển khai giám định, khám chuyên khoa và chia sẻ thông tin với cơ quan trưng cầu.
Đồng thời, thực hiện tiếp nhận, quản lý, điều trị người bệnh theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và các văn bản pháp luật liên quan, phối hợp với các đơn vị và gia đình bệnh nhân để đảm bảo hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó, cần rà soát, sắp xếp khoa phòng phù hợp, đảm bảo an ninh đối với các trường hợp có nguy cơ bỏ trốn, gây mất an toàn, lắp đặt camera giám sát và hoàn thiện quy trình quản lý người bệnh bắt buộc chữa bệnh một cách chặt chẽ, hiệu quả.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trao bằng khen của Bộ Y tế cho các cá nhân, tập thể. Ảnh: Hạnh Dung
Dịp này, Bộ Y tế đã trao tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cho 11 tập thể; tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế cho 5 tập thể, 13 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động của bệnh viện./.
Nguồn: baodongnai.com.vn
Tin liên quan
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, tặng quà thương binh, bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh
- Tiếp tục thúc đẩy hợp tác y tế song phương Việt Nam và Hòa Kỳ
- Bộ trưởng Đào Hồng Lan và đoàn công tác Bộ Y tế dâng hương tri ân các Anh hùng Liệt sĩ
- Lễ mít tinh kỷ niệm ngày dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi"
- GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, chủ trì họp về việc hướng dẫn các đoàn đại biểu báo cáo tình hình sức khỏe các đại biểu và Kế hoạch đảm bảo công tác y tế phục vụ Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIV của Đảng
- Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức làm việc tại Hưng Yên
- Họp Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện 6 tháng đầu năm 2025: Bộ trưởng Đào Hồng Lan: “Số đơn vị máu đạt gần 50% kế hoạch năm là sự nỗ lực rất lớn của toàn hệ thống”
Xuất bản thông tin
Làm gì để tăng tiếp cận và chi trả thuốc điều trị ung thư cho người bệnh BHYT?
03/10/2024 | 09:19 AM



Tại Việt Nam, ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai, sau bệnh tim mạch. Gánh nặng bệnh tật do ung thư gây ra tại Việt Nam chiếm 10% tổng gánh nặng bệnh tật do tất cả các bệnh khác.
Gánh nặng chi tiền túi cho điều trị ung thư khá lớn
Theo thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu, trung bình mỗi năm Việt Nam phát hiện thêm 180.000 người mắc ung thư mới, nghĩa là cứ khoảng 100.000 dân thì có 158,6 ca mắc ung thư mới. Ung thư cũng khiến cho khoảng 122.000 người tử vong mỗi năm, trung bình có 105,6 ca tử vong do ung thư trong tổng số 100.000 dân.
Tổ chức Y tế thế giới dự kiến đến năm 2040, số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam tăng khoảng 59,4%, số ca tử vong do ung thư tăng khoảng 70,3%.
Các diễn giả tham gia hội thảo Đối thoại chính sách "Ứng dụng đánh giá công nghệ trong ra quyết định chi trả đối với thuốc điều trị ung thư"
Phát biểu trong hội thảo Đối thoại chính sách "Ứng dụng đánh giá công nghệ trong ra quyết định chi trả đối với thuốc điều trị ung thư" do Viện Chiến lược và Chính sách Y tế - Bộ Y tế tổ chức mới đây, GS.TS Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng chi phí điều trị ung thư cũng là gánh nặng kinh tế lớn đối với toàn xã hội. Chi cho thuốc ung thư năm 2023 là 7.521 tỷ đồng, đứng hàng đầu trong tổng chi trả thuốc từ Quỹ BHYT.
Từ phía bệnh nhân, gánh nặng chi tiền túi cho điều trị ung thư là rất lớn. Theo thống kê từ các bệnh viện, chi phí điều trị đối với một bệnh nhân ung thư dao động trung bình trên 176 triệu đồng/năm, trong đó người bệnh phải tự chi trả tới 70%.
"Đứng trước những thách thức này chúng ta cần có những chính sách y tế phù hợp để hệ thống y tế đủ năng lực và nguồn lực đáp ứng hiệu quả và bền vững phòng chống bệnh ung thư" - Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nói.
Theo ThS Vũ Nữ Anh – Phó Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế, hiện có 69 thuốc điều trị ung thư trong danh mục thuốc trên tổng số 1037 thuốc của danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm được BHYT chi trả thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị tiên tiến thế hệ mới ra đời có hiệu quả điều trị cao đối với bệnh ung thư, đáp ứng yêu cầu của các chuyên gia lâm sàng cũng như sự mong đợi của người bệnh song chưa nằm trong danh sách thuốc được BHYT chi trả. Trước thực trạng này, trong một số ý kiến của cử tri gửi đến Ban Dân nguyện của Quốc hội đã đề nghị cần nghiên cứu bổ sung thuốc điều trị ung thư, bệnh hiếm vào danh mục…
Các nước ứng dụng đánh giá công nghệ y tế trong thanh toán thuốc ung thư thế nào?
Theo các chuyên gia xây dựng chính sách, trên thế giới, ứng dụng đánh giá công nghệ y tế là công cụ hữu ích cung cấp bằng chứng cho hoạch định chính sách, đặc biệt trong việc xem xét đưa các thuốc vào danh mục BHYT.
Ứng dụng đánh giá công nghệ y tế là công cụ hữu ích cung cấp bằng chứng cho hoạch định chính sách, đặc biệt trong việc xem xét đưa các thuốc vào danh mục BHYT.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây ứng dụng đánh giá công nghệ y tế đã được quan tâm và bước đầu thể chế hóa đối với yêu cầu sử dụng bằng chứng đánh giá công nghệ y tế trong xây dựng chính sách y tế.
Các chuyên gia cũng cho rằng, với cơ cấu chi từ quỹ BHYT tại Việt Nam hiện nay, danh mục thuốc vẫn chiếm cơ cấu chi lớn nhất với hơn 30% tổng chi. Trong khi đó, tỷ lệ người dân phải chi tiền túi trong khám, chữa bệnh còn cao. Vì vậy, có thể sử dụng bằng chứng đánh giá công nghệ y tế để lựa chọn mua sắm chi tiêu y tế phù hợp, nhằm giảm chi tiền túi của người dân.
Chia sẻ kinh nghiệm của Úc khi thực hiện việc ứng dụng đánh giá công nghệ y tế trong thanh toán thuốc ung thư, ThS. DS. Gregory O'Toole, chuyên gia tư vấn tiếp cận thị trường, nguyên giám đốc ứng dụng đánh giá công nghệ y tế của Ủy bản tư vấn PBAC cho biết việc ứng dụng đánh giá công nghệ y tế mang lại những lợi ích như giúp nhà quản lý: Ra quyết định nhất quán – quy trình thẩm định được áp dụng đồng bộ cho tất cả các loại thuốc, bất kể là điều trị ung thư, hen suyễn, tiểu đường hay các bệnh lý khác. Không có bệnh lý hoặc nhóm bệnh nhân nào bị đặt ưu tiên thấp hơn.
ThS. DS. Gregory O'Toole chia sẻ kinh nghiệm của Úc.
Việc này góp phần làm giảm nguy cơ chi trả cho một loại thuốc không hiệu quả; Đồng thời cung cấp cơ sở đàm phán giá thuốc – nếu một loại thuốc mới được chứng minh vượt trội so với các phương pháp điều trị hiện tại, điều này có thể biện minh cho mức giá cao hơn.
"Hệ thống ứng dụng đánh giá công nghệ y tế của Úc đã được sử dụng trong gần 30 năm để đảm bảo các phương pháp điều trị mới được cung cấp càng nhanh càng tốt, với mức giá mà người đóng thuế có thể chi trả" - ThS. DS. Gregory O'Toole nói và nhấn mạnh thêm: Áp dụng đánh giá công nghệ y tế một cách cẩn trọng, hợp lý và thấu hiểu là lý do lớn cho sự thành công của hệ thống này.
Về kinh nghiệm của Thái Lan ứng dụng đánh giá công nghệ y tế trong ra quyết định chi trả thuốc ung thư, TS Wanrudee Isaranuwatchai cho hay, sản phẩm dược phẩm áp dụng cho danh mục thuốc thiết yếu, sản phẩm vaccine áp dụng cho danh mục vaccine thiết yếu quốc gia; sản phẩm phi dược phẩm và không phải vaccine sẽ áp dụng vào gói quyền lợi BHYT toàn dân (UCBP) trong chương trình BHYT toàn dân (UCS)
TS Wanrudee Isaranuwatchai thông tin thêm: Thái Lan xem xét xây dựng ra một danh mục mới trong Danh sách Thuốc Thiết yếu Quốc gia (NLEM), gọi là "E3", dành riêng cho các loại thuốc có chi phí cao, không có chi phí – hiệu quả, nhưng có hiệu quả cứu sống người bệnh và không có lựa chọn điều trị thay thế.
Ứng dụng đánh giá công nghệ y tế cùng với các giải pháp tài chính khác nhau để tăng cường tiếp cận thuốc ung thư
Theo ThS Vũ Nữ Anh – Phó Vụ trưởng Vụ BHYT dẫn chứng từ thực tiễn cho thấy việc đẩy mạnh phòng ngừa và đưa thuốc mới vào sử dụng trong điều trị ung thư tại Liên minh Châu Âu chính là những lý do làm giảm 4.500 ca tử vong do ung thư ở trẻ em; giảm 4000 ca tử vong do u lympho (bệnh Hodgkin) mỗi năm ở khu vực này.
Các thuốc điển hình như Tamoxifen làm tăng 6%-11% thời gian sống thêm 10 năm; Imatinib có tỷ lệ đáp ứng 98%... "Những thuốc này góp phần làm giảm tác dụng không mong muốn, đồng thời làm tăng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư"- ThS Vũ Nữ Anh nói.
TS Wanrudee Isaranuwatchai chia sẻ kinh nghiệm của Thái Lan ứng dụng đánh giá công nghệ y tế trong ra quyết định chi trả thuốc ung thư.
TS Ong Thế Duệ - Viện Chiến lược và Chính sách y tế cho rằng thuốc ung thư thường có giá cao do phản ánh chi phí cho quá trình nghiên cứu và phát triển kéo dài, bao gồm cả các loại thuốc thành công và không thành công; cùng đó giá thuốc ung thư ngày càng có xu hướng tăng.
TS Duệ cho biết giá trung bình hàng năm của các loại thuốc ung thư đã tăng từ 12.000 USD lên hơn 120.000 USD trong hai thập kỷ qua. Một số loại thuốc điều trị ung thư mới phát triển gần đây như liệu pháp CAR T-cell có chi phí điều trị lên tới 500.000 USD mỗi năm.
Cũng theo TS Duệ, nguồn ngân sách công gặp khó khăn trong chi trả cho thuốc ung thư, hạn chế sự tiếp cận của người bệnh với các phương pháp điều trị tiên tiến. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho rằng việc hạn chế tiếp cận đối với thuốc ung thư không chỉ là vấn đề ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình mà còn ở cả các quốc gia thu nhập cao.
Năm 2011, chỉ có 15% người bệnh ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình trong ASEAN có thể tiếp cận thuốc ung thư; so với 55% người bệnh được tiếp cận ở Singapore.
"Do đó, mỗi quốc gia cần có chiến lược ứng dụng đánh giá công nghệ y tế, cùng với các giải pháp tài chính khác nhau để tăng cường tiếp cận đối với thuốc ung thư"- TS Duệ nói.
TS Ong Thế Duệ thông tin, một số công ty dược triển khai các chương trình hỗ trợ bệnh nhân trong đó tặng hoặc hỗ trợ các loại thuốc điều trị ung thư cho những bệnh nhân không thể chi trả với chi phí thấp hoặc miễn phí. Chương trình hỗ trợ bệnh nhân là một trong những cách phổ biến nhất để bệnh nhân có thể tiếp cận các loại thuốc điều trị ung thư có chi phí cao khi việc tiếp cận thông qua BHYT bị hạn chế.
Trong một nghiên cứu tổng quan hệ thống trên 176 nước, chương trình hỗ trợ bệnh nhân hiện được ghi nhận ở 97 nước (chiếm 55%), chủ yếu là các nước có thu nhập thấp và trung bình (chiến 48%).
Các giải pháp tăng cường tiếp cận đối với thuốc ung thư bao gồm: Áp dụng ngưỡng chi phí - hiệu quả cao hơn cho thuốc ung thư; Áp dụng trọng số lớn hơn cho QALY của ung thư; Quy trình xét duyệt riêng cho thuốc ung thư; Nguồn tài chính riêng cho thuốc ung thư; Thỏa thuận chia sẻ rủi ro; Chương trình hỗ trợ người bệnh.
"Tuỳ thuộc vào bối cảnh đặc thù, mỗi quốc gia có thể xem xét áp dụng kết hợp các giải pháp nêu trên để tăng cường tiếp cận đối với thuốc ung thư"- TS Duệ nói.
Nguồn: suckhoedoisong.vn
Tin liên quan
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, tặng quà thương binh, bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh
- GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, chủ trì họp về việc hướng dẫn các đoàn đại biểu báo cáo tình hình sức khỏe các đại biểu và Kế hoạch đảm bảo công tác y tế phục vụ Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIV của Đảng
- Bé gái 7 tuổi bị đỉa chui vào âm đạo khi đi tắm suối: Cảnh báo nguy cơ mất máu và nhiễm trùng nguy hiểm
- Người đàn ông cùng lúc mắc 2 loại ung thư nguy hiểm
- Lựa chọn tối ưu cho người bệnh hẹp van động mạch chủ
- BVĐK Đức Giang đưa vào hoạt động Phòng khám Tâm bệnh nhi từ tháng 7/2025
- Đột quỵ do hội chứng “ăn cắp máu” động mạch dưới đòi