HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng tổ chức lễ Công bố Nghị quyết bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng Nhà trường nhiệm kỳ 2020 – 2025

Thứ Bẩy, ngày 04/01/2025 08:00

Lễ trao giải tôi khỏe đẹp hơn lần 3

Thứ Bẩy, ngày 04/01/2025 01:16

Bộ Y tế gặp mặt các lãnh đạo, cán bộ, công chức đã nghỉ hưu

Thứ Sáu, ngày 03/01/2025 08:52

Lãnh đạo Bộ Y tế dâng hương tại nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội

Thứ Sáu, ngày 03/01/2025 06:25

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đoàn Tập Đoàn xây dựng Thái Bình Dương, Trung Quốc

Thứ Sáu, ngày 03/01/2025 01:00

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025 của Văn phòng Bộ Y tế

Thứ Năm, ngày 02/01/2025 07:04

Bộ Y tế phổ biến Thông tư 01/2025/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Thứ Năm, ngày 02/01/2025 06:54

Bộ Y tế gặp mặt chúc Tết Lãnh đạo, cán bộ, công chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ Y tế đã nghỉ hưu và đang công tại TP Hồ Chí Minh

Thứ Tư, ngày 01/01/2025 05:21

Phát triển cấp cứu ngoại viện, tăng cơ hội sống cho bệnh nhân

Thứ Ba, ngày 31/12/2024 14:03

Lãnh đạo Bộ Y tế dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Tp. HCM và Nghĩa trang liệt sỹ Tp. HCM

Thứ Ba, ngày 31/12/2024 09:09

Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động

Thứ Ba, ngày 31/12/2024 01:09

Vụ Kế hoạch – Tài chính tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025

Thứ Hai, ngày 30/12/2024 13:26

Việt Nam 'đi sau về trước' trong kỹ thuật ghép tạng

Thứ Hai, ngày 30/12/2024 08:54

Tổng Bí thư Tô Lâm gửi gắm nhiều kỳ vọng đối với các trí thức, nhà khoa học

Thứ Hai, ngày 30/12/2024 08:50

Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Hiến máu, vì sức khỏe mỗi chúng ta và sinh mệnh nhiều người bệnh'

Thứ Hai, ngày 30/12/2024 04:21

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên dự lễ khai trương Khu xạ trị kỹ thuật cao tại Hà Tĩnh

Chủ Nhật, ngày 29/12/2024 06:32

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Chỉ đạo tuyến đóng vai trò quyết định thành tựu của ngành Y tế năm 2024

Chủ Nhật, ngày 29/12/2024 06:26

Diễn tập ứng phó với khủng bố sinh học

Chủ Nhật, ngày 29/12/2024 01:00

Hội nghị Khoa học và Công nghệ tuổi trẻ ngành y tế - nơi ươm mầm và cổ vũ tài năng trẻ

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 08:02

Tập trung chỉ đạo điều hành, hướng dẫn, đôn đốc hỗ trợ các địa phương thực hiện tốt các chỉ tiêu về dân số

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 07:29

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Loét chân suốt 2 năm, người đàn ông được các bác sĩ chỉ ra nguyên nhân bất ngờ

07/11/2024 | 21:09 PM

 | 

Theo thông tin từ Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, đơn vị này vừa tiếp nhận và tìm ra nguyên nhân cho một nam bệnh nhân bị lở loét chân nhiều năm. Từ đó, các bác sĩ đã đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Cụ thể, khoảng 2 năm nay, ông H.X.D. (quê Thái Nguyên) bị đau nhức kèm tổn thương cẳng bàn chân 2 bên. Người đàn ông đã đi khám và thực hiện nhiều xét nghiệm. Khi được chẩn đoán bị viêm mạch hoại tử, ông D. đã điều trị nhiều đợt, tổn thương có giảm bớt nhưng chưa khỏi hoàn toàn.

Mới đây, tổn thương ở chân lại tái phát. Ông D. đến khoa Da liễu, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, khám với đôi chân rớm dịch kèm theo những đám u hạt nhỏ có vảy tiết tại mặt trước cẳng chân trái và mặt ngoài cổ chân phải. Các bác sĩ đã thăm khám và nghi ngờ người bệnh có tổn thương do nấm.

Đôi chân lở loét do nhiễm nấm của người bệnh. Ảnh: BVCC.

 

Bệnh nhân D. được chỉ định làm các xét nghiệm nhuộm soi, nuôi cấy nấm và vi khuẩn với kết quả nhiễm nấm Candida parapsilosis - một loại nấm hiếm gặp với dưới 0,01% dân số mắc phải.

Người đàn ông này được chẩn đoán mắc u hạt do nhiễm nấm Candida Parapsilosis, được điều trị Corticoid kết hợp với kháng sinh để giảm tiết dịch, sưng đỏ và thuốc bôi kháng nấm.

Sau 10 ngày điều trị, bệnh nhân được xuất viện, các tổn thương trên da đã cải thiện rõ rệt, đỡ sùi và khô se hơn.

Theo Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, nấm andida parapsilosis là loại nấm sống trên da và trong đường tiêu hóa của con người. Đa phần, chúng không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu loại nấm này xâm nhập vào vết thương, chúng có thể gây nhiễm trùng máu và các cơ quan nội tạng khác, được gọi là bệnh nấm Candida xâm lấn.

Các triệu chứng của nhiễm trùng do nấm phụ thuộc vào vị trí mà nấm xâm nhập trong cơ thể. Dễ thấy nhất là các biểu hiện:

  • Sốt

  • Rùng mình

  • Hụt hơi

  • Ho

  • Đau bụng

  • Đỏ, sưng hoặc ngứa tại vị trí phẫu thuật hoặc chấn thương

Đối với bệnh lý do nấm gây ra, nếu không xảy ra các biểu hiện lâm sàng điển hình thì chưa cần điều trị. Do đó, khi có các biểu hiện nghi ngờ, người dân cần đi đến các cơ sở y tế để khám và được tư vấn điều trị phù hợp.

Người dân cũng cần điều trị sớm và tuân thủ kế hoạch điều trị, đặc biệt, không tự ý mua và sử dụng thuốc, thay đổi liều lượng hoặc ngừng điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến