HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Chủ tịch Hiệp hội chăm sóc răng miệng Nhật Bản
Thứ Sáu, ngày 21/03/2025 10:36Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp GS. Nagato Natsume, Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Thành phố Nagoya tỉnh Aichi Nhật Bản, Chủ tịch Hiệp hội chăm sóc răng miệng Nhật Bản Sáng ngày...
Lãnh đạo Bộ Y tế và Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với thanh niên ngành Y tế năm 2025
Thứ Sáu, ngày 21/03/2025 10:15Chiều ngày 21/3/2025 tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình “Đối thoại trực tiếp với thanh niên ngành Y tế năm 2025”. Đồng chí Nguyễn Tri...
Hội thảo Xây dựng đề án cấp cứu ngoại viện
Thứ Sáu, ngày 21/03/2025 06:16Ngày 21/3/2025, tại Hà Nội, Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh) tổ chức Hội thảo Xây dựng Đề án Cấp cứu Ngoại viện. GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, dự...
Bộ Y tế đối thoại với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
Thứ Sáu, ngày 21/03/2025 02:38Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chủ trì buổi đối thoại với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN Chiều ngày 20/3/2025, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chủ trì buổi đối thoại với Hội...
Nâng cao chất lượng và chuyên nghiệp hóa đội ngũ nhân lực công tác xã hội trong công tác y tế
Thứ Năm, ngày 20/03/2025 14:15Ngày 20/3/2025, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Y tế tổ chức hội nghị Công tác xã hội (CTXH) trong ngành Y tế năm 2025 với chủ đề "Phối hợp liên ngành trong phát triển hoạt động công tác xã hội...
Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về trí tuệ nhân tạo và một số khuyến nghị cho lĩnh vực y tế”
Thứ Năm, ngày 20/03/2025 14:10Chiều ngày 20/3/2025, tại Hà Nội, Bộ Y tế (Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo) tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về trí tuệ nhân tạo (AI) và một số khuyến nghị cho lĩnh vực y tế”. TS.BS Nguyễn...
Tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội tại Bắc Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng
Thứ Năm, ngày 20/03/2025 10:14Đồng chí Đào Hồng Lan, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế, thành viên Chính phủ chủ trì buổi làm việc với tỉnh Bắc Ninh, Lạng Sơn và Cao Bằng. Sáng ngày...
Bộ Y tế bổ nhiệm lại Phó Giám đốc phụ trách kinh tế Bệnh viện Lão khoa Trung ương
Thứ Năm, ngày 20/03/2025 00:56Chiều ngày 19/3/2025 tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức lễ công bố Quyết định bổ nhiệm lại Phó Giám đốc phụ trách kinh tế Bệnh viện Lão khoa Trung ương. GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch...
Bộ Y tế bổ nhiệm lại Giám đốc và Phó Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội
Thứ Tư, ngày 19/03/2025 13:15Chiều ngày 19/3/2025 tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức lễ công bố bổ nhiệm lại Giám đốc và Phó Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội. GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội...
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp đoàn đại biểu Thành phố Quảng Châu, Trung Quốc
Thứ Tư, ngày 19/03/2025 13:10Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp đoàn đại biểu Thành phố Quảng Châu, Trung Quốc Chiều ngày 19/3/2025, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã chủ trì buổi tiếp đoàn đại biểu Thành...
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Cục Quản lý Trung y dược Quốc gia Trung Quốc
Thứ Tư, ngày 19/03/2025 08:55Sáng 19/3/2025 tại trụ sở Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã chủ trì buổi tiếp Đoàn Cục Quản lý Trung y dược Quốc gia Trung Quốc thảo luận về một số hợp tác liên quan lĩnh vực y dược cổ...
Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho hơn 1.000 người dân huyện vùng cao Nậm Nhùn
Thứ Tư, ngày 19/03/2025 01:13Ngày 18/3, tại Lai Châu, trong khuôn khổ chương trình “Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn”, Bộ Y tế phối hợp Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và các đơn vị đồng hành triển khai khám...
Bộ Y tế bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Dinh dưỡng
Thứ Ba, ngày 18/03/2025 08:49Ngày 18/3/2025, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc bổ nhiệm lại chức danh Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Dinh dưỡng. PGS.TS Nguyễn Thị Liên...
Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vắc xin phòng bệnh Sởi do Công ty Cổ phần vắc xin Việt Nam tài trợ
Thứ Hai, ngày 17/03/2025 09:20Chiều ngày 17/3/2025, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã chủ trì lễ tiếp nhận 500.000 liều vắc xin phòng bệnh Sởi do Công ty Cổ phần vắc xin (VNVC) Việt Nam tài trợ. Tham gia dự lễ...
Không ngừng phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận của Đảng
Thứ Hai, ngày 17/03/2025 07:22Ngày 17/3, tại Hà Nội, đồng chí Trần Cẩm Tú , Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư chủ trì và chỉ đạo Hội thảo Quốc gia "Công tác lý luận của Đảng và những định...
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn: Lai Châu tiếp tục quan tâm nâng chất lượng khám chữa bệnh, đẩy mạnh chuyển đổi số y tế
Thứ Hai, ngày 17/03/2025 01:34Trong chương trình công tác tại Lai Châu, chiều nay (17/3), đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS. Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia làm Trưởng đoàn đã có buổi làm...
Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống bệnh sởi
Chủ Nhật, ngày 16/03/2025 01:24Chiều ngày 15/3/2025, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống dịch sởi. Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chủ trì hội nghị. ...
Kỷ niệm 110 năm thành lập Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2
Thứ Bẩy, ngày 15/03/2025 09:25Chiều 15-3, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 110 năm thành lập (15-3-1915 - 15-3-2025). Đây là bệnh viện có lịch sử lâu đời nhất trong số các bệnh viện tâm...
Tiếp tục mở chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi
Thứ Sáu, ngày 14/03/2025 01:24Chiều nay, 13/3, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã tiếp Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, bà Angela Pratt và Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng...
Tăng cường hợp tác y tế Việt Nam – Thái Lan
Thứ Năm, ngày 13/03/2025 14:12Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương tiếp đoàn đại biểu Vương quốc Thái Lan Sáng ngày 13/3/2025, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đã chủ trì buổi tiếp đoàn đại biểu Vương...
Xuất bản thông tin
Số ca mắc cúm gia tăng, chưa ghi nhận virus thay đổi về độc lực
08/02/2025 | 11:46 AM



Một số bệnh viện lớn phía Bắc ghi nhận gia tăng ca mắc cúm mùa, trong đó có ca nặng, phải thở ECMO. Bộ Y tế cho biết, các ca mắc cúm hiện tại không thay đổi về độc lực, chủ yếu là cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B, tuy nhiên, người dân không nên chủ quan trong việc phòng bệnh.
Các ca mắc cúm hiện tại không ghi nhận thay đổi về độc lực, chủ yếu là cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B.
Lý do số ca mắc cúm gia tăng
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Chính phủ, đại diện Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận 912 trường hợp mắc cúm, không có ca tử vong. Số ca mắc giảm 97,4% so với cùng kỳ năm 2024 (34.442).
Đặc biệt, các ca mắc cúm hiện tại không ghi nhận thay đổi về độc lực, chủ yếu là cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B.
Tại một số bệnh viện lớn ở Hà Nội như: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị 8 bệnh nhân nhiễm cúm, trong đó có một số trường hợp mắc cúm A, có bệnh nhân phải can thiệp ECMO, bệnh nhân mắc bệnh cúm trên nền bệnh lý khác.
Bệnh viện Nhi Trung ương cũng ghi nhận một số ca mắc cúm nặng. Cũng trong những tháng đầu năm 2025, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội ghi nhận số ca mắc cúm mùa tăng nhanh. Trung bình mỗi tuần, phòng khám khoa Bệnh Nhiệt đới và can thiệp giảm hại của Bệnh viện này tiếp nhận khoảng 10 bệnh nhân mắc cúm A (được khẳng định bằng xét nghiệm) tới khám. Số lượng bệnh nhân mắc cúm trong tháng 1/2025 cao gấp 6 lần so với tháng 12/2024.
Theo các chuyên gia y tế, thời điểm hiện nay đang trong giai đoạn mùa đông xuân, là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển, dẫn đến nguy cơ gia tăng số mắc các bệnh như cúm mùa, sởi, sốt phát ban...
Đặc biệt, số ca mắc bệnh cúm gia tại những bệnh viện lớn có khả năng liên quan tới việc di chuyển nhiều cũng như thay đổi điều kiện sinh hoạt trong giai đoạn Tết vừa qua của người dân.
TS.BS Vũ Quốc Đạt, Phó Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới và can thiệp giảm hại, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho rằng, dịp Tết vừa rồi, mọi người từ khắp nơi trên đất nước cùng quay trở về nhà, cùng tụ họp, cùng sống trong một môi trường kín, nên có khả năng lây lan cúm giữa các thành viên trong gia đình.
Sau dịp Tết, khi quay trở lại công việc, mọi người di tản tới các địa điểm khác nhau tại nhiều địa phương và dịch cúm có "cơ hội" lây truyền ở môi trường làm việc và gia tăng số ca mắc trong cộng đồng.
Trước đó, cả năm 2024, cả nước ghi nhận 289.214 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong. Số mắc giảm 18,1% so với cùng kỳ năm 2023 (353.108), số tử vong tăng 5 trường hợp. Năm 2024, ghi nhận 4 ca tử vong do cúm A(H1N1) tại Bình Định, đây là các trường hợp có bệnh nền mãn tính nặng, không ghi nhận biến thể của virus. Một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc bệnh cúm cao: Thanh Hóa (46.600 trường hợp), Thái Bình (26.345), Nghệ An (17.949), Hà Tĩnh (14.073), Sơn La (10.162).
Một bệnh nhân cúm điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương
Lưu ý bệnh cúm có thể gây biến chứng hoặc tử vong ở người nguy cơ cao
ThS.BS Phạm Văn Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, những người có bệnh nền, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm. Bệnh cúm có thể trở nên nguy hiểm, dẫn đến tổn thương phổi lan tỏa, bội nhiễm vi khuẩn, viêm cơ tim, suy đa tạng, thậm chí tử vong. Nhiều người có tâm lý chủ quan khi mắc cúm, cho rằng chỉ là bệnh nhẹ và không đi khám sớm.
"Tuy nhiên, những người có hệ miễn dịch suy giảm, cúm có thể gây các biến chứng nguy hiểm, làm tổn thương cơ thể ở mức độ nghiêm trọng. Khi bệnh diễn tiến nặng, bệnh nhân mới nhập viện thì đã ở trong tình trạng suy đa cơ quan, tiên lượng điều trị rất khó khăn. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị bệnh cúm sớm là vô cùng quan trọng", ThS.BS Phạm Văn Phúc cho biết thêm.
BS Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC cũng cho biết, cúm mùa là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền rất cao, khiến cộng đồng thường ghi nhận chùm ca hoặc vụ dịch với hàng chục ca mắc. Bệnh do virus cúm (Influenza virus) thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra, với hai nhóm phổ biến gồm A (chiếm khoảng 75% ca bệnh) và B (chiếm khoảng 25%).
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê, mỗi năm có khoảng một tỷ ca mắc cúm mùa, trong đó 3-5 triệu ca nặng, 290.000 đến 650.000 ca tử vong. Tại một số quốc gia, bệnh cúm thường xuất hiện vào mùa lạnh. Như Nhật Bản ghi nhận số nhiễm cúm tăng vào quý IV hàng năm, trong đó cuối năm 2024 và đầu năm 2025 ghi nhận số nhiễm cao kỷ lục. Ở Việt Nam, bệnh cúm xuất hiện quanh năm.
Tiêm vaccine cúm là biện pháp hiệu quả phòng bệnh, đặc biệt ở nhóm người có bệnh mạn tính, người cao tuổi - Ảnh: VGP/HM
Virus cúm "ưa" nhiệt độ lạnh, môi trường ẩm thấp
Cũng theo BS Bạch Thị Chính, mầm bệnh có thể tồn tại hàng giờ ở bên ngoài môi trường, đặc biệt ở nhiệt độ lạnh, môi trường ẩm thấp. Từ 0 đến 4 độ C, virus có thể sống trong vòng vài tuần. Ở âm 20 độ C và đông khô, virus sống đến vài năm.
Thông thường, cúm thường diễn biến với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, ho và phục hồi trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nặng và gây tử vong khi virus xâm lấn các cơ quan, gây viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, nhiễm trùng huyết.
BS Chính giải thích, bệnh nhân có thể mắc viêm phổi do virus cúm hoặc kèm theo bội nhiễm virus, vi khuẩn khác như phế cầu hoặc tụ cầu vàng. Ví dụ, người bệnh vừa bội nhiễm virus cúm và phế cầu khuẩn, nguy cơ tử vong sẽ tăng lên gấp 8 lần.
Khi trở nặng, người bệnh xuất hiện cơn khó thở, thở nhanh, mệt lả, tím tái môi, lơ mơ. Nhóm nguy cơ cao đối diện nguy cơ tăng nặng bệnh nền, tổn thương đa cơ quan, suy cơ tim, suy hô hấp dẫn tới tử vong.
Virus cúm cũng có thể tác động lên các cơ quan khác như xương, tim, hệ thống thần kinh. Thư viện Y khoa Mỹ trích dẫn một nghiên cứu cho thấy, một nửa số bệnh nhân cúm ở người lớn không có bệnh tim có kết quả điện tâm đồ bất thường khi nhập viện.
Tiêm vaccine phòng bệnh, không nên tự ý làm xét nghiệm tại nhà
Để chủ động phòng chống cúm mùa, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; tiêm vaccine phòng bệnh.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi), không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết, thực hiện lối sống lành mạnh, ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm; tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, người dân không nên tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.
Theo BS Chính, tiêm vaccine cũng là biện pháp hiệu quả phòng bệnh cúm, đặc biệt ở nhóm người có bệnh mạn tính, người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai. Vaccine giúp giảm tỷ lệ nhập viện, nguy cơ bệnh trở nặng, tử vong do cúm.
Các nghiên cứu cho thấy, những người đã tiêm vaccine cúm có nguy cơ phải vào viện chăm sóc đặc biệt (ICU) thấp hơn 26% và nguy cơ tử vong do cúm thấp hơn 31% so với người chưa tiêm. Ở người cao tuổi và mắc bệnh nền, vaccine giúp giảm 70-80% tỷ lệ tử vong có liên quan đến cúm. Tiêm phòng cúm cũng giúp thai phụ giảm 51% nguy cơ thai chết lưu, giảm 72% nguy cơ trẻ dưới 6 tháng tuổi nhập viện do cúm.
Việt Nam có hai loại vaccine cúm tứ giá thế hệ mới, phòng 4 chủng virus phổ biến gồm cúm A/H1N1, A/H3N2, B/Yamagata, B/Victoria, dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn. Hiệu quả phòng bệnh đến 90% và ngăn biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi, viêm cơ tim, suy hô hấp….
Trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi cần tiêm hai mũi cách nhau tối thiểu một tháng nếu chưa từng chủng ngừa cúm. Vaccine cần tiêm nhắc lại hàng năm. Phụ nữ nên tiêm phòng cúm trước và trong thai kỳ, tốt nhất từ tháng thứ 3 trở đi để bảo vệ sức khỏe, truyền kháng thể thụ động cho con.
Nguồn: chinhphu.vn
Tin liên quan
- Ca mắc sởi xuất hiện ở 9/9 huyện, thị, thành phố, Lào Cai đẩy nhanh tốc độ phủ vaccine
- Cảnh báo nấm thay đổi độc tố theo mùa
- ĐBSCL: Giảm thiểu tối đa trẻ sinh ra mắc dị tật bẩm sinh và bệnh lý di truyền
- Nâng cao nhận thức của người dân nhận biết bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng
- Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Chủ tịch Hiệp hội chăm sóc răng miệng Nhật Bản
- Lãnh đạo Bộ Y tế và Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với thanh niên ngành Y tế năm 2025
- 21-3-2025-tt-thuc-6-jfif--96700615843878.png