Tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội tại Bắc Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng
20/03/2025 | 17:14 PM



Đồng chí Đào Hồng Lan, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế, thành viên Chính phủ chủ trì buổi làm việc với tỉnh Bắc Ninh, Lạng Sơn và Cao Bằng.
Sáng ngày 20/3/2025, thực hiện sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Đào Hồng Lan, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế, thành viên Chính phủ đã chủ trì buổi làm việc với tỉnh Bắc Ninh, Lạng Sơn và Cao Bằng để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng cơ sở hạ tầng và xuất nhập khẩu.
Tham gia tại điểm cầu Trung ương (Bộ Y tế) có Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận, đại diện các Bộ: Nội vụ, Tài chính, Khoa học và Công nghệ; Nông nghiệp và Môi trường; Xây dựng; Tư pháp; Dân tộc và Tôn giáo; Công Thương; Giáo dục và Đào tạo; Ngoại giao; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Công an; Quốc Phòng, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, … đại diện một số Vụ, Cục, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế.
Chánh Văn phòng Bộ Y tế Đoàn Hữu Thiển điều hành chương trình buổi làm việc
Tại điểm cầu Bắc Ninh, Lạng Sơn và Cao Bằng có đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh, Trưởng Đoàn ĐBQH Tỉnh; đồng chí Vương Quốc Tuấn, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh; đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH Tỉnh Lạng Sơn; đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, cùng lãnh đạo các Sở, ban, ngành của các địa phương.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu khai mạc
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Đào Hồng Lan, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công, xuất nhập khẩu, 03 chương trình mục tiêu quốc gia, phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đã đề ra, đoàn công tác làm việc với các địa phương tập trung vào một số nội dung sau: Đôn đốc triển khai thực hiện các kịch bản tăng trưởng của từng địa phương năm 2025 đã được giao tại Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng của cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng 02 con số trong giai đoạn 2026 – 2030. Đặc biệt chú ý thúc đẩy giải ngân đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu) thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế sáng tạo, kinh tế chia sẻ…. Kiểm tra, đôn đốc xây dựng các kịch bản tăng trưởng theo quý của các địa phương để đạt mục tiêu cả năm. Đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đa dạng hóa chuỗi sản xuất để tháo gỡ đầu ra cho sản xuất kinh doanh; tiếp tục nắm bắt, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, giải ngân vốn đầu tư công, xuất nhập khẩu, xây dựng hạ tầng, nhà ở xã hội, phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát, các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn; tổ chức triển khai quyết liệt có hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22 tháng 12 năm 2024 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (ban hành tại Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2025), các Nghị quyết về phát triển vùng của Bộ Chính trị và các quy hoạch phát triển vùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cuộc họp diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối Bộ Y tế với điểm cầu ba tỉnh Bắc Ninh, Lạng Sơn và Cao Bằng
Đại diện các tỉnh Bắc Ninh, Lạng Sơn và Cao Bằng đã báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, giải ngân vốn đầu tư công, xuất nhập khẩu; xây dựng hạ tầng, nhà ở xã hội, phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương và tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Cùng với đó là những kiến nghị, đề xuất, khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ trong quá trình thực hiện.
Đại diện các Bộ, ngành tham gia buổi làm việc tiếp thu, trao đổi và giải đáp những vướng mắc, kiến nghị của ba địa phương
Đại diện các Bộ, ngành tham gia buổi làm việc đã ghi nhận, tiếp thu, trao đổi và giải đáp những vướng mắc, kiến nghị của ba tỉnh Bắc Ninh, Lạng Sơn và Cao Bằng liên quan đến lĩnh vực giải ngân đầu tư công, sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu…
Từ những kiến nghị, đề xuất của các tỉnh cũng như các ý kiến phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, các kiến nghị của địa phương đã được thành viên Đoàn công tác đại diện cho các Bộ ngành có ý kiến giải đáp. Mặc dù có những ý kiến đã được giải đáp cụ thể, Đoàn công tác nhận thấy vẫn còn một số nội dung trả lời chỉ giải quyết được một phần hoặc chưa giải quyết được hết kiến nghị của địa phương; đề nghị các Bộ ngành cần chủ động lắng nghe, nắm bắt và xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc mà các địa phương đang gặp phải;
Đồng thời, các tỉnh cũng cần chủ động trong việc đề xuất các giải pháp, kiến nghị cụ thể để tháo gỡ. Để làm được điều này, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đề nghị các đồng chí lãnh đạo tỉnh cần tăng cường đối thoại với các doanh nghiệp, lắng nghe ý kiến của họ và kịp thời phản ánh lên các cơ quan chức năng; đối với các kiến nghị đã được các Bộ, ngành hướng dẫn và trả lời cụ thể, đề nghị UBND các tỉnh tiếp thu để khẩn trương giải quyết các nhiệm vụ phát triển, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc tại địa phương nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng của cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng 02 con số trong giai đoạn 2026-2030./.
Tin liên quan
- Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 32 năm 2025
- Thứ trưởng Bộ Y tế: Sẽ sửa Luật BHYT, tiến tới khám chữa bệnh miễn phí cho người dân
- Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương làm việc tại Viện Pasteur TPHCM
- Tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm
- Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025 trong ngành Y tế
- Họp báo Chính phủ tháng 4: Nóng các vấn đề thuộc lĩnh vực y tế, an ninh trật tự
- Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Bộ Y tế đã chỉ đạo điều trị, chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhi liên quan đến sự việc tại BVĐK Nam Định
Xuất bản thông tin
Ca mắc sởi xuất hiện ở 9/9 huyện, thị, thành phố, Lào Cai đẩy nhanh tốc độ phủ vaccine
22/03/2025 | 11:09 AM



Lào Cai đã ghi nhận 2.279 ca mắc sởi tại 9/9 huyện, thị xã, thành phố. Các ca mắc chủ yếu trong độ tuổi từ 18 tháng đến 5 tuổi, nhóm có tỷ lệ mắc cao tiếp theo là trẻ 6-19 tuổi và chưa tiêm/chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin, một số trẻ mắc khi dưới 9 tháng tuổi.
Ngay khi phát hiện những ca sởi đầu tiên, các đơn vị Y tế Lào Cai đã tích cực triển khai nhiều biện pháp trong đó tập trung vào kiểm tra, giám sát hàng ngày các ca bệnh tại cộng đồng và các nhà trường, đặc biệt giám sát các ổ dịch mới.
Nhiều bệnh viện sàng lọc đối tượng trước khi vào viện và giám sát thường xuyên tại các khoa phòng, thực hiện cách ly, điều trị ca bệnh kịp thời, tránh các biến chứng. Các đơn vị y tế tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nhà trường về điểm dịch đang có ca bệnh thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch như: giám sát, khử khuẩn, cách ly, bảo hộ cá nhân, khẩu trang, vệ sinh môi trường.
Khám sàng lọc cho trẻ tiêm vaccine sởi.
Đối với ca bệnh điều trị tại nhà phải theo dõi, sức khỏe hàng ngày, không để tình trạng bệnh nhân có dấu hiệu chuyển nặng mới đến viện. Tăng cường truyền thông trong cộng đồng và trường học về bệnh sởi, nhấn mạnh đến sự nguy hiểm của bệnh, đường lây, dấu hiệu phát hiện bệnh sớm và các biện pháp phòng, chống bệnh sởi. Vận động các gia đình đưa trẻ đi tiêm vắc xin đúng lịch, đủ mũi tiêm.
Sở Y tế Lào Cai đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 94/KH-UBND về triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025, tích cực tham mưu, đề xuất với Bộ Y tế phân bổ vaccine phòng bệnh sởi cho Lào Cai, đồng thời huy động kinh phí địa phương, đặc biệt là các địa phương có ổ dịch để mua vaccine tiêm chủng cho đối tượng. Vaccine khi nhận về được phân bổ ngay cho các huyện, thị xã, thành phố để tổ chức tiêm cho trẻ tại các điểm tiêm chủng cố định, lưu động tại các thôn, bản.
Theo kế hoạch, tổng số đối tượng cần tiêm chủng trong chiến dịch là 19.675 người. Trong đợt cấp phát đầu tiên của Bộ Y tế, Lào Cai đã nhận 6.450 liều vaccine sởi đơn, các địa phương cũng đã mua 2.570 liều vaccine để thực hiện tiêm chủng. Tính đến hết ngày 19/3 các địa phương đã thực hiện tiêm cho 5.878 trường hợp, đạt tỉ lệ 29,88%, không có trường hợp phản ứng sau tiêm chủng.
Nhằm tiếp tục đảm bảo công tác tiêm chủng cho chiến dịch phòng, chống bệnh sởi cho các đối tượng tại vùng nguy cơ năm 2025, Sở Y tế Lào Cai tiếp tục có văn bản yêu cầu các địa phương, đơn vị đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi, trong đó yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật liên hệ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để thống nhất số lượng vaccine cấp đợt 2 cho tỉnh, tiếp nhận và phân bổ ngay vaccine được cấp cho các địa phương nhằm đảm bảo tiến độ theo kế hoạch. Tăng cường giám sát hỗ trợ các địa phương, triển khai chiến dịch, đồng thời thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình dịch bệnh, tăng cường công tác truyền thông thường xuyên, liên tục về lợi ích của việc tiêm chủng vắc xin và chiến dịch tiêm đợt này.
Cùng với đó, Sở Y tế Lào Cai yêu cầu TTYT các huyện, thị xã, thành phố sau khi tiếp nhận sẽ phân bổ ngay vaccine cho các trạm y tế để triển khai tiêm chủng. Ngoài tiêm chủng trong chiến dịch, cần duy trì hoạt động tiêm chủng vaccine sởi và các vaccine khác trong chương trình tiêm chủng mở rộng, triển khai hoạt động tiêm bù, tiêm vét cho các đối tượng chưa tiêm và tiêm chưa đầy đủ. Tổ chức các hình thức tiêm chủng phù hợp với điều kiện thực tế và đặc thù của mỗi địa bàn để nhanh chóng tiêm chủng cho các đối tượng. Bám sát tình hình thực tế không bỏ sót đối tượng nhất là khu vực nguy cơ bùng phát dịch bệnh với tinh thần: "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng".
Đối với các cơ sở điều trị luôn sẵn sàng các đội cấp cứu lưu động, hỗ trợ các đơn vị thực hiện chiến dịch sẵn sàng, xử trí các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng. Làm tốt công tác chẩn đoán, phát hiện sớm kịp thời các trường hợp nghi bệnh sởi, đảm bảo công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân và chuẩn bị sẵn sàng phương án trong tình huống gia tăng các trường hợp nhập viện, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong, nhất là đối với nhóm nguy cơ cao là trẻ em có bệnh kèm theo. Thực hiện nghiêm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm trong cơ cở khám bệnh, chữa bệnh và đảm bảo hậu cần đáp ứng yêu cầu điều trị và phòng, chống bệnh truyền nhiễm, đồng thời hướng dẫn người bệnh, người chăm sóc các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm, chăm sóc người bệnh.
Với sự chuẩn bị đầy đủ và tích cực, Lào Cai quyết tâm hoàn thành chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi trên địa bàn tỉnh chậm nhất vào ngày 31/3.
Nguồn: suckhoedoisong.vn
Tin liên quan
- 989Ban tong hop TI P THU, GI I TR̀NH GÓP Ư DT NGH NH.pdf
- 947587-TTR-2025.pdf
- 272. 7.5 Du thao NGHI DINH HUONG DAN LUAT BHYT (b n chu n ).docx
- 351V4_B ng t ng h p ư ki n góp ư TT21, 39.docx
- Thứ trưởng Bộ Y tế: Sẽ sửa Luật BHYT, tiến tới khám chữa bệnh miễn phí cho người dân
- Thành phố Hồ Chí Minh siết chặt quản lý quảng cáo mỹ phẩm
- Bảo đảm công tác kiểm soát an ninh tại bệnh viện sau các vụ y bác sĩ bị hành hung