HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Nghị quyết về đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân 'phải mang tính hành động'

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 14:11

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số ngành Y tế

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 09:19

Bộ Y tế làm việc tại Hưng Yên về Chương trình mục tiêu quốc gia chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026 – 2035

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 09:16

Bộ Y tế và Hội Quân Dân y Việt Nam tiếp tục tăng cường phối hợp chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Thứ Hai, ngày 07/07/2025 15:02

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương tiếp và làm việc với đoàn công tác của cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA Tokyo

Thứ Hai, ngày 07/07/2025 09:37

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề tại Bắc Ninh

Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 14:25

'Phải tổ chức thực hiện, làm sao y dược cổ truyền thực sự phát triển đúng tầm'

Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 02:12

Tiếp tục nỗ lực để sớm đạt mức độ 3, tiến tới mức độ 4 hệ thống sản xuất quốc gia Việt Nam về thuốc, vắc xin

Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 01:35

Họp Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương

Thứ Sáu, ngày 04/07/2025 10:03

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp và làm việc với UNICEF

Thứ Sáu, ngày 04/07/2025 09:55

Bộ trưởng Đào Hồng Lan trao Quyết định bổ nhiệm cán bộ của Bộ Y tế

Thứ Năm, ngày 03/07/2025 09:03

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm việc tại Thành phố Cần Thơ

Thứ Ba, ngày 01/07/2025 07:48

Khai mạc đợt đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới đối với hệ thống quản lý quốc gia Việt Nam về thuốc, vắc xin

Thứ Hai, ngày 30/06/2025 07:43

Sơn La công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và của tỉnh về thực hiện chính quyền địa phương hai cấp; thành lập tổ chức đảng; chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, MTTQ Việt Nam cấp xã

Thứ Hai, ngày 30/06/2025 07:34

Tiếp tục đẩy mạnh phối hợp hiệu quả chăm sóc sức khoẻ cán bộ, chiến sĩ Vùng 4 Hải quân

Chủ Nhật, ngày 28/06/2025 21:55

Hội thảo “Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác”

Thứ Sáu, ngày 27/06/2025 10:50

Lễ công bố bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia nhiệm kỳ 2025-2030

Thứ Sáu, ngày 27/06/2025 07:44

Thứ trưởng Bộ Y tế: Liệu pháp miễn dịch, gene, tế bào gốc đang mang lại những hy vọng lớn cho người bệnh

Thứ Sáu, ngày 27/06/2025 05:40

Thúc đẩy y tế từ xa tại Việt Nam: Hợp tác quốc tế vì sức khỏe cộng đồng

Thứ Năm, ngày 26/06/2025 10:46

Tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo Chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026 - 2035; Luật Phòng bệnh; Luật Dân số

Thứ Năm, ngày 26/06/2025 06:55

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Những thách thức lớn trong chuyển đổi số y tế

14/11/2024 | 15:00 PM

 | 

 

Bộ Y tế đã ban hành không ít văn bản về lộ trình chuyển đổi số, nhưng đến nay tiến độ triển khai nhiều nội dung công việc còn chậm. Chuyển đổi số ngành y tế gặp nhiều thách thức lớn.

Nhiều vướng mắc liên quan công nghệ

“Bộ Y tế đã có không ít văn bản về lộ trình chuyển đổi số, điển hình như chương trình chuyển đổi ngành y tế đến năm 2030 với một loạt chỉ tiêu đặt ra, nhưng đến nay, rất nhiều chỉ tiêu chưa triển khai được, đặc biệt liên quan bệnh án điện tử. Lộ trình thực hiện chuyển đổi số đang tiến triển một cách chậm chạp do nguyên nhân khách quan và chủ quan”, ông Nguyễn Trường Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin y tế quốc gia thẳng thắn nhìn nhận.

Với góc nhìn của chuyên gia công nghệ, ông Hoàng Nguyên Vân, Phó Viện trưởng Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số - Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam nêu một loạt vướng mắc trên hành trình chuyển đổi số ngành y tế. Trước hết là nguồn nhân lực công nghệ. Không thể kêu gọi 1 người giỏi công nghệ thông tin đang làm ngân hàng chuyển sang làm cho cơ sở khám chữa bệnh. Chi phí cho chuyên gia công nghệ khá cao, nhiều cơ sở khám chữa bệnh không đủ nguồn tài chính để trả lương. Ngay cả bệnh viện tư như Vinmec làm khá tốt chính sách thu hút người tài nhưng cũng không lại được với các ngân hàng.

nhung thach thuc lon trong chuyen doi so y te hinh anh 1Lộ trình thực hiện chuyển đổi số của ngành y tế gặp nhiều thách thức lớn. Ảnh: Bình Minh

Đặc biệt, “chuyển đổi số gồm rất nhiều nội dung như xây dựng khung kiến trúc tích hợp, các tiêu chuẩn thiết kế, chia sẻ… Bệnh viện phải có kiến trúc sư trưởng về triển khai công nghệ thông tin, chuyển đổi số, nếu không có sẵn người đáp ứng yêu cầu thì đi thuê. Tuy nhiên, hiện các bệnh viện lớn cũng chưa làm được việc này. Thách thức nguồn nhân lực là thách thức số 1 của ngành y tế”, ông Vân nhấn mạnh.

Thách thức lớn khác, theo ông Vân, với các hoạt động như ký số, xác thực, bảo mật, lưu trữ dữ liệu ngành y tế… thì hiện giờ mỗi cơ sở khám chữa bệnh ở Việt Nam làm một kiểu. Cần phải ban hành chuẩn để các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh triển khai thống nhất, đồng bộ, thì mới chia sẻ, xác thực được dữ liệu. Khi đó sẽ không còn chuyện phải in ra giấy hồ sơ khám bệnh điện tử rồi mang đi xin cấp bằng lái xe hoặc đi xin việc… Dữ liệu thông tin y tế phải xây dựng tích hợp, liên thông, tôn trọng quyền làm chủ dữ liệu của người bệnh. Giải quyết được câu chuyện liên thông, chuẩn hóa dữ liệu không chỉ tốt cho riêng ngành y tế mà còn tốt cho nhiều ngành khác như bảo hiểm, giáo dục…

“Chuyển đổi số là quá trình lâu dài. Dự kiến ngành y tế phải mất 5 – 7 năm nữa. Nếu không ban hành ngay những chính sách, quy định liên quan tới ứng dụng công nghệ, số hóa, chuẩn hóa… thì còn nhiều vướng mắc”, ông Vân nhận định.

Bàn về những khó khăn, thách thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế, PGS.TS Doãn Ngọc Hải, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y tế công cộng nêu hiện trạng không dễ tìm được sản phẩm/nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ công nghệ số cho bệnh viện. Không có kiến thức nên kể cả giám đốc bệnh viện trung ương cũng vẫn loay hoay, không biết nên dùng sản phẩm nào để không bị “sa lầy”.

“Các giám đốc công ty phần mềm đều nói bệnh viện khó vào làm dự án công nghệ thông tin. Nhiều bệnh viện không có người chịu trách nhiệm chính, không biết ai là người có quyền tối cao, nên lúc gặp vấn đề trục trặc, công ty phần mềm không biết phải tìm ai để giải quyết. Mặt khác, làm dự án công nghệ thông tin, chuyển đổi số cho bệnh viện, phía công ty phần mềm phải mất rất nhiều thời gian để trao đổi thông tin, tìm hiểu quy trình, nói chung là làm rất nhiều việc, nhưng cứ làm xong phía bệnh viện lại nghĩ ra cái mới. Ngay cả bác sĩ cũng chưa nghĩ ra hết những nội dung mà công nghệ thông tin có thể giải quyết để ra đầu bài chuẩn”, ông Hải kể.

Tiền đâu để đầu tư?

PGS.TS Doãn Ngọc Hải, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y tế công cộng lưu ý, từng có quy định, bệnh viện phải có phòng công nghệ thông tin, phải dành tối thiểu 2% tổng doanh thu của bệnh viện cho công nghệ thông tin. Thế nhưng thời gian qua, bệnh viện thì bảo 2% là tỷ lệ quá ít, không đủ tiền triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, có bệnh viện lại kêu 2% quá nhiều.

“Thực tế, 2% của Bệnh viện Bạch Mai doanh thu hàng nghìn tỷ đồng khác hẳn 2% của bệnh viện nhỏ doanh thu chỉ mấy tỷ đồng. Quy định này không khả thi, sau bỏ luôn. Giờ không thấy chốt bệnh viện phải dành bao nhiêu % doanh thu cho công nghệ thông tin nữa. Nhiều tiêu chuẩn, tiêu chí được cơ quan quản lý nhà nước ban hành mà quên mất khả năng chi trả của bệnh viện”, ông Hải cho hay.

nhung thach thuc lon trong chuyen doi so y te hinh anh 2

Các bệnh viện cần có thêm nguồn tái đầu tư để chủ động hơn trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số - Ảnh: Bình Minh

Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y tế công cộng đề xuất xây dựng cơ chế cho bệnh viện có thể vay tiền để triển khai ứng dụng công nghệ thông tin rồi trả dần. Ví dụ vay khoảng 20 năm với lãi suất thấp, mỗi năm trừ đi một ít, như vậy sẽ đỡ áp lực về “bài toán” tài chính cho các bệnh viện.

Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin y tế quốc gia Nguyễn Trường Nam cho rằng, tài chính là “bài toán khó” cho các đơn vị y tế khi đa phần đang dần bước sang mô hình tự chủ. Nguồn tài chính đầu tư công nghệ thông tin rất hạn chế. Những cơ sở y tế lớn còn có nguồn lực, còn hầu hết bệnh viện tuyến huyện, trung tâm y tế gần như hoàn toàn phụ thuộc công tác khám bảo hiểm, không có các nguồn khác để tái đầu tư.

“Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ dần dần xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật và giá một số gói dịch vụ để cho phép trong từng hoạt động y tế có cả chi phí công nghệ thông tin, từ đó giúp các bệnh viện có thêm nguồn tái đầu tư để chủ động hơn trong công tác đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số”, ông Nam chia sẻ thông tin tích cực.

Trong dữ liệu y tế, dữ liệu khám chữa bệnh là nhóm dữ liệu trọng yếu, then chốt, bên cạnh các nhóm dữ liệu dự phòng, dữ liệu về trang thiết bị y tế, dữ liệu về sức khỏe bà mẹ trẻ em… Dữ liệu khám chữa bệnh được xem như nền tảng cốt lõi trong việc triển khai sổ sức khỏe điện tử và hồ sơ sức khỏe điện tử. Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ Công an để làm sạch dữ liệu về khám chữa bệnh, từ đó liên thông chia sẻ dữ liệu với các cơ sở y tế trên toàn quốc./.

Nguồn: https://vov.vn/cong-nghe/chuyen-doi-so/nhung-thach-thuc-lon-trong-chuyen-doi-so-y-te-post1135564.vov


Thăm dò ý kiến