Hội nghị khoa học kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong phòng, trị một số bệnh không lây nhiễm và bệnh lý gan, mật, tụy năm 2024
14/06/2024 | 14:20 PM



Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tặng hoa chúc mừng hội nghị khoa học kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại trong phòng, trị một số bệnh không lây nhiễm và bệnh lý gan, mật, tụy năm 2024
Sáng ngày 14/6/2024, Viện Y học cổ truyền Quân đội đã tổ chức hội nghị Khoa học kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại trong phòng, trị một số bệnh không lây nhiễm và bệnh lý gan, mật, tụy năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các Cục, các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, học viện, nhà trường, các nhà khoa học trong và ngoài quân đội, Tổng Hội Y học Việt Nam, Hội Gan mật Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tham dự và phát biểu tại hội nghị.
Thiếu tướng, PGS.TS Phạm Xuân Phong – Giám đốc Viện Y học cổ truyền Quân đội phát biểu khai mạc
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thiếu tướng, PGS.TS Phạm Xuân Phong – Giám đốc Viện Y học cổ truyền quân đội khẳng định hội nghị khoa học do Viện Y học cổ truyền Quân đội tổ chức nhằm mục đích cùng các nhà quản lý, các nhà khoa học trao đổi học thuật, chia sẻ các kết quả nghiên cứu, khơi gợi định hướng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại có ưu thế đối với một số bệnh lý không lây nhiễm và bệnh lý gan mật tụy.
400 đại biểu tham dự hội nghị khoa học kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại trong phòng, trị một số bệnh không lây nhiễm và bệnh lý gan, mật, tụy năm 2024
Tại hội nghị 400 đại biểu tham dự đã được nghe 36 tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu với 2 nội dung căn bản là kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong phòng, trị các bệnh không lây nhiễm và kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong phòng trị các bệnh lý gan mật tụy.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho rằng hội nghị khoa học hôm nay có ý nghĩa lớn nhằm hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, danh nhân văn hóa thế giới và đồng thời hướng tới kỷ niệm 46 năm ngày truyền thống của Viện Y học cổ truyền Quân đội.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại hội nghị
Viện Y học cổ truyền Quân đội là bệnh viện hạng I, trực thuộc Bộ Quốc phòng, với 46 năm xây dựng và trưởng thành, hiện nay Viện có 44 đầu mối, bao gồm 5 phòng, 4 ban, 5 trung tâm, 28 khoa lâm sàng - cận lâm sàng, 01 phân viện tại TP Hồ Chí Minh. Với chức năng kết hợp chặt chẽ y học cổ truyền với y học hiện đại trong cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và điều trị bệnh nhân; là cơ sở nghiên cứu khoa học, thừa kế, thử nghiệm lâm sàng y dược cổ truyền; huấn luyện, đào tạo, chỉ đạo tuyến và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y dược cổ truyền; nghiên cứu nuôi trồng dược liệu và bào chế, sản xuất thuốc y học cổ truyền. Những năm qua, Viện đã luôn phấn đấu là cơ sở y học cổ truyền hàng đầu trong quân đội và là một trong những cơ sở y học cổ truyền hàng đầu trong toàn quốc.
Bệnh lý không lây nhiễm và bệnh lý gan, mật, tụy là những chủ đề rất lớn hiện nay. Đối với bệnh lý không lây nhiễm hiện nay là gánh nặng rất lớn đối với cộng đồng cả về sức khỏe cũng như chi phí điều trị như các bệnh lý tim mạch, ung thư, đái tháo đường, hô hấp mạn tính,… các bệnh lý này đều có tỷ lệ mắc cao và là nguyên nhân chủ yếu gây tàn phế và tử vong. Hiện nay ngành Y tế đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm số ca mắc trong cộng đồng, đồng thời triển khai nhiều chương trình quản lý điều trị, chăm sóc lâu dài, liên tục tại tuyến y tế.
Đối với bệnh lý gan, mật, tụy hiện nay cũng đang là vấn đề báo động đối với sức khỏe của người dân. Nhất là ở nước ta, tỷ lệ mắc các bệnh về gan, mật, tụy tương đối cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam có khoảng gần 8 triệu người mắc viêm gan B mạn tính, trên 13.000 người bị xơ gan mất bù, gần 6.000 người bị ung thư tế bào gan. Việc ứng dụng các kỹ thuật mới, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để đẩy mạnh phát triển tiến bộ các kỹ thuật chuyên khoa nhằm mục đích dự phòng, điều trị là hết sức cần thiết.
Tuy nhiên, ông cha ta từ xưa đã có hệ thống lý luận về y học cổ truyền đồng thời có nhiều kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn sử dụng các phương pháp, kỹ thuật, bài thuốc, cây con thuốc để phòng, trị bệnh nói chung và bệnh lý không lây nhiễm, bệnh lý gan mật tụy nói riêng. Do vậy, việc kết hợp chặt chẽ giữa Y học cổ truyền với Y học hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến phối hợp với các kinh nghiệm cổ truyền nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế là hết sức cần thiết. Do vậy, hội nghị Khoa học này rất có ý nghĩa cả về tính cấp thiết, thời sự, khoa học, thực tiễn và phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và Bộ Y tế.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên hy vọng thông qua hội thảo này, các báo cáo viên, các đại biểu sẽ thảo luận đưa ra những kết luận, sản phẩm có ý nghĩa định hướng trong dự phòng, điều trị cũng như phát triển những hướng nghiên cứu mới trong kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại đối với bệnh lý khộng lây nhiễm và bệnh lý gan, mật, tụy./.
Tin liên quan
- Lễ mít tinh kỷ niệm ngày dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi"
- GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, chủ trì họp về việc hướng dẫn các đoàn đại biểu báo cáo tình hình sức khỏe các đại biểu và Kế hoạch đảm bảo công tác y tế phục vụ Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIV của Đảng
- Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức làm việc tại Hưng Yên
- Họp Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện 6 tháng đầu năm 2025: Bộ trưởng Đào Hồng Lan: “Số đơn vị máu đạt gần 50% kế hoạch năm là sự nỗ lực rất lớn của toàn hệ thống”
- Bộ Y tế tập huấn phổ biến các quy định liên quan đến phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
- Nghị quyết về đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân 'phải mang tính hành động'
- Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số ngành Y tế
Xuất bản thông tin
Sáng 17/8: Ca COVID-19 tăng nhanh, cấp độ dịch mới nhất thế nào? 42 triệu người đã có hộ chiếu vaccine
17/08/2022 | 08:55 AM



Theo thống kê của Bộ Y tế, trong 7 ngày qua, cả nước có 14.490 ca mắc COVID-19 mới, trong đó ngày đỉnh điểm số ca mắc lên đến gần 3.000, cao nhất trong hơn 3 tháng qua ở nước ta. Hàng loạt biến thể phụ mới lây lan nhanh đã xuất hiện tại Việt Nam; 42 triệu người đã có hộ chiếu vaccine.
Ca COVID-19 tăng, hàng loạt biến thể phụ lây lan nhanh xuất hiện
Bộ Y tế cho biết ngày 16/8 có 2.983 ca COVID-19, cao nhất trong 96 ngày qua; Trong ngày có hơn 5.200 bệnh nhân khỏi; 2 trường hợp tại Điện Biên và Quảng Ninh tử vong.
Theo thống kê của Bộ Y tế, trong 7 ngày qua, cả nước có 14.490 ca mắc COVID-19 mới, trong đó ngày đỉnh điểm số ca mắc lên đến gần 3.000, cao nhất trong hơn 3 tháng qua ở nước ta.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.370.462 ca nhiễm, đứng thứ 12/227quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 114.631 ca nhiễm).
Đến nay tổng số người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi là: 10.035.040 ca; Trong số các bệnh nhân đang theo dõi, giám sát có 99 trường hợp thở ô xy, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 90 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 5 ca; Thở máy xâm lấn: 4 ca.
Để chủ động ca biện pháp phòng dịch, hạn chế lây lan ra cộng đồng, BCĐ, Sở chỉ huy phòng chống dịch COVID-19 huyện Quốc Oai yêu cầu các ngành liên quan phối hợp với xã thị trấn thần tốc điều tra, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp liên quan đến các F0 và các ca F0 nghi ngờ.
Theo thống kê của Bộ Y tế, trong 7 ngày qua, cả nước có 14.490 ca mắc COVID-19 mới, trong đó ngày đỉnh điểm số ca mắc lên đến gần 3.000, cao nhất trong hơn 3 tháng qua ở nước ta.
Theo Bộ Y tế, tình hình dịch COVID-19 đang có chiều hướng gia tăng số ca mắc trên thế giới và tại Việt Nam. Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện các biến thể phụ mới của biến thể Omicron (BA.4, BA.5, BA.2.75, BA.2.12.1) với khả năng lây nhanh.
Số ca mắc đang có xu hướng gia tăng trở lại và có thể gây quá tải hệ thống y tế, nhất là trong bối cảnh nguy cơ xảy ra "dịch chồng dịch" do một số bệnh dịch lưu hành khác (cúm A, sốt xuất huyết, tay chân miệng...) đang trong mùa cao điểm và khả năng xâm nhập của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi (đậu mùa khỉ, viêm gan cấp tính...).
98,5% xã, phường thuộc vùng xanh
Thống kê cấp độ dịch mới nhất của Bộ Y tế ngày 15/8 cho biết dù số ca mắc COVID-19 mới có tăng trong tuần vừa qua, (trung bình khoảng 2.000 ca/ ngày) nhưng hiện cơ bản gần cả nước đã là vùng xanh.
Cụ thể, trong số trên 10.600 xã phường toàn quốc đánh giá cấp độ dịch thì đã có đến 9.622 xã, phường ( tương đương 90,7%) là vùng xanh, 831 xã, phường là vùng vàng (tương đương 7,8%); số xã vùng cam, đỏ hiện chỉ chiếm 1,5%- tương đương 151 xã phường.
Đáng chú ý, hiện toàn quốc có tới 53 tỉnh thành có 100% xã phường thuộc vùng xanh (nguy cơ dịch thấp).
42 triệu người có hộ chiếu vaccine
Theo Cục Công nghệ thông tin, sau gần 4 tháng triển khai ký xác nhận hộ chiếu vaccine, đến nay cả nước mới có khoảng 42 triệu người có hộ chiếu vaccine. Theo đánh giá tiến độ cấp hộ chiếu vaccine không như kỳ vọng ban đầu (dù trước đó, Bộ Y tế đã nhiều lần có hướng dẫn và đôn đốc các địa phương, các điểm tiêm chủng phải khẩn trương triển khai việc này- PV).
Về nguyên nhân các chuyên gia cho rằng do thông tin của người dân khai báo khi đi tiêm trước đây không chính xác, đặc biệt là trong các khoảng thời gian đỉnh điểm, dịch bùng phát tại nhiều tỉnh thành trên cả nước dẫn tới việc khi kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để đối sánh thông tin thực hiện quy trình cấp hộ chiếu vaccine sẽ không thực hiện được do sai thông tin.
Nhân viên y tế phải phối hợp với tổ công tác đề án 06 và công an địa phương thực hiện xác minh lại rất khó khăn.
Ngoài ra, một số địa phương còn chậm trễ ban hành các văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai cấp Hộ chiếu vaccine theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế.
Tổng số ca mắc trên thế giới hơn 596,2 triệu ca, trên 6,4 triệu ca tử vong.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Trên toàn cầu, vẫn còn nhiều người dân thuộc nhóm nguy cơ cao nhất chưa được tiêm phòng vaccine và dẫn đến tử vong. Điều quan trọng là phải duy trì động lực tiêm vaccine trong cộng đồng như ở giai đoạn dịch bệnh bùng phát dữ dội.
Tháng 7/2022, WHO đã đưa ra Chiến lược mới về vaccine phòng COVID-19 với 4 mục tiêu cụ thể: Thứ nhất, mỗi quốc gia phấn đấu 100% nhân viên y tế, 100% người dân trên 60 tuổi, người thuộc nhóm nguy cơ được tiêm vaccine phòng COVID-19 và tiêm liều nhắc lại;
Thứ hai, mỗi quốc gia phấn đấu tạo miễn dịch cộng đồng với 70% dân số có miễn dịch;
Thứ ba, tiếp tục nghiên cứu tạo ra các sản phẩm vaccine mới hoặc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2/3 với các thuộc tính mới như tăng thời gian tác dụng, tăng phạm vi bảo vệ, có tác dụng giảm lây lan;
Thứ tư, vaccine có chất lượng được cung cấp đến tất cả các quốc gia.
Chiến lược còn nêu rõ các nguyên tắc về đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận vaccine giữa các quốc gia, đảm bảo vaccine có chất lượng, an toàn và hiệu quả. Đặc biệt, không làm suy yếu các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu khác mà phải tăng cường công tác trên cũng như các chương trình quản lý bệnh không lây nhiễm.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Tin liên quan
- Người mẹ 49 tuổi sinh con sau 22 năm
- Kích thích từ trường xuyên sọ: Cánh cửa hy vọng cho bệnh nhân tâm thần kháng trị
- Cắt trọn u cường giáp tái phát cho bệnh nhân 65 tuổi, bảo tồn dây thanh quản
- Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn: Phẫu thuật nội soi cho người bệnh 96 tuổi mắc ung thư đầu tụy
- Cứu sống bệnh nhân suy tim với khối u tuyến giáp hiếm gặp chèn ép khí quản
- Ghép da từ mẹ cứu sống bé trai bỏng nặng 60% cơ thể
- Bé gái đau bụng 3 ngày, đi khám phát hiện bị tắc ruột non do mắc ung thư đường tiêu hóa Ba ngày bí đại tiện, đau bụng âm ỉ quanh rốn tăng dần, bé gái 10 tuổi được gia đình đưa